Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Cảm nhận và hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng , đẹp đẽ .

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường đ/v cuộc đời mỗi con người .

B/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 Hãy cho biết thế nào là văn bản nhật dụng ? Em hãy kể tên văn bản nhật dụng mà em đã được học ở lớp 6 ?

 Gợi ý : Nói đến văn bản nhật dụng là trước hết nói đến tính chất nội dung văn bản . Đó là những nội dung gần gũi bức thiết đ/v đời sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như : thiên nhiên , môi trường , năng lượng , dân số , quyền trẻ em .

 Các văn bản nhật dụng đã học : Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ , Động Phong Nha .

 3. Bài mới :

 Giới thiệu bài : Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã dự bảy lần khai trường , ngày khai trường nào làm em nhớ nhất ?

 Trong ngày khai trường đầu tiên của em , ai đưa em đến trường ? Em có nhớ đêm hôm trước ngày kh ai trường ấy , mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không?

 

doc169 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thơ đã tạo ra ấn tượng về một cảnh thiên nhiên hoang dã, ngút ngàn cây và đá, lá và hoa. Tất cả như chen chúc, xô đẩy nhau cùng tồn tại. Rõ ràng đây là một cảnh tượng hoang vu của một miền sơn cước.
? Bức tranh tả cảnh “Đèo Ngang” ở hai câu thơ tiếp được vẽ bằng những nét cụ thể nào? 
? Để diễn tả h/ả con người,t/g đã sử dụng các bpnt nào?
? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật trên để gợi cảnh gì ?
à Những từ láy “ lom khom, lác đác “ giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ trong từng câu và phép đối giữa hai câu càng làm tăng thêm sức gợi tả, như vẽ ra trước mắt ta cảnh vật “ dưới núi “ và “ bên sông “ , bóng dáng con người thấp thoáng nhỏ bé, thưa thớt quá, càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, hoang sơ thiếu vắng sự sống của con người.
 Từ những hình ảnh miêu tả và nét vẽ ước lệ trên, ta thấy cảnh đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đồi hiểm trở, hoang sơ. Cảnh tượng ấy được ngắm nhìn vào lúc chiều tà , lại với một tâm trạng cô đơn cho nên không gợi cảm giác vui, đẹp, mà buồn, vắng lặng.
* Giáo viên gọi học sinh đọc 4 câu cuối. 
? Biện pháp nghệ thuật độc đáo trong hai câu luận là gì ? Tác dụng của nó trong việc miêu tả tâm trạng của tác giả ? (CÂU HỎI THẢO LUẬN)
 * Phép chơi chữ trữ tình, tài tình : quốc quốc ( chim quốc ), gia gia ( chim đa đa ). Nhân hóa con chim quốc với nỗi đau lòng mất nước và con chim đa đa với nỗi thương nhà mỏi miệng kêu thương. Phép đối tài hoa giữa 2 câu 5, 6 tạo sự cộng hưởng đậm đà, làm cho nỗi niềm nhớ thương , đau buồn của lòng người càng thêm da diết. Aâm thanh của tiếng chim hay của chính tiếng lòng tác giả khắc khoải ? Đó là nỗi nhớ tiếc quá khứ, nỗi thương nhớ quê nhà phương Bắc – nơi tác giả đã phải lìa xa.
? Ở hai câu cuối, cảnh tượng gì hiện lên trước mắt nhà thơ ? 
? Em hiểu câu thơ “ Một mảnh tình riêng ta với ta “ như thế nào ? Tình riêng ở đây là gì ?
? Mối tương quan giữa hình ảnh “trời non nước” và hình ảnh “ ta với ta “ là tương quan gì ?
 *Tương quan giữa cảnh “ trời, non , nước “ với “ một mảnh tình riêng “ là tương quan đối lập, ngược chiều. Trời, non, nước bát ngát rộng lớn bao nhiêu thi mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bấy nhiêu.
 Mặt khác, con người tưởng như nhỏ bé, cô đơn trước thiên nhiên hóa ra lại cao cả, vĩ đại, tưởng như sừng sững trước thiên nhiên , bao trùm thiên nhiên bằng tầm mắt và tấm lòng của mình.
? Cụm từ “ Ta với ta” bộc lộ cảm xúc , tâm trạng gì ? 
 ð Đây là cụm từ bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tg. Nỗi cô đơn thầm kín, hướng nội. Tâm trạng buồn phiền, cô đơn, hoài cổ là tâm trạng xuyên suốt bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 3 : Rút ra ghi nhớ
? Học xong bài thơ , em cảm nhận nội dung nào là chính ?
? Nghệ thuật được sử dụng tài tình trong bài thơ là gì ?
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập
1) Tìm hàm nghĩa cụm từ : “Ta với ta” 
 Cụm từ bộc lộ , cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả . Cho thấy nỗi buồn , cô đơn thầm kính , hương nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang trời cao thăm thẳm , non nước bao la . 
à HS đọc chú thích
à Thể thơ thất ngôn bát cú ĐL.
à 8 câu , mỗi câu 7 chữ . Gieo vần bằng ở chữ cuối câu 1 , 2, 4 , 6 , 8 . Đối câu 3 , 4 
à Bố cục thông thường của một bài thơ thất ngôn bát cú :
. Đề : Câu 1 mở ý của đầu bài 
 Câu 2 tiếp ý chuyển thân bài 
. Thực (câu 3, 4) giải thích rõ ý đầu bài 
. Luận (câu 5 , 6) phát tiển rộng ý đầu bài 
. Kết (câu 7 , 8) kết thúc ý toàn bài 
à HS đọc 
à Buổi chiều ( Bóng xế tà)
à Có cỏ,cây, hoa,lá,đá chen hoa.
 + Phép điệp từ chen ,điệp âm “a”
à gợi cảm giác hoang sơ , cảnh hoang vu miền sơn cước 
à Lom khom , lác đác à gợi hình .
à Đảo ngữ trong câu và phép đối giữa hai câu 3,4ð bóng dáng con người không làm vơi cảnh vắng vẻ ; cảnh lơ thơ làm tăng thêm nỗi buồn
àNhững bpnt này càng làm tăng thêm sự hiu quạnh .Bởi vì đã có dấu hiệu của sự sống con người nhưng vẫn còn thưa thớt,chỉ “lác đác ,mấy,vài”...thì chưa đủ để làm rộn lên ,ấm lên cả một vùng thiên nhiên cảnh vật bạt ngàn.
à Học sinh đọc 
à Đối và chơi chữ . ð Làm cho nỗi buồn nhớ nước ,thương nhà của nữ sĩ càng thêm da diết.
à Trời , non nước .
à Nỗi nhớ nước thương nhà . 
à Đối lập , tương phản .
à Cảm xúc chân thật à bộc lộ nỗi lòng 
à Tâm trạng nhà thơ (mượn cảnh tả tình 
à Đối , ngụ cảnh tả tình ,chơi chữ .
I/ Đọc,tìm hiểu chú thích:
 1) Tác giả : ( SGK / 102 )
 2) Tác phẩm :
 3) Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật. 
II / Đọc,tìm hiểu văn bản:
 1) Quang cảnh Đèo Ngang: 
“ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. “
Cỏ cây chen đá , lá chen hoa.”
à Điệp âm “a”,điệp từ
- “ Lom khom dưới núi tiều vài chú “ 
- “ Lác đác bên sông chợ mấy nhà . “
à Đối , từ láy ,đảo ngữ. 
Þ Cảnh hoang vu , heo hút.
 2 ) Tâm trạng nhà thơ :
 “ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc “ 
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia “
à Đối , chơi chữ
 “ Dừng chân đứng lại trời , non nước .”
 Một mảnh tình riêng ta với ta”
à Tương phản, tả cảnh ngụ tình .
Þ Tâm trạng cô đơn , hoài cổ của t/g.
III.Tổng kết: Ghi nhớ Ù/104
IV. Luyện tập:
 BT1:SGK/104:Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”:
V.Dặn dò: 
 - Học bài thơ 
 - Soạn “Bạn đến chơi nhà”
* RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................
.
Tiết 31:
 Nguyễn Khuyến
A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Giúp học sinh 
 - Hình dung được tình bạn đậm đà , hồn nhiên của Nguyễn Khuyến .
 - Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú .
B - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
 1) Ổn định :
 2) Bài cũ :
- Đọc thuộc lòng “ Qua đèo ngang” cho biết vài nét về tác giả .
- Hãy nêu nhận xét của em về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan
- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện như thế nào ?
 3) Bài mới :
 Ai cũng có bạn bè thân thích . Có bạn cuộc sống sẽ ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu , nhất là khi người bạn đó lại hợp ý tâm đầu . Điều đó thể hiện qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đó là sự hòa hợp giữa 2 tâm hồn con người , không vẫn đục một chút về vật chất .
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phần ghi bảng
HỌAT ĐỘNG 1:
 Đọc - tìm hiểu chú thích : 
? Hãy cho biết vài nét về Nguyễn Khuyến ?
? Bài thơ thuộc thể loài thơ nào ? Căn cứ vào đâu mà em biết ? 
HOẠT ĐỘNG 2:
 Đọc - tìm hiểu văn bản :
? Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” nói về việc gì ?
? Theo em , bài này được xây dựng theo bố cục thế nào ? Cho biết ý chính từng phần ? 
 * Giáo viên gọi học sinh đọc lại câu 1 .
? Em có nhận xét gì về lối nói của nhà thơ ở câu 1 ?
? Qua lời chào , em biết được gì , về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn ? Họ có gặp gỡ thường xuyên không ? Cách xưng hô có gì đáng chú ý ? Họ gặp nhau ở đâu ?
* GV gọi HS đọc từ câu 2 -7 
? Theo như giới thiệu ở câu 1 thì Nguyễn Khuyến tiếp đãi bạn ra sao ?
? Thế nhưng hoàn cảnh của ông khi bạn đến chơi nhà như thế nào ?
? Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc đến chợ ?
? Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh như vậy theo em có để than nghèo không ?
 ( HS thảo luận)
? Ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì ? ngôn ngữ ra sao ? Mục đích cách nói ấy ?
 *GV gọi HS đọc câu cuối
àNguyễn Khuyến muốn nói gì về tình bạn ? Ta với ta đây là ai ?
?Vậy có phải Nguyễn Khuyến coi trọng tinh thần coi nhẹ vật chất ?
? So sánh hình ảnh « Ta với ta » trong 2 bài thơ :Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang ?
HOẠT ĐỘNG 3: Rút ra ghi nhớ
? Em nghĩ gì về tình bạn của Nguyễn Khuyến ? Nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập 
1) a- So sánh ngôn ngữ của 2 bài : Bạn đến chơi nhà với Sau phút chia ly.
 Một bên là ngôn ngữ đời thường , một bên là ngôn ngữ bác học nhưng đều đạt đến độ kết tinh , hấp dẫn .
Củng cố :
à hs đọc chú thích
àTNBC.ĐL.Căn cứ vào số câu,số tiếng,cách gieo vần,niêm,luật.
à Cuộc đến chơi của người bạn,Nguyễn Khuyến không có các thứ để tiếp đãi bạn như ý muốn nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình bạn tốt đẹp .
àCâu 1: Giới thiệu sự vịêc bạn đến .
 Câu 2 -7: Hoàn cảnh của mình 
 Câu 8 : Bộc lộ tình bạn đậm đà .
à Một lời chào , một lời nói tự nhiên.
à Họ là hai người bạn thân nhưng ít gặp nhau (đã bấy lâu)
 - Gọi bác : phong tục , tôn xưng thân mật .
- Đến thăm nhà chứ kh

File đính kèm:

  • docgiao an van 7 hk1 chinh sua chuan dang su dung.doc