Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 51, 52: Viết bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần:
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm để xây dựng một văn bản biểu cảm hoàn chỉnh
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ, diễn đạt, viết câu, xây dựng văn bản biểu cảm đảm bảo bố cục 3 phần
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án (Đề, Đáp án + Biểu điểm)
- HS: Ôn tập, Chuẩn bị kiểm tra
C. Tiến trình dạy học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III.Bài mới
GV : Nêu yêu cầu, ghi đề lên bảng
HS : Nắm vững yêu cầu, chép đề và làm bài
Ngày soạn: 23.11.214 Tiết 51-52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A. Mục tiêu Qua bài này, HS cần: - Vận dụng những kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm để xây dựng một văn bản biểu cảm hoàn chỉnh - Rèn luyện kĩ năng dùng từ, diễn đạt, viết câu, xây dựng văn bản biểu cảm đảm bảo bố cục 3 phần B. Chuẩn bị - GV: Giáo án (Đề, Đáp án + Biểu điểm) - HS: Ôn tập, Chuẩn bị kiểm tra C. Tiến trình dạy học I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III.Bài mới GV : Nêu yêu cầu, ghi đề lên bảng HS : Nắm vững yêu cầu, chép đề và làm bài . Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Thấp Cao I.Đọc -hiểu Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm? Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm? Số câu Số điểm 1 2,0 1 1,0 2 3,0 II. Tạo lập văn bản Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn Biểu cảm Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 7,0 1 7,0 Tổng số câu Tổngsốđiểm 1 2,0 1 1,0 1 7,0 3 10,0 Đề bài Câu 1( 2 điểm ) :Trong văn biểu cảm có những cách lập ý thường gặp nào? Theo em để bài văn làm cho người đọc tin và đồng cảm người viết cần phài như thế nào? Câu 2( 1 điểm ) Nêu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm? Câu 3( 7 điểm ) Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn, thầy cô giáo) Đáp án Câu 1( 2 điểm ) -Trong văn biểu cảm có những cách lập ý thường gặp ( 1 điểm ) +Liên hệ hiện tại với tương lai + Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại + Tưởng tượng tình huống , hứa hẹn , ước mong + Quan sát và suy ngẫm - Để bài văn làm cho người đọc tin và đồng cảm người viết cần phài chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm ( 1 điểm ) Câu 2( 1 điểm ) vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm: +Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn biểu cảm để phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh, để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc +Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn biểu cảm nhằm mục đích kể chuyện , miêu tả đầy đủ sự việc , phong cảnh . Câu 3( 7 điểm ) HS tùy chọn biểu cảm về người thân mà mình thực sự yêu mến, nêu được tình cảm của mình đối với người thân đó và lí do mà mình yêu quý. Bài văn phải nêu được những ấn tượng về người thân, miêu tả được những nét tiêu biểu nhất về ngoại hình và tính cách, tình cảm và mối quan hệ đối với người thân, kỉ niệm gắn bó cùng người thân. Tình cảm phải biểu lộ chân thành và gợi được xúc cảm trong lòng người. Bố cục bài viết phải hợp lí, văn viết rành mạch, rõ ràng, giàu cảm xúc Biểu điểm - Điểm 6-7 : Bài viết đúng thể loại, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, trong sáng Văn viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, sáng tạo, gây ấn tượng Điểm 4-5 : Văn viết mạch lạc, thể hiện được tình cảm chân thành đối với người thân, văn viết có cảm xúc, mắc 3 – 4 lỗi chính tả (dùng từ, diễn đạt) Điểm 2-3 : Làm đúng thể loại, đảm bảo được 2/3 nội dung, mắc một số lỗi chính ta (dùng từ, diễn đạt) Điểm 1: Bài viết sơ sài, sa vào miêu tả hay kể chuyện thiếu cảm xúc chân thành, diễn đạt chưa trong sáng Điểm 0 : Không làm được bài hoặc lạc đề IV. Củng cố Rút kinh nghệm giờ làm bài V. Hướng dẫn 1. Ôn tập văn biểu cảm 2. Chuẩn bị bài : Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
File đính kèm:
- bai viet so 3 van 7 co ma tran theo PTNLHS.doc