Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép

1 Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

Hoạt động 1

HS biết: Nhận diện được 2 loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập

HS hiểu: Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

Hoạt động 2

HS biết: Nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

HS hiểu: Đặc điểm về nghĩa của từ ghép.

Hoạt động 3

HS biết: vận dụng lí thuyết làm bài tập.

HS hiểu: nội dung bài tập yêu cầu.

1.2.Kĩ năng:

HS thực hiện được: Mở rộng hệ thống hóa vốn từ. sử dụng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

HS thực hiện thành thạo: Nhận diện các loại từ ghép.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, tiết 3
Bài 1
TỪ GHÉP
1 Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
Hoạt động 1
HS biết: Nhận diện được 2 loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập
HS hiểu: Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
Hoạt động 2
HS biết: Nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
HS hiểu: Đặc điểm về nghĩa của từ ghép.
Hoạt động 3
HS biết: vận dụng lí thuyết làm bài tập.
HS hiểu: nội dung bài tập yêu cầu.
1.2.Kĩ năng: 
HS thực hiện được: Mở rộng hệ thống hóa vốn từ. sử dụng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
HS thực hiện thành thạo: Nhận diện các loại từ ghép. 
1.3.Thái độ:
Thói quen: :(GDKNS) Lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiển giao tiếp của bản thân.
Tính cách: thích tìm hiểu về từ ghép.
2 Nội dung học tập:
Cấu tạo và đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ, đẳng lập. 
3 Chuẩn bị:
GV: bảng phụ ghi ví dụ
HS: soạn bài
? Có các loại từ ghép nào?
? Nghĩa của mỗi loại từ ghép?
4 Tổ chức các hoạt động học tập
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: có mấy loại từ ghép? Từ “học hành” thuộc loại từ ghép gì?
Có 2 loại: chính phụ và đẳng lập.
Từ “học hành”là ghép đẳng lập.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
 Như vậy các em đã được học thế nào là từ ghép? Ở lớp 7, các em sẽ tìm hiểu cao hơn nữa. Đó là các loại từ ghép, cần phân biệt hai loại từ ghép như thế nào? Để nắm rõ hơn các em sẽ đi vào bài học. (gv ghi tựa bài lên bảng).
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu các loại từ ghép 
(10 phút)
GV gọi học sinh đọc yêu cầu 1 ( SGK 13 ). Cần chú ý những từ in đậm trong hai ví dụ.
? Từ “ Bà ngoại”, “ Thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào phụ?
 Bà ngoại phụ bổ sung cho chính
 Chính phụ ( chính trước, phụ sau )
 Thơm phức phụ bổ sung cho chính
 Chính phụ ( chính trước, phụ sau )
Đây là từ ghép chính phụ.
? Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào?
HS tả lời – GV nhận xét.
( Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính, chính đứng trước , phụ đứng sau. )
GV cho học sinh đọc ví dụ 2 ( SGK 14 )
Học sinh thảo luận đôi ( 1 phút )
( sử dụng phiếu học tập )
Câu hỏi: Có thể tách “ quần áo”, “trầm bổng” ra chính phụ không? Vì sao?
Không thể tách ra được. Vì các tiếng bình đẳng với nhau.
? Nếu không thể phân chia được thì gọi là từ ghép gì?
 - Từ ghép đẳng lập 
GV yêu cầu học sinh tìm ví dụ
Ví dụ: Bút chì ( chính phụ )
 Rau má ( chính phụ )
 Rau cải ( đẳng lập )
Đây cũng chính là nội dung ghi nhớ 1 ( SGK 14 )
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
(10 phút)
Nghĩa của từ ghép chính phụ:
Cho học sinh thảo luận theo bàn ( 2 phút )
Câu hỏi: Hãy so sánh nghĩa của từ 
“ Bà – Bà ngoại”
“ Thơm – Thơm phức”
* Nghĩa “ Bà ngoại” hẹp hơn “bà”
 “ Thơm phức” hẹp hơn “ thơm”.
Nghĩa của từ ghép đẳng lập
? Nghĩa của từ “ quần áo - quần / áo” như thế nào?
Giải thích:
Quần áo = nói chung
Quần = chỉ cái quần
Áo = chỉ cái áo 
Vậy “ quần áo” nghĩa khái quát hơn so với “ quần và áo”
Đây cũng chính là nội dung ghi nhớ 2 ( SGK 14 )
(GDKNS) Sau khi đã tìm hiểu rõ nghĩa của 2 loại từ ghép thì em cần lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiển giao tiếp của bản thân.
HĐ 3: Luyện tập (10 phút)
Bài tập 1(SGK 15)
? Phân loại từ ghép đã cho ở bài tập 1 thành đẳng lập, chính phụ.
Bài tập 2 ( SGK 15 )
Bài tập 3 ( SGK 15 ) Điền thêm tiếng để trở thành từ ghép đẳng lập
(Bài tập dành cho lớp chọn)
Bài tập 4 ( SGK 15 )
? Tại sao có thể nói “ 1 cuốn sách, 1 cuốn vở” mà không thể nói “ 1 cuốn sách vở”
Bài tập 5 ( SGK 16 )
Bài 6(sgk/16)
ICác loại từ ghép
1ví dụ 1
 Bà / ngoại
Chính phụ
Thơm / phức
Chính phụ
2/ vídụ 2
 Quần áo
 Trầm bổng
Là từ ghép đẳng lập
 Ghi nhớ (SGK14)
II Nghĩa của từ ghép
1Nghĩa từ ghép chính phụ
“bà ngoại” hẹp hơn “bà”
2Nghĩa từ ghép đẳng lập
“Quần áo” khái quát hơn nghĩa “quần” “áo”
 Ghi nhớ 2(SGK/14)
IIILuyện tập
Bài 1(SGK15)
Ghép chính phụ:xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
Ghép đẳng lập: suy nghĩ, chày lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Bài 2(SGK15)ghép chính phụ
Bút chì làm siêng
Thước kẻ ăn bám
Mưa rào trắng xóa
Vui tai nhát gan
Bài 3(sgk15)
Núi : đồi xinh : xắn
 rừng đẹp
học : tập ham : muốn
 hành thích
Bài4 (SGK15)
Sách vở : ghép đẳng lập dùng chung cho tất cả, nên ta không dùng một « cuốn sách vở » 
Sách, vở : tồn tại dưới dạng cá thể đếm được, nên ta có thể nói « 1 cuốn sách, 1 cuốn vở »
Bài 5(sgk15,16)
a không. Vì hoa hồng là tên một loài hoa, chứ không phải là màu sắc của hoa. Nên mọi thứ hoa có màu hồng không phải là hoa hồng
(câu b, c,d làm tương tự)
Bài 616
Mát tay :giỏi trong việc chữa bệnh.
Nóng lòng : muốn biết gấp gáp
Gang thép :không lùi bước, khó lay chuyển, cứng cỏi.
Tay chân :chỉ người thân tín
4.4 Tổng kết
? Có mấy loại từ ghép? Nghĩa của mỗi từ ghép?
? Các từ ghép sau đây là chính phụ hay đẳng lập?
1/Vôi tôi	2 Bút bi	3 Xanh ngắt	
4Mưa ngâu 	5 Thích mắt 	6 Mùa gặt 
 Từ ghép chính phụ
4.5 Hướng dẫn học tập
Đối với tiết học này:
Học bài, làm bài tập còn lại ( SGK 15; 16)
Tìm thêm vài ví dụ về từ ghép
Đối với tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “ liên kết trong văn bản”
Liên kết và phương tiện liên kết.
Tại sao cần phải có sự liên kết.
5 Phụ lục

File đính kèm:

  • docBai 1 Tu ghep.doc
Giáo án liên quan