Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 10

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/. Về kiến thức: Giúp HS:

- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.

- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.

- Biết sử dụng ngôi kể và thứ tự kể tạo sự hấp dẫn cho bài văn

2/. Về kĩ năng: - Rèn luyện tính tự giác, trung thực trong tiết kiểm tra.

3/. Về giáo dục: Ý thức khi làm bài và tính tự giác của HS.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ: GV nhắc nhở HS trước khi làm bài như không xem tài liệu, không xem bài bạn, không quay cóp.

 3. Bài mới: GV chép đề lên bảng

Đề bài: Kể một Thầy giáo hay một Cô giáo mà em quý mến.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

1. Đáp án

Yêu cầu HS làm nổi bật được các ý sau:

a) Mở bài: Giới thiệu một thấy (cô) giáo nào đó mà em quý mến

b) Thân bài:

- Diện mạo bên ngoài (hình dáng, tóc tai, giọng nói.)

- Tính tình, phẩm chất của một người giáo viên - một người anh, người cha. hoặc một người chị, người me.

- Cách giảng bài.

- Chăm lo cho HS ra sao

+ Đối với HS khá giỏi

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cá và con cá vàng (tóm tắt, ý nghĩa của truyện, các yếu tố nghệ thuật)
- Chuẩn bị bài: Thầy bói xem voi.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/10/2012
Ngày dạy: ...................
Tiết 39 Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 (Truyện ngụ ngôn)
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
 - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng. 
 - Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý, : tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng :
a. Kĩ năng chuyên môn :
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
-Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
-Kể lại được truyện.
b. Kĩ năng sống :
- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung , nghệ thuật và bài học của truyện..
3. Thái độ: Qua ý nghĩa câu truyện rút ra bài học cho bản thân
C. PHƯƠNG PHÁP.- Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới : Giới thiệu bài: - Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể lọai truyện kể dân gian được mọi người ưa thích.Truyện ngụ ngôn mà chúng ta sắp tìm hiểu sẽ giúp các em hiểu những đặc điểm và giá trị chủ yếu của lọai truyện ngụ ngôn. 
- Ở đời nếu chúng ta có tính hống hách. Cái nhìn hạn hẹp thì phải nhận một hình phạt thích đáng. Để rút ra bài học đó, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1
- Hs: Đọc chú thích*sgk
? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Hs: Trả lời
- Gv: giải thích nghĩa: ngụ: hàm ý kín đáo, ngôn: lời nói.
? Qua việc soạn bài ở nhà, em hãy nêu nội dung khái quá của truyện?
- Hs: Trả lời.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
- GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi một HS khác đọc tiếp
- GV - HS cùng tìm hiểu một số chú thích khó(sgk/100, 101): chúa tể, dềnh lên, nhâng nháo, 
* Hoạt động 2
Bước 1
? Nhân vật chính trong truyện?
? Ếch trong truyện sống ở đâu? Không gian sống ntn?
? Khi sống trong hoàn cảnh đó, ếch đã có những suy nghĩ như thế nào?
? Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bằng cái vung và nó thì oai như một chúa tể?
? Tầm nhìn của nó đối với thế giới xung quang như thế nào?
? Điều đó tạo cho ếch có thói xấu gì?
Bước 2
? Sự kiện nào đã làm thay đổi cuộc sống của ếch? Ếch đã đón nhận sự thay đổi ấy ra sao?
? Nhận xét không gian sống của ếch khi ra khỏi giếng?
? Thái độ của ếch như thế nào ?
? Số phận của ếch như thế nào? Tại sao ếch phải nhận lãnh hậu quả như thế?
Bước 3
? Truyện ngụ ngôn này nhằm nêu lên bài học gì? 
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3
? Truyện thành công nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
? Nêu Ý nghĩa của truyện?
? Theo em vì sao lại có tên là “Ếch ngồi đáy giếng”?
- HS rút ra phần ghi nhớ(sgk/101)
* Hoạt động 4
-GV hướng dẫn HS luyện tập
HS lên kể lại truyện.
Hướng dẫn tự học
- Các em tự đọc và kể cho nhau nghe, nhận xét cho nhau
- Đọc truyện: hai con de, con cáo và chùm nho
- Chuẩn bị bài: Thầy bói xem voi
+ Đọc tóm tắt truyện
+ Nhận xét cách nhận thức của các thầy về con voi?
+ Rút ra bài học kinh nghiệm?
I. Tìm hiểu chung
* Truyện ngụ ngôn: Là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó.
* Nội dung: Truyện rút ra bài học bổ ích: phải khiêm tốn không nên kiêu ngạo, coi thường người khác.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Môi trường sống và thái độ của Ếch
* Sống trong giếng
- Không gian: chật hẹp
- Tiếng kêu làm các con vật khác hoảng sợ -> có chút uy lực.
- Suy nghĩ, nhận thức: coi trời bằng vung, còn mình như vị chúa tể.
=> Tầm nhìn hẹp, nhận thức chủ quan, nông cạn.
* Ra khỏi giếng:
- Không gian: Mở rộng
- Nhận thức thái độ: nghênh ngang đi lại, chả thèm để ý đến xung quanh.
- Kết quả: bị trâu giẫm bẹp.
=> kết cục bi thảm: bài học cho kẻ chủ quan, kiêu ngạo, xem thường người khác.
2. Bài học nhận thức
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
- Mở rộng tầm hiểu biết, cần phải nhìn xa trông rộng
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường kẻ khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
III. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.
2. Ý nghĩa của truyện
- Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.
* Ghi nhớ (sgk/101)
IV. Luyện tập
Bài tập 1
Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
- “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”
- “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẩm bẹp.”
Bài tập 2. HS tự liên hệ thực tế.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc
- Tìm hai câu văn trong văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.
* Bài mới: soạn bài Thầy bói xem voi
4. Dặn dò: - Học bài, thuộc ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Thầy bói xem voi.
RÚT KINH NGHIỆM :
...........
Ngày soạn: 19/10/2012
Ngày dạy: ..................
Tiết 40: Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI
 ( Truyện ngụ ngôn )
 I. Mức độ cần đạt
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Đoc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.
- Tự nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, xác định giá trị, ứng phó, tư duy phê phán, tìm và xử lí TT 
3. Thái độ: - Thận trọng khi đánh giá một sự vật, sự việc, con người, không xem xét chủ quan phiến diện.
- Khi xem xét một vấn đề thì phải xem xét toàn bộ sự vật của vấn đề, khômh nên xem một sự vật để đánh giá toàn bộ theo kiểu “cá mè một lứa”
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo.
- HS: Soạn bài.	
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, bình giảng, đọc phân vai, trực quan, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, chia nhóm, 
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Nêu ý các sự việc chính trong truyện Ếch ngồi đáy giếng?
- Truyện mang lại cho em những bài học nhận thức nào?
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài:
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã rút ra cho chúng ta bài học vô cúng sâu sắc: Sống ở đời phải khiêm tốn, biết mình biết ta không nên kiêu căng, chủ quan coi thường người khác. Còn truyện Thầy bói xem voi muốn răn dạy chúng ta điểu gì thì thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1
? Thầy bói là người làm nghề gì?
? Qua việc tìm hiểu truyện ở nhà em hãy cho biết nội dung ý nghĩa của truyện? 
- Gv gợi ý sự việc, ý nghĩa từ sự việc.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản – đọc phân vai.
- Gv: đọc với giọng quả quyết tự tin, hăm hở và mạnh mẽ. Gv đọc dẫn truyện, 5 hs đóng vai 5 thầy bói.
- GV – HS tìm hiểu một số chú thích khó sgk
? Hãy nêu bố cục của truyện?
- Gv treo tranh, yều cầu Hs nhìn lên tranh và tóm tắt
- Hs: Tóm tắt
* Hoạt động 2
? Trong truyện có mấy nhân vật chính?
? Cách xem voi của các thấy bói như thế nào?
? Hình thù của con voi được các thấy bói được phán như thế nào? Đã đúng chưa?
- Gv phân tích: Năm thầy bói có năm cách xem voi khác nhau. Mỗi thầy chọn một bộ phận của voi để sờ. Các thầy tả rất đúng từng bộ phận của con voi. Nhưng không ai đưa ra kết luận đúng về con voi. Vì các thầy đều đem đặc điểm của bộ phận thay cho toàn thể. Đây là một cách đánh giá chủ quan, phiến diện.
? Dựa vào lời thoại hãy cho biết thái độ của 5 thầy bói
? Liệt kê các từ phủ định ý kiến của người khác?
? Nhận xét về cuộc tranh cãi của họ?
( Quyết liệt, gay gắt từ đấu khẩu chuyển sang thượng cẳng tay, hạ cẳng chân.)
? Kết quả như thế nào?
- Gv phân tích hậu quả của việc áp đặt ý kiến của mình đối với người khác. Chân lí là tổng hơp nhiều nhận thức, nhiều khía cạnh khác nhau.
? Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
? Sai lầm đó là do đâu?
? Qua đó chứng tỏ họ có cái nhìn như thế nào?
? Truyện chế giễu ai? Về vấn đề gì?
- GV bình và liên hệ thực tế.
? Truyện thầy bói xem voi cho ta thấy điều gì?
* Hoạt động 3
? Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Hs: Trả lời.
? Học xong văn bản em rút ra bài học gì khi đánh giá một sự vật, sự việc?
- Hs: Rút ra ý nghĩa.
- HS đọc ghi nhớ sgk/103
* Hoạt động 3
- HS kể lại bằng dọng văn của mình
- Cả lớp 

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc
Giáo án liên quan