Giáo án môn Ngữ văn 7 - Vọng lư sơn bộc bố (xa ngắm thác núi lư)

Lý Bạch: Ông sinh năm 701, mất năm 762, là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, tự là Thái Bạch. Quê của Lý Bạch ở Cam Túc. Nhà thơ vẫn hay coi Tứ Xuyên Là quê mình. Từ trẻ, ông đã ngao du, tìm đường lập nghiệp.Lý Bạch được phong là “Tiên thơ”. Thơ của ông biểu hiện tâm hồn, tự do. Hình ảnh trong thơ của ông mang tính tươi vui,trong sáng, ngôn ngữ tự nhiên.Các bài thơ của ông thường xoay quanh chủ đề chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Một số bài viết tiêu biểu của ông nhưMột mình uống rượu dưới trăng, Xa ngắm thác núi Lư

docx6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Vọng lư sơn bộc bố (xa ngắm thác núi lư), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Seminar: Nét đẹp thơ Đường - Trung Quốc
Văn bản: VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ
(XA NGẮM THÁC NÚI LƯ)
LÝ BẠCH - 
 Thực hiện: Nhóm 1- lớp 7A3
Thu Giang*
Thùy Dương
Hải Phong
 Cao Phong
Thủy Tiên
Tuấn Kiệt
I/ Tìm hiểu tác giả 
Lý Bạch: Ông sinh năm 701, mất năm 762, là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, tự là Thái Bạch. Quê của Lý Bạch ở Cam Túc. Nhà thơ vẫn hay coi Tứ Xuyên Là quê mình. Từ trẻ, ông đã ngao du, tìm đường lập nghiệp.Lý Bạch được phong là “Tiên thơ”. Thơ của ông biểu hiện tâm hồn, tự do. Hình ảnh trong thơ của ông mang tính tươi vui,trong sáng, ngôn ngữ tự nhiên.Các bài thơ của ông thường xoay quanh chủ đề chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Một số bài viết tiêu biểu của ông nhưMột mình uống rượu dưới trăng, Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
Văn bảnVọng Lư sơn bộc bố
Phiên âm: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu tiên.
Dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Tương Như dịch)
II/ Tìm hiểu tác phẩm
1. Thể loại: 
Vọng Lư sơn bộc bố được dịch từ nguyên văn chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, Đường luật; gieo vần ở cuối câu 1, 2,4. 
2. Bố cụcPhần này cần chi tiết hơn. Bố cục 1-3 là như thế nào? Nội dung từng phần là gì? 
:
Bố cục 1-3, nhịp 2/2/3.
3. Nội dung: Nêu lên nét đẹp của thiên nhiên, núi non, sông nước qua hình ảnh thác nước núi Lư.
III/ Phân tích tác phẩm
1/ Nét đẹp, đặc sắc trong bài
 Trong câu: Dao khan bộc bố quải tiền xuyênSao con lại bỏ qua câu 1 mà phân tích luôn câu 2?
Vì tác giả đúng từ xa nhìn nên tác giả thấy thác chảy xuống ầm ầm giống dải lụa trắng yên ắng, bất động.Chữ “quải” trong bài đã biến cái dộng thành cái tĩnh. Như vậy toàn cảnh bài thơ được miêu tả: Đỉnh núi khói tía bay mịt mù, phía dưới sông chảy, ở giữa là thác nước treo như dải lụa trắng.
 Câu: Phi lưu trực há tam thiên xích
Cảnh vật ở câu này không còn ở trạng thái tĩnh nữa mà chuyển sang động. Từ phi và trực đã cho thấy điều đó.Đỉnh núi cao, sườn dựng đứng. Thông qua hình ảnh này, Lí Bạch muốn miêu tả cảnh hùng vĩ của thác
 Câu: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu tiên.
Thác nước ở đây không chỉ rực rỡ như một bức danh hoạ tráng lệ, huyền ảo. Từ nghi và hình ảnh Ngân Hà cho ta một cảm giác hư hư thực thực. Đúng là dòng sông Ngân Hà nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời do các ngôi sao nhỏ li ti hợp lại. Cái hư cấu ở đây là dòng sông Ngân Hà lại đỏ theo chiều dọc từ chín tầng mây xuống. Đây là sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo để tạo nên cái kỳ diệu của thác núi Lư.
2/ Thử thách:So sánh nét đẹp của thơ ca Trung đại Việt Nam qua tác phẩm vừa họcPhần này con chưa hiểu ý đồ câu hỏi của cô. Không phải là so sánh nét đẹp của thơ ca TĐ Việt Nam và thơ Đường – TQ nói chung mà con chọn nét đẹp trong bài thơ mình chọn để so sánh với nét đẹp tương ứng trong một bài thơ Trung đại Việt Nam mới học. VD: Vẻ đẹp của thiên nhiên – tình yêu thiên nhiên trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” với vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” – Nguyễn Trãi
.
IV. So sánh giữa thơ ca trung đại Việt Nam và thơ đường Trung Quốc.
Văn học trung đại Việt Nam với khởi đầu của nó được viết bằng chữ Hán, đó là ngôn ngữ của trí thức cao cấp, của tầng lớp có học vấn cao.Về lực lượng sáng tác, tác giả chủ yếu là những thiền sư, nho sĩ, quan lại, quý tộc. Ngay cả về sau, khi văn học được viết bằng chữ Nôm cũng vậy. Tác giả của bộ phận văn học này cũng là những trí thức, nhữngngười học rộng hoặc nho sĩ bình dân. Chưa từng thấy tác giả của bộ phận văn học Hán
 Nôm là những “dân đen”, những “ngu phu”, “ngu phụ” bao giờ! Về đối tượng, mục đíchcủa văn học, chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền, mang mục đích giáo hóa, giáo huấn con người với khuôn phép định sẵn. Sáng tác văn học là để chở đạo, để truyền đạt
dạy đời chứ không nhằm mục đích phản ánh. Do vậy trong văn học trung đại, chữ tả có phần lép vế so với chữ thuật, cảm, ngôn chí; tức chức năng phản ánh lép vế so với chức năng biểu cảm, do vậy ít có chức năng phát hiện, nhận thức.
 - Về nội dung văn học, tác 
phẩm văn học thể hiện đầy dẫy những tri thức sách vở, sử dụng thi văn liệu, điển cố điển tích lấy từ Thánh kinh hiền truyện của Nho gia, của Bách gia chư tử, từ các bộ kinh Phật, từ sách vở của Lão Trang. Tất cả đều thể hiện tính uyên bác về tri thức. 
 -Văn chương nhưthế mới được coi là bác học, cao quý.Về bản chất xã hội và đề tài, tính bác học, cao quý này còn xuất phát từ quan niệm coi văn học là lời nói của Thánh hiền. 
 -Lời nói ấy gắn vớiĐạo. Đạo có nguồn gốc từ Trời. Do thế, đề tài văn học ít nói đến cái tầm thường, cái mộcmạc hay sự vật sự việc tầm thường của cuộc sống đời thường; ít phản ánh, miêu tả chi tiết thực của cuộc sống thực. 
 -Nếu có viết về cuộc sống đời thường, con người đời thường như thằng mõ, con cóc, tát nước, dệt vải chẳng qua là nhằm mục đích nói về những sự việc, con người cao quý thông qua phương thức ngụ ý, ám chỉ, tượng trưng. 
 -Tính bác học cao quý còn do quan niệm cho rằng văn học là của trí thức, còn dân đen thì không thể hiểu và cũng không cần hiểu làm gì. Tính trang nhã cao quý của văn học còn thể hiện ở chỗ ngôn từ diễn đạt diễmlệ, tránh nói thông tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ  ít khi nói thẳng. 
 Và cũng hếtlời tán dương Bà chúa thơ Nôm khi miêu tả cái hớ hênh rất ngây thơ của cô gái ngủ ngàybằng một ngôn ngữ  tổng hợp của văn chương, hội hoạ, điêu khắc để khắc hoạ một cơ thể ngồn ngộn sức sống đầy vẻ xuân thì, tạo nên một tuyệt tác nghệ thuật vô tiền khoáng hậu, chẳng kém gì pho tượng Thần Vệ nữ của phương Tây! Tất cả đượcthể hiện bằng những ngôn từ rất đẹp, rất trang nhã. Vì thế, dù bị chi phối bởi những rang buộc khắc khe nhưng đối với những tác giả ưu tú thì lại có sự “phá rào”, “vượt thoát”để trở về với đời sống, phản ánh  được đời sống thực, thể hiện được khả năng và khát
vọng của con người nên đã sáng tạo được những tác phẩm xuất sắc. 
- Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc trong thời kỳ 
Nhà Đườngvà của thi ca Trung Quốc trong suốt lịch sử dân tộc này. 
Nó rất phong phú đa dạng, phức tạp, và sâu sắc. Và vì vậy mà hiểu được nó một cách thấu đáo là việc khó. Cho đếnhiện nay, vẫn có vô số nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau, đang cố gắng đạt được mục tiêu đó một cách trọn vẹn. Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ, nói cách khác nó theo đúng biện chứng nghệ thuật. 
 -Ở đó có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng. Nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng:
 Tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, 
tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo; đồng thời nó cũng chế ước lẫn nhau,
không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế = khiến cho tư duy Trung Quốc thời này đã đạt được một sự quân bình. 
 -Nó hướng tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm thường; Nó tìm được sự dung hoà trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến sự hoà diệu. 

File đính kèm:

  • docxBai 9 Xa ngam thac nui Lu Vong Lu son boc bo.docx