Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng
I. MỤC TÊIU
1. Kiến thức
- HS biết : Nắm được thế nào là kể chuyện tưởng tượng, nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sư.
- HS hiểu : Vai trò của kể chuyện tưởng tượng trong văn tự sự
2. Kỹ năng
- Biết dùng trí tưởng tượng để kể sáng tạo câu chuyện ở mức độ đơn giản.
- Biết chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo.
3. Thái độ : Bồi dưỡng trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo của học sinh.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng
III. CHUẨN BỊ
- GV: Sách tham khảo, tư liệu
- HS: Soạn bi theo gợi ý GV
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức v kiểm diện(1 pht)
2 . Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3 pht)
Bài 14 Tiết 53 Tuần 14 Văn bản : KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết : Nắm được thế nào là kể chuyện tưởng tượng, nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sư. - HS hiểu : Vai trò của kể chuyện tưởng tượng trong văn tự sự 2. Kỹ năng - Biết dùng trí tưởng tượng để kể sáng tạo câu chuyện ở mức độ đơn giản. - Biết chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. 3. Thái độ : Bồi dưỡng trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo của học sinh. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng III. CHUẨN BỊ - GV: Sách tham khảo, tư liệu - HS: Soạn bài theo gợi ý GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện(1 phút) 2 . Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3 phút) 3. Tiến trình bài học: (34 phút) HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(1 phút) Lời vào bài: Trong văn tự sự, ngoài kể chuyện đời thường vẫn còn một cách kể chuyện. Đó là kể chuyện tưởng tượng. Vậy thế nào là kể chuyện tưởng tượng và tưởng tượng có vai tró như thế nào trong văn tự sự, tiết học này các em sẽ được tìm hiểu về điều này. Hoạt động 2:Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng(15 phút) - Học sinh kể tĩm tắt lại văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” ? Truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện tưởng tượng hay có thật ? - Chuyện tưởng tượng ? Trong truyện, người ta tưởng tượng ra những gì ? - Các bộ phận cơ thể người được tưởng tượng thành các nhân vật (Nhân vật có tên gọi riêng như: bác, cô, cậu, lão ) - Các nhân vật có nhà riêng, biết suy nghĩ, biết suy bì tị nạnh lẫn nhau ? Trong truyện, chi tiết nào tưởng tượng ? Chi tiết nào dựa vào thực tế ? - Chi tiết tưởng tượng : Cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay. Cậu Chân, cậu Tay cũng nói : “ ” rồi cả bọn kéo đến nhà lão Miệng - Chi tiết dựa vào sự thật : Khi không làm cho lão Miệng ăn thì cả bọn cảm thấy mệt mõi, rã rơiø. Chân, Tay không muốn cất mình lên chạy nhảy như trước. Mắt lúc nào cũng lờ đờ Tai lúc nào cũng nghe ù ù như xay lúa bên trong. Miệng nhợt nhạt cả hai môi ? Cách tưởng tượng như vậy có tác dụng gì? Mơc ®Ých - Mục đích: Thừa nhận chân lí: cơ thể là một thể thống nhất, Miệng có ăn các bộ phận mới khoẻ mạnh. ? Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thể hiện ý nghĩa gì ? - Ý nghĩa truyện : cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời khỏi tập thể, cộng đồng ? Vậy thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? - Truyện tưởng tượng là câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tượng tượng của mình, không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó LHVB đã học: Trong các truyện đã học, truyện nào là truyện tưởng tượng ? - Con Rồng cháu Tiên . Sơn Tinh Thủy Tinh - Ếâch ngồi đáy giếng Gv cho HS tìm hiểu cách kể chuyện tưởng tượng GV cho HS đọc truyện “Lục súc tranh công” ? Trong truyện, người ta tưởng tượng ra những gì ? - Trong truyện, người kể tưởng tượng sáu con vật biết nói tiếng người, kể công kể khổ như người ? Sự tưởng tượng ấy có dựa vào cơ sở sự thật nào không ? Đó là những cơ sở sự thật nào ? - Cơ sở sự thật : dựa vào công việc và ích lợi của mỗi con vật : + Trâu : kéo cày, ăn rơm cỏ + Chó : giữ nhà, ăn canh thừa, cơm cặn + Ngựa : kéo xe, xông pha trận mạc + Dê : ăn lá, ăn cỏ, cúng tế + Gà : gáy đúng giờ, chân gà giúp bói toán, bới rác + Lợn : thịt lợn dùng để cúng thần, cưới xin, tang ma, khao vọng ? Cách tưởng tượng ấy nhằm mục đích gì. - Mục đích :Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều cĩ ích cho con người, khơng nên so bì nhau. - HS đọc truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” ? Câu chuyện trên là câu chuyện có thật hay tưởng tượng ? - Đây là câu chuyện tưởng tượng ? Câu chuyện tưởng tượng trên dựa vào đâu ? - Dựa vào truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” và tục làm bánh chưng bánh giầy ngày tết của nhdân ta ? Vậy cách kể chuyện tưởng tượng như thế nào ? - Dựa vào những điều có thật có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa thêm nổi bật * Giáo viên mở rộng về vai rò của tưởng tượng trong văn tự sự : tưởng tượng càng lô-gíc, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao - Cách xây dựng truyện tưởng tượng : là dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa - Học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập(18 phút) - Cho HS đọc đề 1 sgk/134 ? Với đề này , ta nên lập những ý nào -Cuộc đọ sức giữa ST-TT ngày nay như cuộc chống b lụt - TT dâng nước làm ngập lụt cả vùng D9BSCL,dâng nước các dòng sông,đe dọa hệ thống đê điều -Cuộc chiến công của TT giống xưa - hậu duệ củaVHùng và ST đã có những p/ tiện mới -Em tưởng tượng cuộc đọ sức ấy ? MB,TB, KB ta làm như thế nào? - Cho HS đọc đề 5 sgk/134 - Cho HS lập thành bài đọc trước lớp I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng 1. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Tưởng tượng : các bộ phận của cơ thể người trở thành các nhân vật. Các nhân vật có nhà riêng, biết suy bì, tị nạnh lẫn nhau - Mục đích: Thừa nhận chân lí: cơ thể là một thể thống nhất, Miệng có ăn các bộ phận mới khoẻ mạnh. * Truyện tưởng tượng là câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tượng tượng của mình, không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó 2. Cách kể chuyện tưởng tượng a .Truyện “Lục súc tranh công” - Tưởng tượng sáu con vật biết nói tiếng người, kể công kể khổ như người - Mục đích :Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều cĩ ích cho con người, khơng nên so bì nhau. b. Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” - Dựa vào những điều có thật có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa thêm nổi bật * Ghi nhớ : SGK/133 II. Luyện tập 1 .Đề 1:SGK/134: Dàn bài a. Mở bài - Trận lũ lụt năm 2000 ở ĐBSCL - ST-TT lại đại chiến nhau trên chiến trường mới này b. Thân bài - Cảnh TT khiêu chiến, tấn công với những vũ khí như cũ gấp bội, ác liệt hơn - Cảnh ST thời nay chống lũ: Huy động sức mạnh tổng lực - Các phương tiện thông tin hiện đại -Cảnh công an nhân dân chống lũ - Cảnh nhà nước quyên góp - Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân c. Kết bà : Cuối cùng, TT lại 1 lần nữa chịu thua những chàng ST của thế kĩ 21 2 . Đề bài 5 : Kể lại chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thề xảy ra * Dàn bài : a. Mở bài :Nêu lý do về thăm trường cũ b. Thân bài : - Cổng trường đã được xây mới - Quang cảnh chung của sân trừơng : + Cảnh sân trường : Những hàng cây, cột cờ + Dãy phòng học đã được xây mới, to hơn, đẹp hơn, nhiều phòng hơn + Cuộc gặp gỡ, trò chuyện với thầy cô cũ(hỏi thăm sức khỏe, gia đình, công việc, học tập, công tác ) c. Kết bài : Cảm xúc khi tạm biệt mái trường 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(3 phút) Câu 1: Thế nào là chuyện tưởng tượng ? Đáp án : Truyện tưởng tượng là câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tượng tượng của mình, không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó Câu 2 : Truyện tưởng tượng được kể như thế nào ? Đáp án : Dựa vào những điều có thật có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa thêm nổi bật Câu 3 : Trong các câu sau, câu nào có yếu tố tưởng tượng ? A. Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng, dù bận rộn đến đâu nhà em cũng không thay đổi lệ đó B. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mấy người bạn thức canh nồi bánh chưng C. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả, mọi vật đều chìm vào im lặng D. Bỗng em nghe thấy một tiếng nói lạ và thấy một người tóc búi củ hành ăn mặc kiểu xưa cũ, nhìn em mỉm cười 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(4 phút) * Đối với bài học ở tiết học này - Học thuộc bài - Lập dàn ý cho các bài tập còn lại. Tập viết thành bài văn kể chuyện tưởng tượng * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị bài : Ôn tập truyện dân gian + Xem lại định nghĩa các thể loại truyện dân gian đã học + Luyện đọc diễn cảm các văn bản đã học + Tìm đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại V. PHỤ LỤC :Tư liệu VI. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung.................................................................................................................................................... ........................................ b.Phương pháp.................................................................................................................................................... ............................ c.Đồ dùng thiết bị dạy học .....................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Ngu van 6 tuan 13 tiet 53 Ke chuyen tuong tuong.doc