Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 31: Ngôi kể trong văn tự sự

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.

- Nắm được sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất

- Nhận ra đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy.

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

- Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu văn bản tự sự

* Kĩ năng sống.

- Nhận thức, lắng nghe, hợp tác, giao tiếp.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B.Chuẩn bị.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 31: Ngôi kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2014 Tiết: 31- Tuần: 8
 Tập làm văn:
NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Nắm được sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
- Nhận ra đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng bài dạy.
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu văn bản tự sự
* Kĩ năng sống.
- Nhận thức, lắng nghe, hợp tác, giao tiếp.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B.Chuẩn bị.
* Giáo viên: - Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
* Học sinh : - Sách giáo khoa. - Soạn bài ở nhà. - Vở ghi chép.
C. Phương pháp.
- PP: Nêu vấn đề, vấn đáp , thảo luận nhóm.
- KT: Động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi...
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chứ:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
6a3
6a6
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi :
 ? Khi nói và viết chúng ta hay mắc phải những lỗi nào? 
 ? Làm bài tập 2
Đáp án: 
 - Lỗi lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm.
a. Thay linh động = sinh động.
- Linh động : không rập khuôn, máy móc các nguyên tắc.
- Sinh động : gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.
b. Bàng quang = bàng quan
- Bàng quang : bọng chứa nước tiểu.
- Bàng quan : Dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.
c. Thủ tục = hủ tục
- Thủ tục : Những qui định hành chính cần phải tuân theo.
- Hủ tục : Những thói quen lạc hậu cần bài trừ.
3. Giảng bài mới:
 Đặt vấn đề bài mới: Các câu chuyện thần thoại, cổ tích đã học người kể thường giấu mình như truyện Cây bút thần. Thực tế có còn cách kể nào khác không ? Vì sao có khi người kể xưng tôi, có khi không? Khi xưng tôi, tác giả và người kể có phải là 1 không? Khi kể chuyện( Miệng, viết) ta nên chọn ngôi kể như thế nào cô và các con sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Bài này chúng ta học trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta sẽ tìm hiểu về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự, tiết 2 sẽ luyện tập.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngôi kể
Gv gọi hs đọc phần I sgk
? Ngôi kể là gì
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
GV: Khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi kể thứ nhất.
Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể thì gọi là ngôi kể thứ ba.
* GV treo bảng phụ chép đoạn văn 1 (88) (Slide2)
Gọi HS đọc.
? Đoạn 1 được kể theo ngôi kể nào?.
HS: Ngôi thứ ba
? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?.
Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của chúng ( vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vua...)
* GV: Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt ( nhưng thật ra người kể vẫn có mặt ở khắp nơi trong toàn truyện).
? Vậy em hiểu như thế nào về ngôi kể thứ 3?
- 3 HS phát biểu
GV: Với cách kể này, người kể có thể linh kể hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Đây là ngôi kể hay được sử dụng.
GV trình chiếu đoạn văn 2 ( Slide 3)
HS đọc đoạn văn 2 
? Đoạn 2 được kể theo ngôi nào?.
kể theo ngôi kể thứ nhất, 
? Làm sao nhận ra điều đó?( Người kể tự xưng mình là gì?)
- HS: Người kể xưng "tôi"
? Người xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? Dế mèn hay tác giả?
- Dế Mèn -> không phải tác giả Tô Hoài
? Tại sao biết đó là Dế Mèn?
- Bởi Dế mèn kể tại sao lại có cơ thể cường tráng ( ăn uống điều độ)
* GV chốt: ĐV kể theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật Dế Mèn tự xưng tôi
? Đoạn văn trên người kể sử dụng ngôi thứ nhất? Em có nhận xét gì về ngôi kể này?
- Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
* GV: Đây cũng là cách kể thường gặp trong tác phẩm tự sự.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
? Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế? Vì sao?
- Ngôi thứ 3 vì ngôi này có tính khái quát hơn, người kể có thể ở mọi nơi...
? Ngôi kể nào chỉ kể được những gì mình biết và đã trải qua?
- Ngôi 1 -> tính chủ quan
GV: Khi dùng ngôi kể thứ nhất, có thể xảy ra 2 khả năng:
 - Nhân vật xưng tôi chính là tác giả ( thường gặp trong các tác phẩm hồi kí, tự truyện).
- Nhưng nhiều khi nhân vật xưng tôi không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy, “ Tôi” chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy...( đoạn 2)
-> Khi đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.
? Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 -> ngôi 3, thay “tôi” -> Dế Mèn thì đoạn văn sẽ như thế nào?( Thảo luận nhóm bàn)
GV trình chiếu đoạn văn đã thay đổi ngôi kể ( Slide 4)
- Đoạn văn sẽ mang tính khái quát hơn -> không phù hợp vì người ngoài không để ý và biết được như thế nào về Dế Mèn
? Có thể đổi ngôi 3 thành ngôi 1 trong đoạn văn 1 được không? Vì sao?
- Không nên vì nếu đổi phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung câu chuyện cũng phải thêm bớt mới phù hợp với cách kể mới.
? Khi kể chuyện ta cần phải chú ý điều gì?
HS: Lựa chọn ngôi kể thích hợp.
? Bài học cần ghi nhớ gì?
- 2 HS phát biểu -> 1 HS đọc ghi nhớ
Bài tập: ( Slide 5)
 Dùng ngôi kể thứ nhất ( kể miệng) về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
GV gọi hs trình bày
GV nhận xét- cho điểm.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
1. Ngôi kể
1.1. Ngôi kể là gì?
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
1.2. Các ngôi kể thường gặp.
- Đoạn 1: Kể theo ngôi kể thứ ba. 
-> người kể giấu minh đi, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng
- Đoạn văn 2: kể theo ngôi kể thứ nhất.
-> người kể xưng "tôi"
2. Vai trò của ngôi kể trong 
văn tự sự
- Ngôi 3: kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi 1: có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình
=> lựa chọn ngôi kể thích hợp,
 linh hoạt.
3. Ghi nhớ: sgk (89)
4. Củng cố:
? Có mấy ngôi kể thường gặp?
? Thế nào là ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba? Tác dụng của từng ngôi kể?
- Có 2 ngôi kể.
- Ngôi thứ ba: người kể giấu minh đi, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng,kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi thứ nhất: người kể xưng "tôi",có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình
5. Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới( Slide 6)
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ nắm được khái niệm ngôi kể, các loại ngôi kể và vai trò của chúng.
- Lựa chọn một số truyện đã học và kể bằng ngôi kể thứ nhất.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau:
- Chuẩn bị phần luyện tập của bài Ngôi kể trong văn tự sự
- Tiết 32 học tiếp bài Ngôi kể trong văn tự sự
E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBai 8 Ngoi ke trong van tu su.doc
Giáo án liên quan