Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2004 - 2005

Câu 1 (3 điểm):

 Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan.

Câu 2 (5 điểm):

 Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau:

 “ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

(Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng)

Câu 3 (12 điểm):

 Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưaothong qua các văn bản: “Những câu hát than thân” (Ca dao); “Sau phút chia ly” (Đoàn Thị Điểm); “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2004 - 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
---------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Câu 1: (4.5 điểm)
	- Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ “vì” 3 lần để nhấn mạnh lòng yêu nước, lý tưởng sống được cống hiến cho đất nước của người chiến sĩ.	(1.75 điểm)
	- Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng yêu bà, yêu những gì gần gũi thân thương, quen thuộc, thậm chí rất tầm thường, như tiếng gà gáy, ổ trứng hồng... đến lòng yêu làng xóm quê hương và trở nên lòng yêu Tổ quốc, đã thôi thúc người chiến sĩ đi chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước.	(2.0 điểm)
	- Sự lý giải lý do người lính đi chiến đấu của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng giống như sự lý giải lòng yêu nước của nhà văn Nga Ê-ren-bua. Đó chính là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc cũng giống như người cháu đi chiến đấu là vì bà, vì tiếng gà cục tác, vì ổ trứng hồng, vì làng xóm, vì Tổ quốc.
	(0.75 điểm)
Câu 2: (3.5 điểm)
	- Điệp ngữ “qua đi” gợi sự trôi chảy của thời gian, năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác.	(1.0 điểm)
	- Điệp ngữ “mai sau” lặp lại như một điệp khúc, gợi thời gian dài.
	(1.0 điểm)
	- Điệp ngữ “xanh” trong câu thơ cuối cùng nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống, sự trường tồn của màu xanh cây tre cho dù năm tháng có qua đi (1.0 điểm). Cây tre chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi bất diệt (0.5 điểm).	
Câu 3: (12.0 điểm)
1- Yêu cầu chung:
	- HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
	- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng.
2- Yêu cầu cụ thể:
	a. Mở bài: (1.0 điểm)
	- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
	- Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan tâm.
	b- Thân bài: (10.0 điểm)
	* Giải thích: (0.5 điểm)
	Môi trường tác động đến đời sống của con người bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
	* Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. (8.5 điểm)
	- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.	(1.75 điểm)
	- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho thủy hải sản ngày càng cạn kiệt.	(1.75 điểm)
	- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán, nước biển dâng, nước mặn thâm nhập vào đất liền... liên tiếp xảy ra).	(2.0 điểm)
	- Ở thành thị và các khu công nghiệp: khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lý kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa (xả rác ra đường, xuống kênh mương, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng...) làm cho môi trường dần bị ô nhiễm, cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.	(1.5 điểm)
	- Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...	(1.5 điểm)
* Giải pháp: (1.0 điểm)
	- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống, ngôi nhà chung của thế giới.
	- Có hành động cụ thể: Trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trường lớp, thành phố, làng quê xanh - sạch - đẹp.
	- Xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm Luật môi trường; xử lý lâm tặc... theo Luật định.
	c- Kết bài: (1.0 điểm)
	Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Vì vậy mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân em sẽ thực hiện thật tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở ngay nơi mình ở, học tập và sinh hoạt...
	(Nếu phần giải pháp HS viết chung trong phần kết bài thì có thể cho tăng điểm phần kết bài, nhưng không quá 1.5 điểm).
* Lưu ý: Điểm hình thức bao gồm trong điểm từng câu. Khi chấm thực hiện không cho điểm hình thức, nếu bài làm trình bày cẩu thả, chữ quá xấu, sai từ 5 lỗi chính tả trở nên có thể trừ điểm như sau: Câu 1 không quá 0.25 điểm; Câu 2 không quá 0.25 điểm; Câu 3 không quá 0.25 điểm.
PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ 
ĐỀ THI OLYMPIC
Môn thi: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
………………………………
Câu 1: (3 điểm)
 Chủ đề của trích đoạn chèo Nỗi oan hại chồng là gì? Em hiểu như thế nào về thành ngữ Oan Thị Kính?
Câu 2: (5 điểm)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
 b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 3: (12 điểm)
 Bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thực dân dưới chế độ cũ (những năm đầu thế kỉ XX) qua hai văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
…………… Hết ……………
Họ và tên thí sinh:…………………………………… Số báo danh:……....... 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN 7
---------------------------------
* LƯU Ý CHUNG:
 - Giám khảo sử dụng Hướng dẫn chấm linh hoạt, chủ động, có cái nhìn toàn diện năng lực của thí sinh.
 - Mỗi câu đều có những lưu ý riêng (ở phần dưới).
 - Những từ, cụm từ, câu gạch chân là những ý cơ bản mà đề ra yêu cầu.
 - Điểm toàn bài là 20 , chi tiết 0,5.
Câu 1: 
Về kĩ năng:
Diễn đạt đúng, trôi chảy chủ đề đoạn trích.
Biết viết đoạn văn nghị luận giải thích rõ ràng, ngắn gọn.
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Về kiến thức: 
 HS thể hiện được các ý sau:
 - Đoạn trích Nỗi oan hại chồng thể hiện sâu sắc mâu thuẫn giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình mà nạn nhân trực tiếp của mâu thuẫn ấy là người phụ nữ - những con người có phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải gánh chịu biết bao khổ cực, oan trái. Đây là hình tượng điển hình cho thân phận ngườì phụ nữ trong xã hội phong kiến thối nát. ( 1,0 điểm)
 - Giải thích thành ngữ Oan Thị Kính:
 + Thị Kính là con gái nhà nghèo, về làm dâu nhà giàu, chỉ vì vô tình mà mang tiếng giết chồng - một nỗi oan không thể gột rửa, không thể thanh minh - cuối cùng đành xuống tóc đi tu mà vẫn không thoát khỏi số phận oan nghiệt. Chỉ là nam nhi giả dạng mà lại bị khép vào án hoang thai. ( 1,0 điểm)
 + Tích truyện Quan Âm Thị Kính từ xưa đã được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Những oan trái Thị Kính mắc phải được nhân dân ta đồng cảm nên thành ngữ Oan Thị Kính (hay Oan như oan Thị Kính) được dùng để chỉ những nỗi oan ức quá mức, cùng cực, không thể giãi bày. ( 1,0 điểm)
Câu 2: 
Về kĩ năng: 
 - Nhận diện được các biện pháp tu từ và đặc điểm của nó trong đoạn thơ.
 - Xác định được yêu cầu của đề; biết viết đoạn văn trình bày cảm nhận (suy nghĩ, đánh giá, bàn luận…) thể hiện cảm xúc của người viết về vấn đề đề bài đặt ra; kết hợp hài hoà tình cảm và suy nghĩ.
 - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diến đạt.
 2. Về kiến thức: 
 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: ( 1,0 điểm)
 - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
 - Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. 
 * Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.
 b. Viết đoạn văn cảm nhận: (4,0 điểm)
 Những ý chính cần thể hiện:
 - Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. ( 0,5 điểm)
 - Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. ( 0,5 điểm)
 - Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu. ( 1,5 điểm)
 - Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc”(I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước. ( 1,0 điểm)
 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình. ( 0,5 điểm)
 *Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo trình tự khác, miễn là khai thác hiệu quả các phép tu từ để khám phá các giá trị của đoạn thơ, làm chủ được ngòi bút. Khuyến khích liên hệ mở rộng hợp lí, giàu cảm xúc. Cần căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm.
Câu 3: 
Về kĩ năng:
 - Có kĩ năng xác định yêu cầu của đề, triển khai luận điểm, luận cứ… Biết sử dụng dẫn chứng hợp lí.
 - Vận dụng năng lực đọc - hiểu văn bản tự sự để

File đính kèm:

  • docngu van 7(2).doc