Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 30

A. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê Việt Nam.

- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

- Kiến thức: + Thế giới các loài chim đã tạo nên một vẻ đẹp đặc trừng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.

+ Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê.

- Kỹ năng: + Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả.

+ Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Tự nhận thức về vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng yêu thiên nhiên của tác giả.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với t/g các loài vật trong văn bản Lao xao?
H: Em học tập được gì từ NT miêu tả và kể chuyện của tác giả trong văn bản?
HĐ4
- Phù hợp với tập tính từng nhóm chim, loài chim.
- Với tính ác , dữ, cách biểu hiện rõ nét nhất là qua việc làm, qua hành động với chúng.
GV hướng dẫn HS làm ở nhà
HĐ5: Củng cố – HDVN
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra TV
* GTB: Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu,chất phác nơi xóm thôn... được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Bài Lao xao trích trong Tuổi thơ im lặng nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn.
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả: Duy Khán (1934 - 1995) ở huyện Quế Võ- Bắc Ninh.
- Văn bản Lao xao trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn 1987
2. Đọc và giải nghĩa từ khó:
- Giải nghĩa từ khó:
+ Vung tứ linh: vung ra bốn phía
+ Láu táu: cách nói nhanh, có khi lắp, có khi vấp váp, không rõ tiếng.
3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
- Thể loại : Kí - Hồi tưởng của bản thân tác giả.
- Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn1: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
+ Đoạn2: Thế giới các loài chim
Þ Cách miêu tả của tác giả đi từ khái quát đến cụ thể - tả chọn lọc và cụ thể một vài loài chim tiêu biểu
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả:
- Đoạn văn ngắn gồm 10 câu: tác giả miêu tả cảnh khái quát buổi sớm chớm hè ở quê hương có cây, hoa cùng ong bướm.
- Tác giả miêu tả dặc điểm hoạt động của ong bướm. miêu tả ong bướm trong môi trường sinh sống của chúng: hoa trong vườn Þ Cách miêu tả tạo được bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong thiên nhiên
- Âm thanh Lao xao - Từ láy tượng hình Þ Đây là âm hưởng nhịp điệu của đất trời, cỏ cây và cả cái lao xao của tâm hồn tác giả.
- Những câu văn ngắn, chỉ có một từ-dụng ý nói các loài chim sẽ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của trẻ thơ, vui vẻ, hồn nhiên, rất ngây thơ.
2. Những bức tranh và mẩu truyện về thế giới loài chim:
a. Nhóm chim hiền: (Hay còn gọi là chim mang vui đến cho mọi nhà)
- Chim sáo và tu hú
+ Chim sáo: Đậu cả trên lưng trâu mà hót; tọ toẹ học nói; bay đi ăn, chiều lại về với chủ.
+ Chim tu hú: Báo mùa tu hú chín; đỗ trên ngọn tu hú mà kêu.
-> NT nhân hoá ,từ láy tượng thanh: Þ Tạo nên cảnh vui vẻ, sinh động.
- Câu đồng dao quen thuộc - phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
- Gọi đó là loài chim hiền vì chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên, cho đất trời- Câu chuyện dân gian về nguồn gốc con chim bìm bịp thể hiện sự căm ghét cái ác, cái xấu, cái bịp bợm nhất. Nó làm tăng ý vị văn hoá dân gian cho câu chuyện và bức tranh thiên nhiên đầy hấp dẫn.
b. Những loài chim ác, dữ: Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt
- Hình dáng, lai lịch, hoạt động.
+ Diều hâu: Mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh. Nó lao như mũi tên xuống, tha được gà con, lao vụt lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn.
+ Quạ: Bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn.
+ Chim cắt: Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn; khi đánh nhau xỉa bằng cánh; vụt đến vụt biến như quỷ.
Þ Cách gọi có kèm theo thái độ yêu ghét của dân gian, chỉ các loại động vật ăn thịt hung dữ.
Þ Cách miêu tả khá ấn tượng (diều hâu), người đọc có thể liên tưởng đến những con người có điệu bộ, hành động ngôn ngữ và đặc biệt tâm hồn, tính cách giống như quạ. Qua đó thể hiện thái độ của tác giả đáng ghét, đáng khinh.
c. Chim trị ác: Loại chim dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu (chèo bẻo).
- Hình dáng: như những mũi tên đen hình đuôi cá.
- Hoạt động: Lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải nhả con mồi, hú vía.
+ Vây tứ phía đánh quạ. Có con quạ chết đén rũ xương.
+ Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống ngắc ngoải.
Þ Tác giả muốn thể hiện thiện cảm của mình đối với loại chim này; ca ngợi hành động dũng cảm của chèo bẻo.
- Chim cắt xỉa chết chèo bẻo - bị đàn chèo bẻo đánh tập kích con chim cắt khác, khiến cho nó ngấp ngoải rơi xuống...
Þ Cách miêu tả sống động như đang xảy ra, tác giả muốn gửi gắm vào đó bài học nhẹ nhàng sâu sắc:
+ Dù mạnh giỏi đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị.
+ Nói đến sức mạnh của tinh thần đoàn kết cộng đồng sẽ làm nên sức mạnh gấp bội
III. Tổng kết
1. Ghi nhớ (SGK)
2. Ý nghĩa văn bản: Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lý thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu qúi các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.
IV. Luyện tập
2. Tại sao với loài chim hiền tác giả chỉ tả qua hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hót. Còn các loài chim ác dữ lại chủ yếu tả qua thopí quen hành động gây tội ác của chúng.
3. Tả con chim mà em yêu thích
Rút kinh nghiệm giờ dạy:.............................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/03/2013	
Ngày kiểm tra: ...................
Tiết 114,115 Tiếng Việt: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS
 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về các phép tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các phép tu từ ,phân tích các thành phần câu .
 3.Thái độ: Giáo dục HS góp phần làm giaù đẹp thêm tiếng Việt .
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn đề và đáp án.
 2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức để kiểm tra .
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3. Bài mới: 
- Giáo viên phát đề cho học sinh .- Quán triệt HS làm bài nghiêm túc.- Hết giờ GV thu bài.
 4.Củng cố: Về nhà lấy thêm ví dụ về các dạng đề để phân tích .
 5.Dặn dò: Học bài, làm bài tập vào vở.Trả bài viết số 6
IV.Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................
MA TRẬN ĐÈ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Môn Ngữ văn.
Thời gian : 90 phút.
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ẩn dụ,Nhân hóa,Chủ ngữ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C1,2,4(I)
3
1,5
15
3
1,5
15
Phép tu từ, So sánh,Kiểu câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C3,5,6(I)
3
1,5
15
3
1,5
15
Câu trần thuật đơn
Số câu
Số điểm. 
Tỉ lệ %
C1(II)
1
1
10
1
1
10
Các thành phần chính của câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C3(II)
1
4
40
C2(II)
1
2
20
2
6
60
Tổng số câu 
3
3
1
2
9
Tổng số điểm
1,5
1,5
4
3
10
Tỉ lệ %
15
15
40
30
100
ĐỀ BÀI:
I.Trắc nghiệm: Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn ý đúng nhất : 
Câu 1 : Ẩn dụ là gì ?
Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét khác nhau . 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng . 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi. 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương phản . 
Câu 2 : Phép nhân hoá có tác dụng như thế nào ?
Gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . 
Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người .
Cả b và c đều đúng . 
Câu 3 : Câu thơ : “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. dùng phép tu từ gì ?
	a. So sánh 	 c. Ẩn dụ . 
	b. Hoán dụ . 	 d. Nhân hoá .
Câu 4 : Chủ ngữ là gì ? 
a. Nêu hành động của sự vật, hiện tượng.	 c. Nêu trạng thái của sự vật, hiện tượng
b. Nêu tên sự vật, hiện tượng	.	 d. Nêu đặc điểm của sự vật, hiện tượng 
Câu 5: "Bóng Bác cao lồng lộng . Ấm hơn ngọn lửa hồng" thuộc kiểu so sánh nào ?
a. So sánh ngang bằng. b. So sánh không ngang bằng.
Câu 6 : Câu “ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều ” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu trần thuật đơn có từ “ là” .	c. Câu nghi vấn.
b. Câu trần thuật đơn	.	d. Câu cảm thán.
II. Tự luận: 
Câu 1: Thế nào là câu trần thuật đơn ? 
Câu 2: Đặt câu theo cấu trúc : Ai / làm gì ?
Câu 3: Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau : 
	- Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
	- Nước dâng trắng mênh mông. 
	- Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
	- Tôi là học sinh lớp 6.
Câu 4: Viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng các phép tu từ so sánh và nhân hóa. Nêu tác dụng của các phép tu từ đã sử dụng trong đoạn văn.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (HỌC KÌ II)
Môn : Ngữ văn
Thời gian : 90 phút 
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
d
c
b
b
a
Phần tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Câu trần thuật đơn là loại câu do một cum C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
1
Câu 2
Tôi đang học bài.
1
Câu 3 
Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau : 
-Tre /giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 C V
- Nước /dâng trắng mênh mông. 
 C V
-Chẳng bao lâu, tôi/ đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
 C V
	-Tôi / là học sinh lớp 6.
 C V
2
Câu 4
Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
3
Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc