Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 57 đến tiết 64

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Củng cố kiến thức về bài văn phát biểu cảm nghĩ về con người.

 - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm.

 - Tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV thứ 3 về văn biểu cảm trên các mặt: kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ, với sự hướng dẫn, phân tích của giáo viên.

1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về văn biểu cảm với những cách lập ý đã học.

2. Kĩ năng: Biết đánh giá bài làm, sửa chữa, rút kinh nghiệm.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực sửa chữa, khắc phục những hạn chế để vươn lên trong học tập.

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: bài soạn, bài làm đã chấm của HS.

 * HS: Nắm lại kiến thức về văn biểu cảm.

III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Nêu vấn đề ; Thảo luận nhóm

IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

 

doc24 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 57 đến tiết 64, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
).
* Khi nói, viết phải dùng từ đúng âm, đúng chính tả.
àHoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu của việc sử dụng từ đúng nghĩa.
ž Cho HS đọc ví dụ mục II - SGK/166. 
? Từ sáng sủa dùng trong ngữ cảnh trên đã đúng chưa, có phù hợp không ? Vì sao ?
(Vì: sáng sủa có 4 nghĩa (1) có những ánh sáng chiếu vào, gây cảm giác thích thú; (2) có những nét lộ vẻ thông minh; (3) cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; (4) tốt đẹp, có nhiều triển vọng. → người viết dùng sáng sủa với nghĩa thứ 4, tuy nhiên dùng như vậy là không phù hợp với ý định thông báo, tức là dùng chưa đúng nghĩa).
? Em hãy tìm những từ gần nghĩa với từ sáng sủa để thay thế nó ? (tươi đẹp,)
? Cao cả là cao quí đến mức không còn có thể hơn. Dùng từ cao cả ở câu 2 đã phù hợp với đặc điểm của câu tục ngữ chưa ? Từ nào có thể thay thế cho từ này ? (quí báu, sâu sắc).
ž GV: Lương tâm là yếu tố nội tâm giúp con người có thể tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức; biết là nhận rõ được người, sự vật hay một điều gì đó hoặc có khả năng làm được việc gì đó.
? Vậy có thể nói biết lương tâm được không ? Có thể nói có lương tâm hay vô lương tâm được không ?
? Những từ: sáng sủa, cao cả, biết ở trên được dùng đúng hay sai nghĩa ? Vì sao ?
? Từ 3 ví dụ trên, em rút ra bài học gì cho việc dùng từ ?
ž GV chốt ý.
àHoạt động 2: 
ž Đọc các ví dụ.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Lắng nghe.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Lắng nghe.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
* Ví dụ : (mục II - SGK/166)
 - sáng sủa → văn minh, tiến bộ, tươi đẹp.
- cao cả → sâu sắc, quý báu.
- biết → có (lương tâm)
* Dùng từ không đúng nghĩa là do không nắm được nghĩa của từ hoặc không phân biệt được các từ đồng nghĩa.
* Dùng từ là phải dùng đúng nghĩa.
àHoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu của việc sử dụng từ đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
ž Cho HS đọc ví dụ mục III - SGK/167. 
? Những từ in đậm trong những câu trên dùng sai như thế nào? Vì sao lại dùng sai như vậy ? (Dùng sai về đặc điểm ngữ pháp của từ → Là do không nắm được đặc điểm ngữ pháp của từ )
? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng ? 
ž GV chốt ý.
àHoạt động 3: 
ž Đọc các ví dụ.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Lắng nghe.
III. Sử dụng từ đúng đặc điểm ngữ pháp của từ:
* Ví dụ : (mục III - SGK/167)
- hào quang(DT) → hào nhoáng(TT)
- Thêm từ sự (việc, cách) vào đầu câu; hoặc: Chị ăn mặc thật giản dị.
- thảm hại → thảm bại; hoặc: chết rất thảm hại.
- giả tạo phồn vinh → phồn vinh giả tạo
* Dùng từ phải đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
àHoạt động 4: Tìm hiểu yêu cầu của việc sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
ž Cho HS đọc ví dụ mục IV - SGK/167. 
? Các từ in đậm trong các câu trên sai như thế nào? (dùng sai sắc thái biểu cảm, không hợp với tình huống)
? Hãy tìm các từ thích hợp thay cho các từ đó ?
? Qua việc dùng từ trên, em rút ra bài học gì ?
ž GV chốt ý.
àHoạt động 4: 
ž Đọc các ví dụ.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Lắng nghe.
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp:
* Ví dụ : (mục IV - SGK/167)
- do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo (cầm đầu)
- rán sức quần nhau với chú hổ (con hổ; nó)
* Dùng từ phải đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
àHoạt động 5: Tìm hiểu yêu cầu không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
ž GV đưa ra tình huống: Một người dân Nghệ An ra Hà Nội thăm bà con, bị lạc đường, muốn hỏi đường, người đó hỏi: Cháu ơi, đường ni là đường đi mô ? Cậu bé được hỏi trả lời: Cháu không hiểu bác muốn hỏi gì?
? Tại sao cậu bé lại không hiểu câu hỏi trên ? (Vì câu hỏi có dùng những từ địa phương gây khó hiểu cho cậu bé).
? Ở bài Từ Hán Việt (bài 6) chúng ta đã rút ra được bài học: Khi nói, viết không nên lạm dụng từ Hán Việt. Vì sao ? 
(Vì lạm dụng từ Hán Việt sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp)
? Qua tình huống trên, em rút ra bài học gì trong việc dùng từ khi nói và viết ?
? Tóm lại: Khi sử dụng từ ta cần chú ý đến những chuẩn mực nào ?
ž GV chốt ý – HS đọc ghi nhớ SGK/167.
àHoạt động 5: 
- Lắng nghe.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
ž Đọc ghi nhớ.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
* Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt để tránh gây khó hiểu, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
à Ghi nhớ: ( SGK/167 )
àHoạt động 6: Luyện tập – Củng cố
ž GV cho HS lấy bài TLV số 3 xem lại và chỉ ra những lỗi dùng từ có trong bài làm của mình và chữa lại cho đúng.
àHoạt động 6: 
- Đọc lại bài làm, chỉ ra lỗi dùng từ và chữa lại cho đúng.
VI. Luyện tập:
Chữa lỗi dùng từ trong bài TLV.
CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG CHUẨN MỰC
Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, phù hợp với tình huống giao tiếp
Sử dụng từ đúng đặc điểm ngữ pháp của từ
Sử dụng từ đúng nghĩa
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Học thuộc ghi nhớ SGK/167.
Tự đọc, tìm lỗi dung từ trong các bài làm văn và sửa lại.
Viết một đoạn văn ngắn trong đó sử dụng chính xác 3 từ cụ thể.
2/ Bài sắp học: ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK/168.
Đọc lại các văn bản trữ tình đã học trong HK I.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
 TUẦN 16
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
Tiết : 61
NS: /12 /2013 
ND: /12 /2013 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc – hiểu các văn bản trữ tình trong học kì I.
1. Kiến thức:
- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. 
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: HS có thái độ học tập tự giác, tích cực.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng trong quá trình ôn tập.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Các em đã học một số văn bản biểu cảm và làm 2 bài TLV về văn biểu cảm. Như vậy các em đã có một số hiểu biết nhất định về văn biểu cảm và cũng đã được rèn luyện kỹ năng về cách làm kiểu văn bản này. Bài Ôn tập văn bản biểu cảm hôm nay sẽ giúp các em củng cố, hệ thống hoá lại một số vấn đề quan trọng về văn biểu cảm.
àHoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm.
? Thế nào là văn biểu cảm ?
? Nhắc lại những đặc điểm của bài văn biểu cảm.
+ Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt mấy tình cảm chủ yếu ?
+ Có những cách biểu cảm nào ?
+ Tình cảm thể hiện trong bài văn biểu cảm phải như thế nào ?
? Nhắc lại bố cục của bài văn biểu cảm ?
? Nhắc lại các các cách lập ý của bài văn biểu cảm ?
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?
? Các yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài văn b/cảm ?
àHoạt động 1: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
I. Hệ thống hoá kiến thức:
* Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
1) Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Mỗi bài văn b/c tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. 
- Để biểu lộ tình cảm, người viết có thể có hai cách biểu cảm:
+ Chọn h/ả có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm.
+ Thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Tình cảm thể hiện phải trong sáng, chân thực.
2) Bố cục ba phần của bài văn biểu cảm. 
3) Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm: 
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
- Tg tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
- Quan sát, suy ngẫm.
4) Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm: Tự sự và miêu tả để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
àHoạt động 2: H/dẫn luyện tập.
ž GV cho HS xem lại các đoạn văn về Hoa hải đường, Hoa học trò, Một thứ quà.
? Hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào ?
àHoạt động 2: 
- Xem lại các đoạn văn.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
II. Luyện tập:
1) So sánh văn miêu tả và văn biểu cảm:
Miêu tả
Biểu cảm
Miêu tả nhằm tái hiện lên đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó.
Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
žCho HS đọc bài Kẹo mầm(sgk/138)
? Hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ?
- Đọc đoạn văn.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
2) So sánh văn tự sự và văn biểu cảm:
Tự sự
Biểu cảm
Tự sự nhằm kể lại một câu chuyện (sự việc) có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc. Tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu dậm chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ?
+ Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm sẽ như thế nào ?
+ Tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ đâu ?
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
3) Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm,

File đính kèm:

  • docBai 14 Choi chu.doc
Giáo án liên quan