Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 5

I.Mục tiêu: Giúp HS

 1.Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của học sinh về cách kể chuyện

 2.Kĩ năng: Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo .

 3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực khi viết bài

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Đề kiểm tra, yêu cầu, đáp án, biểu điểm

 2. Học sinh: Ôn lại cách làm bài văn tự sự

III.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số. Nhắc nhở học sinh khi làm bài

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, logic
-Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả.
Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực.
- Thể hiện được kiến thức qua những văn bản đã học 
 Hoạt độngII : Viết bài
I. Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em . 
II.Yêu cầu chung: 
- HS phải nắm vững nội dung cốt truyện về câu chuyện mà mình sẽ kể 
- Không rập khuôn máy móc từng câu, từng chữ trong sách
- Kể sáng tạo theo lối diễn đạt của mìnhh sao cho sinh động, bộc lộ được cảm xúc trong cách kể của mình 
- Kể lại một câu chuyện em thích bằng lời văn của em không sao chép. Chữ viết rõ ràng ít sai lỗi chính tả.Viết đúng chủ đề. Bố cục rõ ràng, đủ ý
-Lập ý :chọn chủ đề ,nhân vật ,sự việc
-Lập dàn ý:
 + Mở đầu:
 + Diễn biến câu chuyện 
 + Kết thúc câu chuyện
III.Đáp án - biểu điểm :
1.Mở bài:(1,5 điểm) à Giới thiệu chung nội dung câu chuyện, nhân vật ,sự việc.
2.Thân bài: ( 6 điểm ) à Kể diễn biến câu chuyện 
3.Kết bài: (1,5 điểm) à Trình bày cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện. 
-Bài viết sạch sẽ, đúng chính tả (1 điểm)	(1 điểm)
Thang điểm: 
- Bài viết sạch sẽ, đúng chính tả, đủ ý, diễn đạt lưu loát à điểm tối đa.
- Bài làm đủ ý, còn mắc lỗi: 7 à 8 điểm.
- Còn lại tuỳ mức độ à cho điểm.
4.Củng cố: GV thu bài, đếm bài . Nhận xét giờ làm bài
5.Hướng dẫn tự học: Soạn bài “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” 
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 16/09/2012
Ngày dạy: ..................
Tieát 19: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
	 - Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
 2.Kĩ năng:
 a.Kĩ năng chuyên môn 
	- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
	- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
 b..Kĩ năng sống :
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt đúng nghĩa, trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chuẩn bị một số từ ngữ ,bài giảng
2. Học sinh:. Soạn bài. 
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Nghĩa của từ là gì? Nêu cách giải thích nghĩa của từ? Cho ví dụ?
 3.Bài mới: Một từ có thể có nhiều nghĩa hoặc có nhiều nghĩa như vậy từ có nhiều nghĩa là những nghĩa nào? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Từ nhiều nghĩa
* GV ghi VD lên bảng? Gọi HS đọc VD. Theo em từ “Chân” Ở VD 1 có nghĩa là gì? Ở VD 2 có mấy sự vật có chân? Những cái chân ấy có thể sờ thấy được không? 
+ Có mấy sự vật không có chân? 
+ Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào bài thơ? 
=>Nhận xét nghĩa của từ chân ở VD 1 và 4 sự vật có chân ở VD 2 có gì giống và khác nhau? (Giống: Chân là nơi tiếp xúc với đất, - Khác: Chân là cái gậy ở đáy compa giúp com pa có thể quay được; chân kiềng: đỡ thân kiềng, xong, chân bàn đỡ thân bàn) 
* Mở rộng: Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân? (Chân giường, chân tủ, chân đèn à Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung) Chân tường, chân núi à Bộ phần gắn liền với đất hay một sự vật khác 
HS lấy từ chỉ có một nghĩa (Xe đạp, xe máy, compa, hoa nhài) 
 GV chốt ý: Ghi nhớ SGK/ 56
Hoạt động II: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
* Quan sát 2 VD ở mục 1 cho biết nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào? Nêu một số nghĩa khác của từ, chân mà em biết? Nhận xét về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân với nhau? 
* GV lấy thêm VD để sáng tỏ 
VD 1: Em bé có đôi mắt đen tuyền 
VD 2: Những quả na đã mở mắt 
+ Hãy giải thích từ mắt trong 2 VD trên? 
+ Trong các nghĩa ấy, nghĩa nào là nghĩa gốc (Nghĩa bàn đầu) nghĩa nào là nghĩa chuyển (Nghĩa bóng) + Từ VD trên, cho biết nghĩa gốc? nghĩa chuyển? Cho VD cụ thể 
+ Thông thường trong câu một từ có mấy nghĩa? Muốn hiểu nghĩa chuyển thì nhất định phải dựa vào nghĩa nào? 
+ Bài học hôm nay cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào? 
Hoạt động III: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm
	Đau đầu, nhức đầu 
Đầu 	Đầu sông, đầu đường 
	Đầu tiên, đầu mối
 Cánh tay, nắm tay 
Tay 	Tay ghế, tay vịn
	 Tay súng, tay vịn
I. Từ nhiều nghĩa 
1.VD1: Chân em bé rất xinh
2.VD2: Bài thơ “những cái chân” SGK 
* Nhận xét: Chân ở VD 1 là bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để di chuyển à Nghĩa đen 
VD2: Từ chân (Cái gậy, com pa, cái kiềng) bộ phận dưới cùng để nâng đỡ các bộ phận khác à 4 sự vật có chân 
 * Ghi nhớ 1: SGK /56
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 
1 Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa từ? 
Chuyển nghĩa từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra sự nhiều nghĩa 
2.Các nghĩa của từ nhiều nghĩa gốc 
+ Nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác. 
VD: Hoà chạy rất nhanh 
+ Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc 
VD: Hàng tết bán rất chạy 
+ Thông thường trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định, tuy nhiên có một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển 
 * Ghi nhớ 2: SGK /56
III Luyện tâp
Bài 1/56: Một số từ chỉ bộ phận của con người có sự chuyển nghĩa 
 Mũi to, Mũi tẹt 
Mũi Mũi kim, Mũi thuyền 
 Mũi đất,(mũi Cà Mau )
 Các mũi cánh quân 
Bài 2/56: Từ chỉ bộ phận cây cối chuyển nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người 
+ Lá: Lá phổi, Lá lách, Lá gan, Lá mỡ 
+ Quả: Quả tim, quả thận
+ Búp: Búp ngón tay 
+ Lá liễu, lá răm: Mắt lá liễu, mắt lá răm
Bài 3/ 57 
a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hoạt động 
Cái hái à Hái rau; Cái bào à Bào gỗ; Cân muối à Muối dưa; Hộp sơn à Sơn cửa
b) Hành động à Đơn vị; Đang bó lúa à Ba bó lúa; Đang nắm cơm à Vài nắm cơm; 
Cuộn bức tranh à Ba bức tranh; Đang gói bánh à Ba gói bánh
Bài 4/56: 
a) Tác giả nêu hai nghĩa của từ (Bụng ) thiếu một nghĩa nữa là bụng phình to ở giữa một sự vật 
b) Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng 
 Ẩm bụng (Nghĩa 1) 
 Bụng chân (nghĩa 2 ) 
Tốt bụng (Nghĩa 3)
 4.Củng cố: Đọc lại 2 ghi nhớ (SGK ) 
 5. Hướng dẫn tự học : 
 - Nắm được kiến thức vè từ nhuiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 - Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
 - Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 5 SGK .Xem chữa lỗi dùng từ chuẩn bị bài: Lời văn đoạn văn tự sự
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 16/09/2012
Ngày dạy: .....................
Tieát 20: Tập làm văn: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: -Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự:
 + Lời văn tự sự : dùng để kể người và việc.
 + Đoạn văn tự sự : gồm một số câu , được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
 2.Kĩ năng: -Biết cách phân tích , sử dụng lời văn , đoạn văn để đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản:
 + Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc- hiểu văn bản tự sự.
 + Biết viết đoạn văn bài văn tự sự.
 3.Thái độ: Giáo dục HS học tập rèn luyện nghiêm túc để đạt kết quả tốt 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Tài liệu liên quan 
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số. Nhắc nhở học sinh khi làm bài
2.Kiểm tra bài cũ: Chủ đề là gì? Dàn bài văn tự sự gồm mấy phần? Chỉ ra cụ thể từng phần 
3.Bài mới: Trong bài văn tự sự cũng như bài văn nói chung gồm các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Đoạn văn cũng gồm những câu văn liên kết với nhau. Vậy văn tự sự xây dựng nhân vật, kể việc như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Lời văn - đoạn văn tự sự
* Gọi HS lên bảng đọc VD 1,2 SGK /58
+ Đoạn văn 1 + 2 giới thiệu những nhân vật nào? Sự việc gì? Mục đích giới thiệu để làm gì? Thứ tự của các câu văn trong đoạn văn như thế nào?
+ Có thể đảo được không? 
+ Các câu văn giới thiệu trên thường dùng những từ, cụm từ gì? Câu văn kể theo ngôi thứ mấy? 
+ Vậy lời văn giới thiệu nhân vật ở đoạn 2 như thế nào?
Gợi ý: Tên gọi, nguồn gốc tài năng của hai vị thần 
+Nhận xét về lời giới thiệu ở đoạn 2 so với cách giới thiệu ở đoạn 1 như thế nào?
=>Qua 2 đoạn văn trên em có nhận xét gì về lời giới thiệu trong văn tự sự? 
+ HS đọc đoạn 3 SGK:Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể hành động của nhân vật?
+ Cách hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập ruộng đồng, nước ngập  nước dâng ) đã gây được ấn tượng gì cho người đọc?
=>Tóm lại, lời văn kể sự việc như thế nào?
- HS đọc to lại ba đoạn văn trên. Mỗi đoạn văn gồm mấy câu? Mỗi đoạn biểu đạt ý chính nào? câu nào là câu quan trọng nhất của từng đoạn? Tại sao người ta gọi câu ấy là câu chủ đề? 
+ Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ ấy? Chỉ ra mối quan hệ giữa chúng với ý chính? Vậy đoạn văn tự sự được xây dựng như thế nào?
 HS đọc to phần ghi nhớ
Hoạt độngII: Luyện tập
HS thảo luận nhóm : 
Bài 1 : HS làm bảng phụ – GV nhận xét . 
 - Bài 2 : HS làm - đọc – GV nhận xét 
I. Lời văn - đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật: 
VD: hai đoạn văn SGK/58 
Nhận xét: Đoạn 1 giới thiệu nhân vật: Vua hùng và con gái Mị nương 
Khả năng sự việc: Vua muốn kén rể 
Đoạn 2: Giới thiệu sự việc tiếp nối về hai nhân vật chưa rõ tên nhằm biểu đạt ý: “Người đến cầu hôn đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua hùng”
=> Lời văn phải giới thiệu từng người 
=> Lời giới thiệu nhân vật, giới thiệu về tên gọi, lai lịch, tài năng, tính tình, quan hệ 
2.Lời văn kể sự việc
VD: đoạn văn 3 SGK/ 59 
Lời văn kể sự việc, kể về hành động, việc làm, kết quả và những đổi thay do các hành động ấy đem lại
3. Đoạn văn tự sự 
Đoạn 1 gồm 2 câu: Câu 2 là câu diễn đạt ý chính 
Đoạn 2 : 6 câu , ý chính là câu 1 
Đoạn 3 : 3 câu ý chính là câu 1 
* Một đoạn văn thường có một ý chính được diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề 
* Các câu khác mang ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính , bổ sung cho ý chính 
Ghi nhớ (SGK/53)
II Luyện tập 
Bài 1: a) đoạn văn kể về Sọ Dừa làm thuê trong nhà Phú Ong 
- Câu chủ đề : Câu chăn bò rất giỏi 

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan