Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12, Tiết 46: Kiểm tra phần Tiếng Việt

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )

Câu 1: Dòng nào định nghĩa đúng nhất về từ ghép chính phụ?

 A.Là từ ghép có tiếng chính đứng trước làm chỗ dựa và tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

 B. Là từ ghép có hai tiếng, tiếng phụ có nghĩa, tiếng chính không có nghiã.

 C. Là từ ghép có hai tiếng, một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa.

 D. Là từ ghép có hai tiếng, nghĩa của mỗi tiếng có giá trị ngang nhau làm nên nghĩa chung.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu: " Người mẹ vuốt tóc tôi và/ / dắt tay em gái. " để có một câu hoàn chỉnh và đúng nghĩa.

.A. Nhẹ nhõm B. Nhẹ nhàng C.Nhè nhẹ D. Nhí nhảnh

Câu 3: Tiếng đựơc dùng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là :

A. Từ đơn Hán Việt B. Âm Hán Việt C. Yếu tố Hán Việt

Câu 4: Nối cột A( từ Hán Việt) với cột B (từ thuần Việt ) có ý nghĩa tương đương

A( Từ Hán Việt) Phần nối B(Từ thuần Việt)

 1. Phu quân 1-

2-

3- a. Anh em

 2. Huynh đệ b. Vợ chồng

 3. Phu thê c. Chồng

 d. Vợ

Câu 5: Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?

 A Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

 B. Từ trái nghĩa được dùng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản.

 C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

 D. Từ trái nghĩa chỉ đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

Câu 6: Trong quá trình sử dụng quan hệ từ, có trường hợp cần sử dụng quan hệ từ, có trường hợp không cần thiết sử dụng quan hệ từ. Điều đó đúng hay sai?

 A. Đúng B. Sai

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12, Tiết 46: Kiểm tra phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT THỊ XÃ CHÍ LINH
 TRƯỜNG THCS THÁI HỌC 
 Tuần 12- Tiết 46 
 KIỂM TRA NGỮ VĂN 7
( PHẦN TIẾNG VIỆT)
I. Ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
Tên chủ đề(Lĩnh vực KT)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
Từ ghép
Khái niệm về từ ghép chính phụ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
Tù láy 
Hiểu được từ láy để lựa chọn đúng nghĩa
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%
1
0,25
1
0,25
2,5%
Từ Hán Việt
Nhận biết được khái niệm yếu tố Hán Việt
Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt để ghép đôi với từ thuần Việt cho phù hợp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%
1
0,25
2,5%
1
0,75
7,5%
2
1
10%
Quan hệ từ
 Hiểu được cách sử dụng quan hệ từ 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
Từ 
trái nghĩa
Hiểu được đặc điểm của từ trái nghĩa 
Tìm được các từ trái nghĩa tương ứng trong câu.
 vận dụng viết đoạn văn..
Vận dụng sáng tạo từ trái nghĩa 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
2
1,25
12,5%
1ý(C8)
1,5
15%
1ý(C8
1
10%
2
3,75
37,5%
Từ 
đồng nghĩa 
Tái hiện khái niệm từ đồng nghĩa, nêu các loại từ đồng nghĩa 
 Hiểu được từ đồng nghĩa, lấy được ví dụ 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
1,5
15%
0,5
5%
1
2
20%
Từ 
đồng
 âm
Vận dụng để tạo được cặp từ đồng âm trong đoạn văn 
Vận dụng sáng tạo từ đồng âm
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1y(C8)
1,5
15%
1ý(C81
10%
2,5
25%
Tổng số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%
3
0,5
5%
1
1,5
15%
5
3
30%
1
3
30%
2ý
2
20%
8
10
100%
II. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
Câu 1: Dòng nào định nghĩa đúng nhất về từ ghép chính phụ?
	A.Là từ ghép có tiếng chính đứng trước làm chỗ dựa và tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
	B. Là từ ghép có hai tiếng, tiếng phụ có nghĩa, tiếng chính không có nghiã.
	C. Là từ ghép có hai tiếng, một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa.
	D. Là từ ghép có hai tiếng, nghĩa của mỗi tiếng có giá trị ngang nhau làm nên nghĩa chung.
Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu: " Người mẹ vuốt tóc tôi và// dắt tay em gái. " để có một câu hoàn chỉnh và đúng nghĩa.
.A. Nhẹ nhõm
B. Nhẹ nhàng
C.Nhè nhẹ
D. Nhí nhảnh
Câu 3: Tiếng đựơc dùng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là :
A. Từ đơn Hán Việt
B. Âm Hán Việt
C. Yếu tố Hán Việt
Câu 4: Nối cột A( từ Hán Việt) với cột B (từ thuần Việt ) có ý nghĩa tương đương
A( Từ Hán Việt)
Phần nối
B(Từ thuần Việt)
 1. Phu quân
1-
2-
3-
 a. Anh em
 2. Huynh đệ
 b. Vợ chồng
 3. Phu thê
 c. Chồng
 d. Vợ
Câu 5: Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?
	A Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
	B. Từ trái nghĩa được dùng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản.
	C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
	D. Từ trái nghĩa chỉ đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
Câu 6: Trong quá trình sử dụng quan hệ từ, có trường hợp cần sử dụng quan hệ từ, có trường hợp không cần thiết sử dụng quan hệ từ. Điều đó đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
II. Tự luận( 8 điểm )
Câu1: ( 3 điểm) 
 a) Thế nào là từ đồng nghĩa ? Nêu các loại từ đồng nghĩa? Mỗi loại lấy ví dụ minh họa?
 b) Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau?
 1.Bây giờ ở Sa Pa rất lạnh nhưng ở Hà Nội trời rất .................
 2.Chị Nga yếu nhưng chị Hồng....................
 3. Mẹ tôi thích con gái mắt to nhưng mắt của tôi lại ...............
 4.Anh trai tôi thì để tóc dài như con gái còn chị gái tôi lại cắt tóc...............như con trai. 
Câu 2: ( 5 điểm) Viết đoạn văn ngắn về chủ đề học tập( từ 5 đến 7 câu) có sử dụng trong đó ít nhất một cặp từ đồng âm, từ trái nghĩa. Gạch chân các cặp từ đồng âm, từ trái nghĩa đó.
....................................................................................
III. Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
* Mức tối đa:
Trả lời đúng được một ý của mỗi câu được 0,25 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án  
A
B
C
1-c ; 2-a ; 3-b
D
A
* Mức không đạt: không điểm.
 Chọn các phương án khác hoặc không chọn phương án nào.
II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1( 3 điểm )
a. Mức tối đa : 
 * Về phương diện nội dung (2,75 điểm)
 Đảm bảo các nội dung sau :
a) Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.(0,75 điểm )
- Từ đồng nghĩa có hai loại:
- Đồng nghĩa hoàn toàn : Trái- quả( xe lửa- xe hoả; máy bay- phi cơ) ( 0,5đ)
- Đồng nghĩa không hoàn toàn: hi sinh- bỏ mạng( tặng- biếu; ăn – xơi) (0,5đ)
b) Câu 1: nóng; Câu 2: khỏe; Câu 3: nhỏ(bé); Câu 4: ngắn 
 (Mỗi câu điền đúng được 0,25 đ.)
* Về phương diện hình thức (0,25 điểm)
 Trình bày sạch sẽ, khoa học, không sai chính tả, diễn đạt, dùng từ.
b. Mức chưa tối đa : Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên.
c. Mức không đạt : Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2 ( 5,0 điểm )
 a. Mức tối đa :
 * Về nội dung :4,0 điểm 
 Đảm bảo các nội dung sau :
- Đảm bảo nội dung một đoạn văn chủ đề học tập, bài viết có sáng tạo, nội dung phù hợp (1điểm )
- Vận dụng tốt những hiểu biết về từ đồng âm, từ trái nghĩa, gạch chân xác định từ đồng âm, từ trái nghĩa.(3 điểm)
 * Về hình thức và các tiêu chí khác (1,0 điểm )
 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần theo cấu trúc của một đoạn văn.
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi từ ngữ, lỗi cú pháp, chính tả.
 + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh.
b. Mức chưa tối đa :Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. Căn cứ bài làm cụ thể của HS giáo viên đánh giá điểm phù hợp.
c. Mức không đạt : Không làm bài hoặc lạc đề.
-------------------HẾT------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_tuan_12_tiet_46_kiem_tra_phan_tien.doc
Giáo án liên quan