Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 5

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại

- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.

- Đặc điểm thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đọc- hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ: Trau dồi tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút.

- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003

2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu hai văn bản.

 

doc18 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên không bao giờ được ông cha ta chấp nhận. Trong hàng ngàn năm bị chiếm đóng, bị coi như một quận huyện của phong kiến Trung Hoa, ông cha ta đã tiến hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ và sau cùng giành được độc lập vào thế kỉ X, khẳng định một chân lý lịch sử: Phương Bắc có đế thì nước Nam cũng có một Nam đế làm chủ, bình đẳng ngang hàng. Chữ Đế ở đây là để tỏ thái độ ngang hàng với vua nước Trung Hoa. Điều này càng có ý nghĩa to lớn khi chúng ta đang sẵn sàng chiến đấu với hơn mười vạn quân Tống sang xâm lược. Viết như thế mới đánh trúng và đánh thẳng vào tư tưởng độc tôn ngạo mạn vốn đã thâm căn cố đế trong đầu óc các vua Trung Quốc tự bao đời.
H: Như vậy, trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã muốn khẳng định điều gì?
- Khẳng định quyền độc lập, quyền tự quyết vốn có của dân tộc ta.
H: Để lời tuyên bố đó tăng thêm sức thuyết phục, trong câu thơ thứ hai ông viết: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Thiên thư được nhắc đến ở đây là gì và nó có ý nghĩa ra sao đối với nội dung ý thơ biểu đạt?
Thảo luận nhóm theo bàn
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất ý kiến.
- Nhóm trưởng cử một bạn làm thư kí ghi lại kết quả.
- Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả hoặc nộp báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- Câu 2:
Kết quả thảo luận
- Thiên thư: Nghĩa đen: Sách trời, ở đây chỉ các khu vực trên bầu trời do các ngôi sao tạo thành, ứng với các khu vực trên mặt đất. Hay nói một cách khác là:”Các tinh phận trên trời ứng với địa phận nơi mặt đất”
Lý Thường Kiệt căn cứ vào sự định phận trong thiên thư ấy là biểu hiện của thiên lí (Chân lý của trời đất) mà đã là thiên lý thì sự phân định rạch ròi giữa Nam quốc và Bắc quốc là tất yếu, đương nhiên, không thể chối cãi. Trong thời kỳ phong kiến, dựa vào yếu tố sách trời vốn là một quan niệm thường thấy, ý chỉ quy luật tất yếu, dương nhiên, không thể phủ nhận.
+ Âm điệu hùng hồn, rắn rỏi.
 + “ Ghi ở sách trời ”: Sự phân định địa phận lãnh thổ trong “ thiên thư” ,không thay đổi. 
 -> thể hiện ý thức độc lập, chủ quyền của dân tộc. 
H: Như vậy, hai câu đầu của bài thơ có thể xem như đã đưa ra một chân lý có tính khách quan, đã được thừa nhận: Nước Nam có vua Nam làm chủ. Qua âm hưởng câu thơ, Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi nói lên chân lý ấy? Thái độ ấy bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp?
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “động não”
- GV nêu cầu hỏi hoặc vấn đề.
- HS phát biểu đóng góp nhiều ý kiến (càng nhiều càng tôt).
- Liệt kê các ý kiến trên bảng.
- Phân loại ý kiến, làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ.
- GV tổng hợp ý kiến chung.
Kết quả chung
Nhịp thơ cân đối: 4/3, giàu vần trắc nên rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát không chỉ để nêu lên một chân lý khách quan mà còn bộc lộ thái độ của một vị tướng nước Nam đầy tự hào và kiêu hãnh khi lên tiếng khẳng định chủ quyền dân tộc, cũng đồng nghĩa với việc khẳng định vai trò chính nghĩa của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Thái độ ấy được bộc lộ một cách trực tiếp, hiên ngang và mạnh mẽ, bởi nó không chỉ là lời của mọt cá nhân, mà là cá nhân nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng lên tiếng bảo vệ quyền độc lập tất yếu của Tổ Quốc. Nó có sức sống bền vững trong trường kỳ lịch sử dân tộc, và sau này, cách 400 năm sẽ lại được vang lên trong bản Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu...
H: Với sự biểu ý và biểu cảm như vậy, hai câu mở đầu bài thơ có thể coi là mở đầu cho văn bản nào? Tại sao?
- HS suy nghĩ trả lời
Giáo viên định hướng
- Mở đầu cho một bản tuyên ngôn độc lập, bởi vì:
 + Ngắn gọn, lời thơ giản dị, chắc nịch.
 + Đưa ra một vấn đề có tính tất yếu để tuyên bố, một chân lý thời đại không thể phủ nhận.
 + Vấn đề có tính tất yếu ấy là quyền độc lập, một quyền vốn có của dân tộc ta từ ngàn xưa, được trời đất phân định. Đó chính là tư tưởng chính nghĩa của dân tộc ta trước thế lực phi nghĩa của kẻ thù.
GV bình và chuyển ý.
Đọc hai câu thơ tiếp theo
H: Nội dung chính trong hai câu thơ cuối là gì?
H: Vấn đề nêu ở hai câu thơ này quan hệ như thế nào với hai câu thơ đầu?
- Sự thất bại thảm hại không tránh khỏi của kẻ thù.
- Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Nêu lên một nguyên lý có tính chất nhân quả với hai câu thơ trên.
2. Lời cảnh cáo và khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
H: Sự việc có tính nhân quả ấy được thể hiện bằng một nhịp thơ như thế nào? Đọc lại câu thơ theo cách ngắt nhịp ấy để thể hiện giọng điệu của câu thơ?
- Chắc nịch, quả quyết.
H: Lấy vị trí chính nghĩa và chủ quyền làm điểm tựa, tác giả đã nhân danh dân tộc mà vạch tôi kẻ thù như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời
Giáo viên chiếu đáp án chuẩn
- Gọi kẻ thù là nghịch lỗ: Bọn giặc làm trái nghịch thiên lý, đáng khinh bỉ. Trong cách hiểu của chúng ta ngày nay, đó là bọn người làm trái với quy luật tự nhiên, và như vậy tất yếu sẽ chuốc lấy thảm vong.
- Cách gọi đúng nhất với lũ người làm trái với định phận của trời đất cùng với sự khinh miệt.
- Câu 3: câu hỏi tu từ ->Thái độ rõ ràng, quyết liệt, coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”.
H: Sự kết hợp giữa giọng điệu thơ, từ ngữ biểu cảm em cảm nhận được thế đứng của gì?
- Thế đứng đối lập với kẻ thù
- Thế đứng trên đầu kẻ thù để vạch tội chúng .
- Thế đứng hiên ngang kiêu hãnh của một dân tộc có chính nghĩa trong tay.
H: Trong không khí linh thiêng (đêm khuya, vang lên từ đền Trương Hống, Trương Hát), câu thơ với nội dung như vậy theo em sẽ tác động ra sao tới tinh thần binh sỹ?
- Câu thơ khích lệ ý chí của quân sĩ , thúc đẩy quân sĩ tiến lên để tiêu diệt địch.
 - Câu thơ đã gợi họ nhớ về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay.
H: Không chỉ khích lệ quân sĩ, những câu thơ đanh thép như vậy còn hướng đến đối tượng nào? Tác động ra sao đén chúng?
- Câu thơ có ý nghĩa cảnh cáo bọn xâm lược sẽ chuốc lấy điều tai vạ nếu làm điều phi nghĩa.
- Nhụt chí bởi sự đanh thép, mạnh mẽ của lời tuyên bố, bởi sức mạnh chính nghĩa hừng hực trong âm hưởng, trong ngôn ngữ thơ.
- Câu 4: Giọng kiêu hãnh, dõng dạc: Cảnh báo về sự thất bại nhục nhã, tất yếu của quân giặc.
-> Sự tự tin, khẳng định sức mạnh vô địch của dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ, KHÁI QUÁT. 
- Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
H: Vậy là cũng như bao văn bản biểu cảm khác, bài thơ Sông núi nước Nam ngoài việc biểu ý còn có tác dụng biểu cảm . Hãy cho biết bài thơ biểu cảm bằng cách nào? (Nêu những đặc điểm về thể thơ, sử dụng từ ngữ, quan hệ giữa các ý trong bài thơ...)
- Biểu cảm gián tiếp: Cách ngắt nhịp, giọng điệu thơ, từ ngữ và ý thơ.
- Sự liên kết nhân quả chặt chẽ giữa ý thứ nhất và ý thứ hai của bài thơ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
H: Đó cũng chính là một cách biểu cảm nữa trong văn bản biểu cảm, biểu cảm gián tiếp qua giọng thơ, hình ảnh thơ, ý thơ, biểu cảm bằng thể thơ...
Sức mạnh cảm xúc kết hợp với sức mạnh ý chí, lý lẽ đã tạo nên sức thuyết phục và sức sống cho bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc. Em hãy nhắc lại một lần nữa nội dung của bản tuyên ngôn bằng thơ này?
Nội dung:
- Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
2. Nội dung
GV: Đó cũng chính là những nội dung cần nhớ về bài thơ “Sông núi nước Nam”
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
VĂN BẢN 2
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
PHÒ GIÁ VỀ KINH
(TỤNG GIÁ HOÀNG KINH SƯ
(Trần Quang Khải)
HOẠT ĐỘNG 2: TRI GIÁC (ĐỌC, QUAN SÁT, TÓM TẮT...) 
- Thời gian: 4 phút
- Phương pháp: Đọc phân vai, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
GV hướng dẫn HS đọc tìm hiểu VB “ Phò giá về kinh”
I. Đọc - chú thích
1. Tác giả - tác phẩm.
H: Em hãy nêu những nét khái quát nhất về tác giả Trần Quang Khải?
- HS nêu những nét chính
Giáo viên mở rộng thêm
Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba vua Trần Thái Tông, được phong thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên, đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là người có những vần thơ “Sâu xa lý thú”
Hoàn cảnh sáng tác :
Bài “Phò giá về kinh”được làm lúc ông đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Bài thơ được vị tướng nhà Trần ứng khẩu ngay trong bữa tiệc mừng chiến thắng tại kinh thành Thăng Long.
- Trần Quang Khải 
( 1241-1294), con thứ 3 vua Trần Thái Tông, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên .
H: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Đọc lại bài thơ và cho biết đặc điểm về thể thơ đó?
- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Một bài thơ có bốn dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 tiếng .
Cách gieo vần tương tự như ở thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Giáo viên đọc một lần bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa, dịch thơ, giọng chậm, chắc, hào hùng, đanh thép, hứng khởi.
- HS lần lượt đọc lại
- HS khác nhận xét cách đọc
2. Đọc
H: Giải nghĩa những từ: sóc, Hồ, 
GV bổ sung nếu thấy chưa đầy đủ.
Qua phần đọc giải nghĩa từ Hán Việt ở nhà, hãy dịch nghĩa bài thơ?
- Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
- Bắt quân Hồ (Giặc Nguyên Mông) ở cửa Hàm Tử
- Thái bình rồi nên dốc hết sức lực
- Muôn đời vẫn có non sông này.
3. Từ khó
H: Về thể loại, bài thơ này có gì giống và khác bài “ Sông núi nước Nam”?
- HS trao đổi thảo luận:
+ Giống: thơ tứ tuyệt đường luật
+ Khác: Bài “ Sông núi NN” môĩ câu 7 tiếng (thất ngôn). Bài “Phò giá về Kinh” mỗi câu 5 tiếng( ngũ ngôn).
4. Thể thơ: Tứ tuyệt
GV giới thiệu về thể thơ Ngũ 

File đính kèm:

  • docBai 5 Song nui nuoc Nam Nam quoc son ha.doc
Giáo án liên quan