Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 12 - Trường THCS Iêng Trang
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường
- Nhận diện được đề văn tự sự kể chuyện đời thường
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Nhân vật và sự vật được kể trong kể chuyện đời thường
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường
2. Kĩ năng
- Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường
3. Thái độ
- Có tình cảm yêu, ghét trước những sự việc trong cuộc sống
C. PHƯƠNG PHÁP: Gợi dẫn – Qui nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1’)
LỚP 6A4: VẮNG.CP.KP.
LỚP 6A5: VẮNG.CP.KP.
2.Kiểm tra bài cũ: (2’)
- KT phần chuẩn bị ở nhà của HS
Tuần :12 Ngày soạn: 01/11/2014 Tiết PPCT: 45 Ngày dạy:04/11/2014 Tập Làm Văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường - Nhận diện được đề văn tự sự kể chuyện đời thường - Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức - Nhân vật và sự vật được kể trong kể chuyện đời thường - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường 2. Kĩ năng - Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường 3. Thái độ - Có tình cảm yêu, ghét trước những sự việc trong cuộc sống C. PHƯƠNG PHÁP: Gợi dẫn – Qui nạp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1’) LỚP 6A4: VẮNG.....................CP............................KP.......................... LỚP 6A5: VẮNG....................CP..............................KP....................... 2.Kiểm tra bài cũ: (2’) - KT phần chuẩn bị ở nhà của HS 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: (1’) Cuộc sống vô cùng phong phú. Mỗi ngày trôi qua, các em gặp gỡ, chuyện trò vời nhiều người, được chứng kiến nhiều sự việc diễn ra trong đời thường. Vậy làm sao để kể cho người khác cùng biết những sự việc đã diễn ra với mình? Bài học hôm nay chung ta sẽ tìm hiểu. *Bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động:(10’) TÌM HIỂU CHUNG GV gọi HS đọc các đề bài trong SGK, sau đó yêu cầu giải thích từng đề bài Kể một câu chuyện đáng nhớ: kỷ niệm được thầy, cô khen, chê, may rủi, bị hiểu là6m hay kể kỷ niệm về người thầy hay cô giáo mà em quý mến Kể một chuyện vui sinh hoạt: cuyện vui trong gia đình, em đạt học sinh giỏi của lớp hay cả nhà thường họp mặt sinh hoạt quây quần bữa cơm vào mỗi tối thứ bảy Kể về người bạn mới quen: người bạn mới quen ấy theo bố mẹ từ Hà Nội vào thành phố, bạn ấy được xếp ngồi cạnh em Kể về một cuộc gặp gỡ: tình cở gặp lại thầy cô giáo cũ hoặc gặo lại một người bạn thân cấp I Kể về đổi mới ở quê em: những chiếc cầu khỉ lắc lư được thay bằng cầu sắt, những gôi trường mọc lên còn thơm mùi vôi f) Kể về một kỷ niệm đáng nhớ với thầy hay cô giáo g)Kể lại cuộc tham quan viện bảo tàng lịch sử Đề bài: kể chuyện về ông (bà) em (?) Các sự vật có xoay quanh chủ đề về người ông hiền lành, yêu hoa, yêu cháu không? à Rất sát với yêu cầu của đề bài Tất cả các sự việc đều xoay quanh chủ đề về người ông hiền lành, yêu hoa, yêu cháu và đọc xong, người đọc có ấn tượng về người ông của ông của em * Hoạt động 2:(30’): LUYỆN TẬP: (?) Em hãy lập dàn bài cho bài văn tự sự? - HS lập dàn bài, GV sửa chữa * * Hoạt động 3:(2’) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chọn một đề kể về nhân vật, lập dàn ý, xác định ngôi kể và viết bài văn hoàn chỉnh theo trình tự hợp lí. * Hướng dẫn bài viết số 3: Củng cố lí thuyết kể chuyện đời thường. Chú ý lập dàn ý cho dạng đề yêu cầu kể về nhân vật I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Lý thuyết: - Bố cục bài văn kể chuyện: 3 phần MB, TB, KB - Bài văn kể chuyện đời thường: nhân vật phải chân thực, không bịa đặt, các sự việc thống nhất tránh rời rạc. - Các bước làm bài văn kể chuyện đời thường: 4 bước (như văn kể chuyện) 2. Ví dụ: Cho các đề bài tự sự sau: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ Kể về một câu chuyện vui sinh hoạt Kể về một người bạn mới quen Kể về một cuộc gặp gỡ Kể về những đổi mới ở quê em Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật II. LUYỆN TẬP: Đề bài: kể về một kỷ niệm với thầy, cô + Lập dàn bài: Mở bài: giới thiệu kỷ niệm với cô chủ nhiệm lớp 5 Thân bài: Tự giới thiệu về mình và quan hệ với cô Em học lớp 5, học sinh nghịch ngợm Cô chủ nhiệm quan tâm em, em tỏ ý không thích thầy Tình huống xảy ra sự việc: Lớp em đi tham quan khu du lịch Suối Tiên Cô căn dặn khi đi ra giữa hồ không được nghịch (vì em cùng bạn đi thuyền ngắm cảnh) Em quên lời cô, ngã xuống hồ Cô cứu em Các bạn hô hoán Cô bơi ra cứu Em được cứu, còn cô bị ốm Kết bài: em nhận ra lỗi lầm, hối hận, nhớ mãi hình ảnh của cô đáng kính III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC *Bài cũ: - Hoàn chỉnh bài văn vào vở BT - Chuẩn bị bài viết TLV số 3: tham khảo các đề trong SGK và chuẩn bị - Tập kể chuyện về người thân trong gia đình. *Bài mới: - Soạn bài Số từ và lượng từ. E. RÚT KINH NGHIỆM: .. Tuần :12 Ngày soạn: 02/11/2014 Tiết PPCT: 46 Ngày dạy:05/11/2014 Tiếng Việt: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ - Biết cách dùng số từ, lượng từ trong khi nói và viết B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức Khái niệm số từ và lượng từ: - Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ - Đặc điểm ngữ pháp của số từ, lượng từ: + Khả năng kết hợp của số từ, lượng từ + Chức vụ ngữ pháp của số từ, lượng từ 2. Kĩ năng - Nhận diện được số từ và lượng từ - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói viết 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng số từ và lượng từ trong giao tiếp C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn – Quy nạp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1’) LỚP 6A4: VẮNG.....................CP............................KP.......................... LỚP 6A5: VẮNG....................CP..............................KP....................... 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT ( ĐỀ, ĐÁP ÁN XEM CUỐI GIÁO ÁN) 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: (1’) Số từ và lượng từ xuất hiện trong ngôn ngữ Tiếng Việt không nhiều nhưng nó thường đi kèm với danh từ bổ nghĩa cho danh từ. Để hiểu số từ, lượng từ là gì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. *Bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1:(20p) TÌM HIỂU CHUNG (?) Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? (?) Nó bổ sung cho những từ đó về mặt gì? (?) Vị trí của nó ở đâu so với từ bổ sung ý nghĩa? (?) Khi nào nó đứng trước, khi nào đứng sau? (?) Những từ được bổ sung thuộc loại từ gì? (?) Hãy cho ví dụ về số từ đứng trước và sau danh từ? Xếp cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ? (ví dụ a, b) + HSTL câu 2/ 128 trong 4’ (?) Em hãy cho ví dụ về những từ có ý nghĩa tương tự? (?) Vậy số từ là gì? Số từ có những đặc điểm nào? (?) Các từ “các, những, cả mấy” giống và khác số từ ở điểm nào? (HSTL) +Giống số từ: Đứng trước dtừ +Khác số từ: - Số từ chỉ số lượng hoặc chỉ số thứ tự - Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của nhiều sự vật (?) Em hãy gạch dưới những cụm danh từ có chứa lượng từ? (?) Em hãy điền vào mô hình cụm danh từ những cụm từ vừa tìm được? (?) Những lượng từ: cả, tất cả, hầu hết biểu thị ý nghĩa gì? (?) Những lượng từ: mấy, những, vài biểu thị ý nghĩa gì? (?) Vậy vị trí của lượng từ trong mô hình là ở đâu? * Phân biệt số từ với lượng từ. - Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự(một, hai, ba, nhất nhì...) - Lượng từ: Chỉ lượng ít hay nhiều không cụ thể( những, mấy, hầu hết, các, ...) - GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ * Hoạt động 2:(5’) LUYỆN TẬP Bài1: Hs đọc yêu cầu và thảo luận nhóm xác định số từ, lượng từ. Bài 2: Hs đọc yêu cầu, Gv hướng dẫn, Hs làm việc độc lập Bài 3: Gv hướng dẫn Hs, lấy thêm Vd để hs rõ - lần lượt từng học sinh vào lớp. - mỗi người mỗi bông hoa. - HSTL phân biệt mỗi và từng. - Gv chôt ý cho ghi Bài 4: Gv yêu cầu HS đặt câu * Hoạt động 3:(3’) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Xác định số từ lượng từ trong truyện Em bé thông minh. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Số từ là gì? a. Ví dụ : Ví dụ 1 a. một trăm ván cơm nếp b. voi chín ngà ® Chỉ số lượng : đứng trước danh từ c. thứ sáu d. hạng nhất ® Chỉ thứ tự : đứng sau danh từ Ví dụ 2 - đôi, cặp, chục, tá ® Không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị b. Ghi nhớ 1 : SGK/128 2. Lượng từ a. Ví dụ: sgk/129 a. những kẻ thua trận b. các hoàng tử ® Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối c. cả lớp d. tất cả mọi người ® Chỉ ý nghĩa toàn thể Xếp vào mô hình cụm dtừ Phần trước Phần TT Phần sau Các Những Cả mấy vạn hoàng tử kẻ tướng lĩnh, quân sĩ thua trận b. Ghi nhớ : SGK/ 129 II. LUYỆN TẬP Số 1/129 - Một, hai, ba, năm à ST chỉ số lượng - Canh bốn, canh năm à ST chỉ số thứ tự Số 3/129 + Giống : Tách ra từng sự vật, từng cá thể + Khác : “từng” Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác - “Mỗi” mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá the , không mang ý nghĩa lần lượt III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC *Bài cũ: - Tìm các số từ và lượng từ trong văn bản: Treo biển - Đặt câu có sử dụng số từ và lượng từ *Bài mới: - Chuẩn bị: tiết sau viết bài số 3. KIỂM TRA 15 PHÚT ĐỂ BÀI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Loại truyện nào dược kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người nhẵm khuyên dạy người ta về một bài học nào đó A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười Câu 2: Những từ chỉ người, chỉ vật hiện tượng khái niệm là? A. Động từ B. Danh từ. C. Tính từ. D. Trạng từ Câu 3: Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Trạng ngữ. Câu 4: Văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng ” thuộc loại truyện dân gian nào? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện cổ tích. C. Truyện cười. D. Truyện truyền thuyết Câu 5: Truyện “ Thầy bói xem voi” dược kể theo ngôi thứ mấy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Từ nào sau đây là số từ? A. Vua B. Con C. Một D. Ếch TỰ LUẬN: Câu 1: ( 2điểm) Danh từ là gì? Câu 2: (5điểm) Nêu nội dung ý nghĩa truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM. CÁC PHẦN HƯỚNG DẪN CHẤM THANG ĐIỂM Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C B A A C C 3điểm Tự luận Câu 1: Là những từ chỉ người, chỉ vật hiện tượng khái niệm . Câu 2: - Phê phán những kẻ có hiểu biết cạn hẹp nhưng huênh hoang, kiêu ngạo - Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo. 2 điểm 5 điểm E. RÚT KINH NGHIỆM .
File đính kèm:
- van 6 tuan 12.doc