Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 114: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích “những người khốn khổ”) V.Huy Gô

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Hiểu được tình cảm yêu, ghét của Huy gô đối với các nhân vật trong đoạn trích.

- Nắm được nghệ thuật tinh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc họa nhân vật.

2. Kỹ năng

- Biết phân tích tâm lý, tính cách và xung đột của các nhân vật

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ.

- Biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và xây dựng tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.

II.Chuẩn bị - phương pháp.

1. Chuẩn bị

- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, hình ảnh

- Học sinh: đọc bài, soạn bài

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 114: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích “những người khốn khổ”) V.Huy Gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2014
Ngày dạy: 05/03/2014
Tuần dạy: 33
Lớp dạy: 11A8
PPCT: 114-115
Tiết 114: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích “ Những người khốn khổ”)
 V.Huy gô
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảm yêu, ghét của Huy gô đối với các nhân vật trong đoạn trích.
- Nắm được nghệ thuật tinh tế tác giả sử dụng trong việc tạo dựng tình huống và khắc họa nhân vật.
2. Kỹ năng
- Biết phân tích tâm lý, tính cách và xung đột của các nhân vật
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ.
- Biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và xây dựng tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.
II.Chuẩn bị - phương pháp.
Chuẩn bị
Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, hình ảnh
Học sinh: đọc bài, soạn bài
Phương pháp
Nêu vấn đề, đọc- hiểu, bình giảng, phân tích
III. Tiến trình bài học
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Ở tiết trước là tiết tiết trả bài làm văn số 7, nên cô sẽ không kiểm tra bài cũ, tuy nhiên cô sẽ kiểm tra phần chuẩn bị bài trong bài mới của các em.(1’50)
Bài mới: V.Huy gô là cây đại thụ của nền văn học pháp thế kỷ 19. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Nhắc đến Huy gô người ta thường nhớ đến tác phẩm được xem là tiêu biểu trong sáng tác của ông, đó là “ Những người khốn khổ”. Bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích nhỏ của tác phẩm ấy.(3’)
Hoạt động của Giáo viên- Học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Câu hỏi 1: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy nêu một vài nét khái quát về cuộc đời tác giả V. Huy gô?
- HSTL:
- Nhận xét, bổ sung:
+ Huy gô sinh ra trong thời kỳ cuộc cách mạng 1789 đã thành công, nhưng thế lực và những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn. Vì vậy trong gia đình Huy gô đã tồn tại hai luồng tư tưởng mâu thuẫn nhau: mẹ ông là người mang nặng tư tưởng bảo hoàng, hướng theo thần tượng Sa-tô-bri-ăng. Còn cha ông là một tướng lĩnh cách mạng.
- Có thể nói tư tưởng của Huy gô có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ “bóng tối ra ánh sáng”, mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé do tình cảm giữa cha và mẹ có sự mâu thuẫn nhưng Huy gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm theo cha những lần chuyển quân để vươn lên. Dưới sự tác động của hoàn cảnh thì tư tưởng cua Huy gô có sự chuyển biến mạnh mẽ, ban đầu ông theo tư tưởng bảo hoàng nhưng khi làn sóng cách mạng bùng nổ thì ông trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực Pháp. Và đây cũng chính là thời kỳ mở đầu cho nhiều sáng tác nổi tiếng, thấm đẫm giá trị nhân văn của ông.
- GV hỏi: Em hãy nêu sự nghiệp sáng tác của V.Huy gô?
- HSTL:
- GV nhận xét, bổ sung:
Huy gô là nhà văn của những người cùng khổ với tình thương bao la giành cho con người. Sáng tác của ông phong phú và đa dạng vè thể loại. Một số tiểu thuyết của ông được giới thiệu rộng rãi trên thế giới như “ Những người khốn khổ”, “ Nhà thờ Đức Bà Pari”, các tập thơ tiêu biểu “ Lá thu; Trừng phạt; Mặc tưởng,..các vở kịch gây sóng gió: Héc-na-ni,
- GV hỏi: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- HSTL:
- GV nhận xét, bổ sung: “Những người khốn khổ” là bộ tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác của Huy gô. Tác phẩm được ông sáng tác trong hành trình lưu vong đầy cay đắng nhưng cũng là hành trình của hạnh phúc, của sự sáng tạo.
- GV nói kết cấu của văn bản chia thành 5 phần.
+ Phăng tin
+ Cô dét
+ Ma ri uýt
+ Tình ca phố Po-luy-me và anh hùng ca phố Xanh- đơ-ni
+ Giang van- Giăng
- GV hỏi: Một em hãy tóm tắt tác
phẩm?
- GV hỏi: E m hãy nêu giá trị của tác phẩm?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của đoạn
trích?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
- GV hướng dẫn cách đọc, thể hiện được kịch tính, xung đột giữa
+ Giọng đọc to, rõ ràng, thể hiện được kịch tính, xung đột giữa 2 nhân vật Gia- ve và Giăng- van- Giăng
+ Lưu ý ngôn ngữ, thái độ của Gia- ve và Giăng- van- Giăng.
- GV mời 1 học sinh đọc
- GV hỏi: Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích?
- GV hỏi: Gia ve là ai?
- GV hỏi: Tác giả đã miêu tả về Gia- ve như thế nào?
+ Ngoại hình
+ Ngôn ngữ
+ Hành động(Với Giăng- van- Giăng; Phăng tin).
- HSTL:
- GV bình giảng, chốt ý
+ Ở đoạn trích, Huy gô đã sử dụng một loạt những chi tiết miêu tả về bộ dạng của Gia-ve: bộ mắt ghớm ghiếc, cái cười ghê tởm, cặp mắt như cái móc sắt, mũi tẹt có hai lỗ sâu hoắm; hai bên má có hai chòm râu rậm mọc ngược lê n đến chân mũi; khi cười thì đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày nào răng nào lợi, lúc ấy xung quanh cái mũi là cả một vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú; khi nghiêm nét mặt thì là con chó dữ; khi cười thì lại là con cọp;.bằng sự miêu tả như vậy thể hiện Gia ve chẳng khác gì một con ác thú khiến người khác khiếp sợ.
- GV hỏi: Từ những phân tích trên em thấy Huy gô đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào để khắc họa nhân vật Gia- ve? Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó?
GV: Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại tác giả đã làm nổi bật hình tượng Gia ve, một con ác thú vô nhân tính->tác giả đã miêu tả theo hướng vật hóa đối tượng nhằm làm nổi bật sự độc ác của Gia ve.
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả: V. Huy gô (1802-1885).(10’)
- Cuộc đời:
+ V.Huy gô (1802-1885), là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
+ Xuất thân: trong một gia đình có nhiều mâu thuẫn.
+ Thời đại đầy biến động
+ Tài năng thơ bộc lộ sớm
+ 7/1830, trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn
+ 1851, sống lưu vong ở nước ngoài, đây là thời kỳ xuất hiện nhở nhiều kiệt tác của Huy gô
+ 1870, Huy gô trở về nước tiếp tục đứng về phía nền Cộng hòa và bênh vực chiến sĩ Công xã.
> Tư tưởng: chuyển biến mạnh mẽ: “từ bóng tối ra ánh sáng”.
- Sự nghiệp:
+ Phong phú về thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch
+ Tác phẩm tiêu biểu:Sgk
+ Nhà văn của âm vang thời đại, những con người cùng khổ.
2. Tiểu thuyết: “ Những người khốn khổ”.(10’)
a. Hoàn cảnh ra đời
- Viết năm 1862, khi tác giả đang bị lưu đày.
b. Tóm tắt
Giăng- van- Giăng là người lao động nghèo khổ, do lấy cắp một chiếc bánh mì nuôi đứa cháu nhỏ, dẫn dến 19 năm tù khổ sai. Ra tù, ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hóa của Đức giám mục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng. Nhưng ông luôn bị tên than tra mật thám Gia- ve nghi ngờ, theo dõi. Lần đầu tiên gặp Phăng-tin ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia- ve. Khi Phăng- tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục.
Giăng-van-Giăng giữ lời hứa đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pari lẩn trốn nhiều năm
Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pari nổ ra chống chính quyền tư sản (6/1832), ông cũng có mặt trên chiến lũy và đã cứu sống Ma- ri- uýt (người yêu của Cô- dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.
c. Giá trị tác phẩm
- Nội dung:
+ Phản ánh khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỷ đầu của thế kỷ XIX.
+ Ngợi ca lòng yêu thương của con người.
- Nghệ thuật: đỉnh cao của nghệ thuật lãng mạn.
-> Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX.
3. Vị trí đoạn trích
- Tiểu thuyết gồm 5 phần, đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất ( Phăng tin), chương IV, quyển 8.
II. Đọc hiểu văn bản(20’)
Đọc, tóm tắt (5’)
- Đọc:
- Tóm tắt:
Giăng-van-Giăng vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan nên phải tự thú mình chính là người tù khổ sai. Giăng-van-Giăng vội đến giã từ Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Gia-ve mang lính tráng đến bắt Giăng-van-Giăng ngay tại phòng bệnh của Phăng-tin. Đoạn trích được kể lại dưới cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa tuyệt vọng của Phăng- tin.
2. Tìm hiểu chi tiết(10’)
a. Nhân vật Gia- ve
- Là một thanh tra cảnh sát nhưng thực chất là một con chó dữ nhà cho chính quyền tư bản Pháp.
- Ngoại hình:
+ Bộ mặt ghớm ghiếc
+ Mũi Gia-ve tẹt có hai lỗ sâu hoắm
+ Hai bên má hắn có hai chòm râu rậm mọc ngược lên đến chân mũi.
+ Khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày nào răng nào lợi. Lúc ấy, xung quanh cái mũi là cả một vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú
+ cặp mắt như cái móc sắt
+ Khi nghiêm nét mặt thì là một con chó dữ.
+ Khi cười thì lại là một con cọp
+ Trán hẹp, cằm bạnh, tóc xõa xuống tận lông mày, giữa hai con mắt lúc nào cũng có một vết nhíu trông như luôn luôn giận dữ, tia mắt tối tăm, miệng thì mím lại 
Ngôn ngữ: thô bỉ, cộc cằn: “ mày, tao, con đĩ, chó đểu, câm họng,...”
Hành động: túm cổ áo, giậm chân,
quát tháo,
-> Như một con ác thú
=> Nghệ thuật: so sánh, phóng đại
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập
- Học sinh về tìm hiểu nhân vật Giăng- van – Giăng
- Hiểu được ý nghĩa của tác phẩm.
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an Nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen.doc
Giáo án liên quan