Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 6 đến tuần 10

 A.Mục tiêu cần đạt:

 Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê hương của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt.

 1. Kiến thức:

- Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – Người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.

- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật qua một sang tác của Trần Nhân Tông.

 2. Kĩ năng:

-Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc- hiểu một văn bản cụ thể:

- Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương.

 3. GDMT: Môi trường trong lành của Côn Sơn Ca.

 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Tranh làng quê. -Hs: soạn bài, SGK.

 C. Tổ chức hoạt động dạy & học:

 

doc43 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 6 đến tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú Đường luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
-Đèo Ngang nằm ở vị trí đặc biệt, phân cách địa ngiới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Bức tranh cảnh vật ở Đèo Ngang:
- Thời gian: buổi chiều tà.
- Không gian: trời, non nước cao rộng, bát ngát.
- Cảnh vật có cỏ, cây, đá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sônghiện lên tiêu điều hoang sơ.
b. Tâm trạng con người:
- Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
- Buồn, cô đơn.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- Bút pháp nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
- Nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. 
3. Ý nghĩa văn bản:
 Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 3’:
1.Củng cố: Nêu bố cục văn bản? 
2. Hướng dẫn tự học: Đọc thuộc lòng bài thơ 
-Nhận xét về các cách biểu lộ cảm xúc của bà Huyện Thanh Quân trong bài thơ.
3. Soạn bài: Bạn đến chơi nhà.
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 20/9 Ngày dạy: 30/9/2014 Lớp: 71,2
 Tiết: 30 Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
 A.Mục tiêu cần đạt: 
- Biết các loại lỗi về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 1. Kiến thức: 
 - Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
 2. Kĩ năng: 
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh .
- Phát hiện và chữa được một số lỗ thông thường về quan hệ từ.
 3. GDKNS:
- Ra quyết định: lựa chon cách sử dụng quan hệ từ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ.
3. Thái độ: Tự giác, ham học hỏi.
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Phiếu học tập. -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 5’:
1. Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Học thuộc lòng bài thơ Qua đèo Ngang? Nêu ý nghĩa văn bản?
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biểu hiện bài thơ ? 
HĐ 3: Giới thiệu bài mới: 
HĐ 4: Bài mới: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I. Tìm hiểu chung 7’:
 ? Thiếu quan hệ từ: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác? 
*H:
*G: Chữa lại.
- Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác .
? Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa: Chim sâu rất có ích cho nông dân (để) nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 
 *H:
*G: Chữa lại.
- Chim sâu rất có ích cho nông dân (vì) nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
 ? Thừa quan hệ từ 
*H:
*G: 
-Bỏ từ “Qua; về”.
-VD: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sử chữa.
Sửa : Bỏ từ “ đối với”
 ? Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết?
*H:
*G: 
 -VD1: Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người. (Bỏ từ “cho”) ®Thừa quan hệ từ.
-VD2: Nam là một HS giỏi toàn diện, không những giỏi về môn toán. Không những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam.
Sửa: Nam là .. không những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa .( Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó).
* GDKNS:
- Ra quyết định: lựa chon cách sử dụng quan hệ từ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ.
II. Luyện tập 30’:
Bài 1 : Thêm quan hệ từ thích hợp 
*H:
*G: 
-..Từ đầu đến cuối .
-.( để) cho cha mẹ mừng .
Bài 2: Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ đúng 
Thay với = Như 
Thay tuy = Dù 
Thay bằng = Về 
Bài tập 3:
*H:
*G: 
-. . . . nhưng em hứa. . . .sửa chữa.
-. . . . hiểu đạo lý cố gắng làm theo . . . .khác.
Bài 4 
*H:
*G: 
-Quan hệ từ dùng trong câu đúng: a, b, d, h.
-Quan hệ từ dùng trong câu sai: c, e, g, i Từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết
Bài 5 về nhà làm tiếp.
I. Tìm hiểu chung:
Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh các lỗi sau:
- Thiếu quan hệ từ. 
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 
- Thừa quan hệ từ. 
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
II. Luyện tập.
-Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu văn cho trước.
-Thay thế các quan hệ từ dung sai bằng các quan hệ từ phù hợp vào các câu văn cho trước.
-Nhận biết và sửa lỗi về quan hệ từ trong các câu cụ thể.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 3’:
1.Củng cố: Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh các lỗi nào?
2. Hướng dẫn tự học: Làm hết bài tập còn lại .
-Nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài làm văn cụ thể. Nếu bài làm có lỗi dùng quan hệ từ thì góp ý và nêu cách chữa.
3. Soạn bài: Bài viết TLV số 2.
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 21/9 Ngày dạy: 02/10/2014 Lớp: 71,2
Tiết: 29 TLV: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 ( Bài viết ở lớp) 
 A.Mục tiêu cần đạt: 
- HS viết tốt bài tập làm văn số 2 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm.
 1. Kiến thức: 
- HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta .
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ làm bài.
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Giấy làm bài. -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
HĐ 3: Giới thiệu bài mới: 
HĐ 4: Bài mới: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I. Chép đề bài: Loài cây em yêu.
II. Quan sát Hs làm bài.
III.Thu bài sau 90’
I. Đề bài: Loài cây em yêu.
II.Yêu cầu bài viết :
1. Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả.
2. Nội dung: 
-Bài viết đúng phương thức biểu đạt ( tự sự): phải có các yếu tố như nhân vật, sự việc, thời gian, không gian, diễn biến, kết quả.
 -Có bố cục rõ ràng, mạch lạc và hợp lí: các phần MB, TB, KB đúng chức năng của nó.
 -Liên kết chặt chẽ, hợp logic, mạch truyện xuyên suốt; chủ đề tập trung.
 -Nhân vật, sự việc có đường nét (miêu tả), thể hiện được cảm xúc (biểu cảm). 
3. Hình thức: Trình bày rõ, sạch sẽ, cách diễn đạt đúng yêu cầu trọng tâm. 
 -Không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đúng yêu cầu, chữ đẹp.
III. Dàn bài:
1. Mở bài: 
- Nêu loài cây mà em yêu thích. (Tùy Hs chọn)
- Lý do em yêu thích.
2. Thân bài: 
- Hình dáng bên ngoài của cây.
- Các phẩm chất của cây 
- Gía trị của loài cây đó đối với đời sống con người.
- Loài cây trong cuộc sống của em .
3. Kết bài: 
- Tình yêu của em đối với loài cây đó.
*Hướng dẫn chấm:
-Bài viết đạt điểm giỏi (8 đến10) đạt các yêu cầu đề bài.
-Điểm khá (6,5 đến dưới 8) đạt các yêu cầu đề bài, tuy nhiên mức độ chưa cao.
-Bài điểm TB (5 đến 6,4) đạt các yêu cầu đề bài (a,b,c). Còn sai một số lỗi dùng từ đặt câu nhưng mức độ không nghiêm trọng.
-Bài điểm yếu ( 3,5 đến 4,9) đạt một trong các yêu cầu, nhưng còn mắc một số khuyết điểm.
-Bài điểm kém: không đạt các yêu cầu trên.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 3’:
1.Củng cố: Nhắc lại thế nào là Từ ghép, Từ láy, Đại từ ?
2. Hướng dẫn tự học: Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của Từ ghép, Từ láy, Đại từ xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.
3. Soạn bài: Quan hệ từ.
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần 9 (06 - 11/10/2014)
Ngày soạn: 25/9 Ngày dạy: 07/10/2014 Lớp: 71,2
Tiết: 33 Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 (Nguyễn Khuyến)
 A.Mục tiêu cần đạt: 
 - Hiểu được tình cảm đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 1. Kiến thức: 
 - Tác giả Nguyễn Khuyến. 
 - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ý sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết thể loại của văn bản.
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 3. Thái độ: Biết trân trọng tình bạn.
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Phiếu học tập, Tranh về tình bạn. -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 5’:
1. Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Học thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước? Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, tác giả muốn nói về người phụ nữ ntn?
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biểu hiện Việt hóa trong bài thơ Bánh trôi nước ? 
HĐ 3: Giới thiệu bài mới: 
HĐ 4: Bài mới: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến)
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I. Tìm hiểu chung 7’:
Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu diễn cảm văn bản.
 ? Nêu sơ lược tác giả? 
*H:
*G: 
? Hoàn cảnh sang tác bài thơ? Phương thức biểu đạt?
*H:
*G: 
 ? Nêu bố cục văn bản?
*H:
*G: 
a. Bố cục: Chia làm ba phần :
- Câu 1: Giới thiệu sự việc bạn đến chơi “Cảm xúc khi bạn đến nhà”
-

File đính kèm:

  • docNGU VAN 7 tuan 6 tuan 10.doc
Giáo án liên quan