Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Suối Bau - Tuần 14

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu thêm về tác giả và tác phẩm Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kí kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu cảm nhận nội dung, nghệ thuật của truyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của những con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong chuyện.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong truyện

- Cảm nhận được một số nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

3. Thái độ:

- Trân trọng những con người thầm lặng, biết hi sinh vì người khác.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Suối Bau - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những nhân vật không có tên?họ mang vể đẹp như thế nào?
Họ là những con người vô danh, đủ mọi lứa tuổi, có ở mọi nơi bình dị đời thường,họ mang vẻ đẹp thời kì lịch sử đang âm thầm cống hiến sức mình cho quê hương.
(?) Ba nhân vật này có ý nghĩa gì đối với nhân vật chính?
( Làm rõ chủ đề và làm nổi bật nhân vật chính)
(?)Nhân vật nào được giới thiệu gián tiếp?Tác dụng? Có đặc điểm gì chung?
* Chân dung nhân vật chính hiện lên rõ nét, trong trẻo, rạng rỡ hơn.Miệt mài lao động- ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét, bố anh.Tình cảm của con người trong truyện: dung dị, chân thành, sâu sắc. 
(? )Truyện ca ngợi những con người như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: 
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí.
 2.Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa”viết năm 1970 nhân chuyến đi thực tế tại Lào Cai. 
- Truyện viết về nhân vật anh thanh niên
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc- tìm hiểu từ khó.
*Tóm tắt văn bản.
2. Tìm hiểu văn bản
 a. Bố cục: 3 phần.
 b. Phân tích:
b1. Tình huống truyện.
 Truyện xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên, anh thanh niên thoáng hiện ra trong chốc lát nhưng để lại ấn tượng tốt đẹp trong các nhân vật khác.
HẾT TIẾT 66 CHUYỂN TIẾT 67
b.2. Nhân vật anh thanh niên.
* Qua lời giới thiệu:
- Người “cô độc nhất thế gian” 
- Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu .
* Trong công việc:
 - Anh có ý thức, trách nhiệm, suy nghĩ đúng đắn về công việc được giao:
“Khi ta làm việc ta với công việc là đôi”, “Công việc của cháu gian khổ, nếu cất nó đi cháu buồn đến chết mất” 
=> Anh thanh niên là người không ngại khó khăn, gian khổ, không sợ cô đơn, yêu nghề .Anh xem công việc như là người bạn và tìm được niềm vui từ nó.
* Trong cuộc sống đời thường.
- Tổ chức cho mình một cuộc sống khéo léo: nuôi gà, trồng hoa, đọc báo, sắp xếp nơi ở ngăn nắp .
 - Chân thành, hiếu khách, quan tâm đến mọi người và rất chu đáo.
-Khiêm tốn, giản dị và thành thực. 
* Chân dung anh có nhiều nét đẹp về tinh thần, tính cách : giàu nghị lực, sống có lí tưởng, trách nhiệm, thầm lặng cống hiến sức mình cho tổ quốc, quê hương.
b.3.Các nhân vật khác:
* Nhân vật ông hoạ sĩ
- Là người từng trải,yêu nghệ thuật, khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật.
- Ông ngạc nhiên, xúc động, bối rối khi gặp và nghe anh thanh niên kể chuyện.
- Ông đã tìm được bức chân dung nghệ thuật từ cuộc sống bình dị: anh thanh niên.
à Ông là người yêu nghệ thuật, giàu tình cảm.
* Cô kĩ sư
- Ngạc nhiên khi nghe anh thanh niên kể chuyện.
- Thấy được cuộc sống dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên .
à Nhân vật anh thanh niên như tiếp thêm nghị lực sống cho cô: háo hức lên vùng cao công tác. 
* . Bác lái xe
- Người vui vẻ, cởi mở.
- Yêu nghề ,nhân hậu , sẵn sàng giúp đỡ người khác.
à Họ là những con người vô danh, đủ mọi lứa tuổi, có ở mọi nơi đang âm thầm cống hiến sức mình cho quê hương.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ,qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cho Tổ quốc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm.,
- Kể tóm tắt văn bản ,tìm hiểu về suy nghĩ của anh thanh niên. 
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ?
* Bài mới: Soạn trước bài : “Chiếc lược ngà” 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
+ Ưu điểm : ......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
+ Tồn tại, hạn chế :............................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 14 	Ngày soạn: 17/ 11/ 2014
Tiết PPCT: 68 	Ngày dạy : 20/ 11/ 2014
Tiếng việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
(Các phương châm hội thoạicách dẫn gián tiếp)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Các phương châm hội thoại đã học.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng:
- Khái quát được kiến thức của các bài Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc ôn tập, tự giác.
C. PHƯƠNG PHÁP:
-Vấn đáp, thảo luận, giảng bình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 9A .: Sĩ số:Vắng:..(P:; KP:..)
Lớp: 9A .: Sĩ số:Vắng:..(P:; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
 Nhằm tổng kết lại toàn bộ kiến thức phân môn tiếng Việt từ đầu năm..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tập các phương châm hội thoại.
(?)Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học?
( HS chơi trò chơi chiếc nón kì diệu- ô chữ )
(?)Các kiểu nói sau đây vi phạm phươmh châm gì: dây cà ra dây muống, nói như đấm vào tai, ăn không nói có.?
(?) Học sinh tìm ví dụ: tình huống giao tiếp trong đó có phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Ôn tập cách xưng hô trong hội thoại.
(?) Tìm các từ ngữ để xưng hô trong Tiếng Việt?
(?) Xưng hô là gì?Em hiểu thế nào về “ xưng khiêm hô tôn’? Em hãy cho ví dụ? 
(Xưng: khiêm – xưng mình một cách khiêm nhường.
Hô: tôn – gọi người đối thoại một cách tôn kính).
(?) Vì sao trong Tiếng Việt cần lựa chọn từ ngữ để xưng hô cho phù hợp ?
(Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú vì vậy phải tùy vào tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp mà lựa chọn từ ngữ để xưng hô phù hợp và đạt hiệu quả cao khi giao tiếp)
* HOẠT ĐỘNG 3 : Ôn tập cách Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
(?) Yêu cầu học sinh phân biệt giữa lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.?
(?)Tìm từ xưng hô ở bài tập phần III?
(?)Học sinh thực hành chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp ?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. Các phương châm hội thoại
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm lịch sự.
II. Xưng hô trong hội thoại
1. Một số cách xưng hô thông dụng trong tiếng Việt 
- Dùng đại từ: Tôi, ta, tao, chúng ta, nó, y,
-Dùng DT chỉ nghề nghiệp: Cô (giáo), thầy (giáo), họa sĩ, bác sĩ,..
- Dùng DT chỉ chức vụ: thủ trưởng, giám đốc, viện trưởng.
- DùngDT chỉ quan hệ thân thuộc: bố,mẹ,ông,bà,anh,em..
- Dùng DT chỉ tên riêng : Hà,Hoa, Hồng, Thảo......
2. Tiếng Việt xưng hô thường tuân thủ theo phương châm “Xưng khiêm, hô tôn” :
- Xưng khiêm :Xưng mình thể hiện sự khiêm nhường( Vai thấp hơn).
- Hô tôn :Gọi người đối thoại bằng những từ thể hiện sự tôn kính ,lịch sự ( Vai trên)
- Vía dụ : chị Dậu xưng với cai Lệ : Ông- cháu .
3. Thảo luận
Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô đa dạng và phong phú nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô → không đạt hiệu quả giao tiếp.
( quý ông, quý bà,)
III. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
1. Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp:
* Lời dẫn trực tiếp: * Lời dẫn gián tiếp:
- Nhắc lại nguyên văn lời nói - Thuật lại lời nói,ý nghĩ của 
Ý nghĩ của người,nhân vật. người, nhân vật.
-Được đặt trong dấu ngoặckép -Khg đặt trong dấu ngoặc kép 
2. Thực hành
Từ xưng hô:
 Trong đối thoại Trong lời dẫn trực tiếp
 + Tôi (ngôi 1) + Nhà vua (ngôi 3)
 + Chúa công (2) + Vua Quang Trung(3)
Ví dụ: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng như thế nào .
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Hệ thống toàn bài.
 - Hướng dẫn học bài: Ôn tập kiến thức, làm lại các bài tập.
* Bài mới: 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
+ Ưu điểm : ......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
+ Tồn tại, hạn chế :............................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 14 	Ngày soạn: 18/ 11/ 2014
Tiết PPCT: 69,70 	Ngày dạy : 21/ 11/ 2014
Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Kiểm tra kĩ năng kể chuyện, trình bày, diễn đạt một bài văn tự sự
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
	- Tự luận
	- Học sinh viết tại lớp 90 phút.
C. BIÊN SOẠN CÂU HỎI:
Đề bài : Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ
D.HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
+ Yêu cầu:	Học sinh viết đúng kiểu văn bản tự sự, kể mạch lạc rõ ràng.
Biết kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
Phần 
Hướng dẫn chấm
Điểm
MỞ BÀI
- Không khí tưng bừng của ngày 20 – 11 ở trường, ở lớp, ở ngoài xã hội. 
- Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về người thầy. 
0.75Đ
THÂN BÀI
- Giới thiệu câu chuyện (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả): 
- Không gian, thời gian, địa điểm. 
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 
· Kể chuyện 
a/ Giới thiệu về người thầy hoặc người cô (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả). 
- Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 14.doc