Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân môn Văn - Xây dựng câu hỏi - Bài tập - C/ Câu hỏi vận dụng cao

C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO

Câu 1:

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

 Định hướng các ý cơ bản:

- Vẻ đẹp của người phụ nữ:

+ Có nhan sắcđức hạnh

+ Thuỷ chung son sắc

+ Hiếu thảo

+ Nhân hậu bao dung

+ Tài năng vẹn toàn

-> Ở họ hội đủ những phẩm chất tốt đẹp, chuẩn mực “ Công - dung - ngôn - hạnh ”. Đó là vẻ đẹp chung của người phụ nữ Việt Nam.

- Số phận bi kịch của người phụ nữ:

 + Tình duyên ngang trái

 + Gian truân lận đận

 + Cái chết thương tâm

 + Nỗi oan cách trở

-> Số phận bi kịch của họ là lời tố cáo xã hôi phong kiến và những thế lực bạo tàn

Câu 2: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân môn Văn - Xây dựng câu hỏi - Bài tập - C/ Câu hỏi vận dụng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO 
Câu 1: 
Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
 Định hướng các ý cơ bản:
Vẻ đẹp của người phụ nữ:
+ Có nhan sắcđức hạnh
+ Thuỷ chung son sắc
+ Hiếu thảo 
+ Nhân hậu bao dung
+ Tài năng vẹn toàn
-> Ở họ hội đủ những phẩm chất tốt đẹp, chuẩn mực “ Công - dung - ngôn - hạnh ”. Đó là vẻ đẹp chung của người phụ nữ Việt Nam.
- Số phận bi kịch của người phụ nữ:
	+ Tình duyên ngang trái 
	+ Gian truân lận đận
	+ Cái chết thương tâm
	+ Nỗi oan cách trở
-> Số phận bi kịch của họ là lời tố cáo xã hôi phong kiến và những thế lực bạo tàn
Câu 2: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: 
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 Định hướng các ý cơ bản:
 - Đây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người.
 - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là:
	+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. 
	+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). 
	+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người. 

File đính kèm:

  • docXDCH VD CAO.doc