Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 21 đến tiết 24

I. Mục tiêu bài học.

- Thông qua bài giảng giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ . Qua câu chuyện , các em thấy được ước mơ , niềm tin ở đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo yêu hoà bình của nhân dân ta.

- Giáo dục cho các em lòng yêu chuộng hoà bình , cảnh giác với những thủ đoạn gian trá.

- Rèn kỹ năng kể chuyện , kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị :

+ Thầy : Tranh ảnh minh hoạ , bảng phụ hoặc đèn chiếu ghi những sự việc chính , chi tiết kỳ ảo .

+ Trò : Đọc và soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học.

A. Ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng.

B. Kiểm tra bài cũ.

? Lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc có đặc điểm gì? Thế nào là một

đoạn văn?

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 21 đến tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t gì về cách kể chuyện ở chiến công đầu của Thạch Sanh?
- Dùng yếu tố kì ảo, hoang đường.
? Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo hoang đường ấy?
- Làm nổi bật dũng khí phi thường của Thạch Sanh.
GV : Sau khi giết chằn Tinh , trở về nhà , gọi cửa mẹ con Lí Thông sau vài phút sợ hãi - tĩnh tâm trở lại chúng biết được việc làm của Thạch Sanh , Lí Thông đã khuyên Thạch Sanh đi trốn.
? Vậy mẹ con Lí Thông đã khuyên chàng bỏ trốn vì lí do gì?
- Hòng cướp công đem đầu yêu quái nộp cho vua, được vua khen và được phong là Quận công.
? Hành động cướp công của mẹ con Lí Thông cho ta hiểu thêm gì về bản chất của chàng?
GV: Dù bị lừa song Thạch Sanh vẫn một lòng một dạ tin lời mẹ con Lí Thông , chàng còn có những chiến công nào nữa?
Cho Hs đọc đoạn " Vua có ccông chúa tr.62 ... lấp kín của hang lại" tr. 64.
? Nêu nội dung đoạn vừa đọc?
? Thử thách thứ hai đến với Thạch Sanh là gì?
- Lí Thông lừa Thạch Sanh xuống hang sâu , chàng đã giết đại bàng , cứu công chúa.
? Sau khi Thạch Sanh cứu công chứ . Lí Thông đã có hành động gì?
- Ra lệnh cho quân sĩ vần đá, lấp kín cửa hang.
? Theo em vì sao Thạch Sanh nhận lời xuống hang cứu công chúa?
- Chàng vẫn tin Lí Thông.
- Chàng không nỡ thấy người bị nạn mà không cứu.
GV: Đúng, vốn là người hiền lành, lại giàu ơn nghĩa , Thạch Sanh luôn tin lời Lí Thông nên đã không lường trước được hậu quả.
? Nếu là Thạch Sanh , biết được tâm địa của Lí Thông em có quyết định xuống hang cứu công chúa không?
- Vẫn xuống , vì bản chất của chàng là người tốt bụng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác , biết công chúa bị nạn chắc chắn Thạch Sanh không thể từ chối.
? Chiến công thứ hai của Thạch Sanh diễn ra như thế nào , em hãy thuật lại?
- Thạch Sanh dùng cung tên vàng , bắn trọng thương đại bàng , tự mình xuống hang sâu.
- Đại bàng vung cánh , chĩa vuốt lao đến . Thạch Sanh dùng cung tên bắn mù mắt , vung búa chặt đứt vuốt sắt , bỗ vỡ đôi đầu con quái vật.
? Sau khi giết được đại bàng . Thạch Sanh đã làm gì?
- Lấy dây buộc vào công chúa để quân lính kéo nàng lên trước.
? Chiến công này tiếp tực khẳng định phẩm chất nào của Thạch Sanh?
GV: Đến lúc này Thạch Sanh mới thực sự biết mình bị Lí Thông đánh lừa, làm hại. Trong khi tìm lối thoát , chàng cứu được con vua Thuỷ Tề.
? Dưới Thuỷ cung, vua Thuỷ Tề đã tặng vật gì cho Thạch Sanh?
- Tặng Thạch Sanh cây đàn.
Cùng với cây đàn trở về nơi gốc đa xưa . Thạch Sanh gặp những rắc rối nào?
- Hs đọc " Hồn chằn tinh tr. 64 ... hoá kiếp thành bọ hung"
 tr. 64.
? Đoạn vừa đọc kể chuyện gì? Lể tóm tắt ?
- Hồn chằn Tinh và đại bàng đã kết hợp với nhau vu vạ cho Thạch Sanh lấy trộm của cải của nhà vua . Chàng bị bắt và bị vào tù.
? Trong ngục tối , tiếng đàn ngân nga của Thạch Sanh đã làm nên điều kỳ diệu gì?
- Làm cho công chúa biết nói.
? Thực ra công chúa có bị câm thực không ? Vì sao?
- Vì nàng quá uất ức trước sự gian ngoa , xảo quyệt của Lí Thông.
? Nghe thấy tiếng đàn công chúa đã phát hiện ra điều gì?
- Nhận ra người đánh đàn là người cứu mình 
GV: Và công chúa đã xin nhà vua thả Thạch Sanh ra . Sau đó Thạch Sanh đã vạch trần tội ác hãm hại người của Lí Thông.
? Qua đó , em hiểu nhờ đâu mà Thạch Sanh thoát nạn?
? Em có nhận xét gì về chi tiết tiếng đàn trong truyện , chi tiết này có tác dụng gì?
- Đây là yếu tố hoang đường kì lạ. Nó được xuất hiện đúng vào lúc câu chuyện đến cao trào . Có tác dụng làm cho cao trào truyện được giải quyết thể hiện ước mơ người thiện gặp lành.
? Em có nhận xét gì về Thạch Sanh qua các thử thách mà chàng đã trải qua?
GV: Mọi việc làm của Thạch Sanh đều là những việc làm tốt chiến đấu cho điều thiện, diệt trừ cái ác mà không mảy may vì quyền lợi của riêng mình .
? Xây dựng nhân vật Thạch Sanh, người xưa muốn gửi gắm điều gì?
- Niềm tin vào bản chất của người lao động : Thật thà, nhân hậu , dũng cảm sẵn sàng làm việc nghĩa vì người khác.
GV: TRong ước mơ của nhân dân luôn mong muốn con người có tài năng xuất chúng để diệt trừ cái ác . Tài năng ấy phải được xuất phát từ tâm đức , lòng yêu thương con người . Thạch Sanh chính là biểu tượng thể hiện được niềm tin mãnh liệt đó về giá trị tốt đẹp của nhân dân . Vì lẽ đó , câu chuyện về chàng sống mãi với thời gian.
? Truyện kết thúc như thế nào?
Hs đọc đoạn còn lại.
- Sau khi vạch trần được bộ mặt gian ngoa xảo trá của Lí Thông , Thạch Sanh và công chúa nên duyên vợ chồng.
? Nhưng rồi chuyện công chúa lấy Thạch Sanh đã gây ra phản ứng gì ở các hoàng tử các nước chư hầu?
- Là nỗi sỉ nhục - họ kéo quân sang đánh .
GV: Thạch Sanh đã xin nhà vua cho mình đi đánh giặc .
? Thạch Sanh đã làm lui quân giặc bằng cách nào?
- Tiếng đàn cất lên , quân 18 nước bủn rủn chân tay , không nghĩ được chuyện đánh nhau , buộc phải xin hàng.
? Cuối cùng Thạch Sanh còn có việc làm gì?
- Dọn cơm thiết đãi kẻ thua trận.
? Trong truyện ta thấy tiếng đàn của Thạch Sanh đã xuất hiện mấy lần, xuất hiện trong những hoàn cảnh nào? có tác dụng gì?
- Khi Thạch Sanh trong ngục - cứu chàng thoát nạn.
- Khi giặc xâm lược - cứu nước khỏi ngoại xâm.
? Theo em chi tiết tiếng đàn trong truyện này có ý nghĩa gì?
- Thể hiện sự công bằng , đòi công lý cho Thạch Sanh.
- Thể hiện tình cảm nhân đạo , thái độ rộng lượng khoan dung rộng lớn của Thạch Sanh.
GV: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh làm lui giặc mà không cần đổ máu hy sinh, Phải chăng đó chính là tiếng đàn công lý và cũng là tiếng đàn đại diện cho cái thiện , cho tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta . Đó là vũ khí đặc biệt , vũ khí của lòng nhân ái để cảm hoá kẻ thù.
? Chi tiết " Niêu cơm ăn mãi không hết " có ý nghĩa gì?
- Niêu cơm thần kỳ ăn hết lại đầy làm cho quân giặc khâm phục ngạc nhiên.
- Nói lên sức mạnh vô địch , tấm lòng nhân đạo tư tưởng yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta
GV: Đó chính là biểu tượng cao đẹp của lòng nhân nghĩa tư tưởng yêu nước , yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.
? Trong truyện cổ tích , theo em các nhân vật như Lí Thông tượng trưng cho điều gì?
- Cái ác, điều ác.
?Truyện có kết thúc bằng sự việc Thạch Sanh lên làm vua, em có suy nghĩ gì về sự việc này?
- Đó là phần thưởng xứng đáng cho người dũng sĩ có tấm lòng nhân đạo , tình yêu thương con người.
? Kết thúc này biểu hiện quan niệm nào của nhân dân ?
- cái ác nhất định bị trừng trị , chiến thắng nhất định thuộc về cái thiện . Đó là ước mơ , niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng . Đó cũng là thể hiện bản chất vốn có của con người Việt Nam giàu lòng nhân ái , yêu chuộng hoà bình.
? Những mơ ước ấy đã được nhân dân gửi gắm qua yếu tố nghệ thuật nào?
- Chi tiết thần kỳ, kì ảo.
- Truyện có nhiều chi tiết thần kỳ độc đáo và giàu ý nghĩa.
? Những chi tiết thần kỳ trong truyện là những chi tiết nào?
- Cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần.
? Với những yếu tố nghệ thuật sáng tạo ấy , truyện có ý nghĩa gì?
- Kể về những chiến công của dũng sĩ Thạch Sanh.
- Thể hiện lòng nhân đạo , yêu chuộng hoà bình của dân tộc.
b. Thạch Sanh diệt chằn Tinh.
- Chằn Tinh là loài yêu quái rất hung dữ.
- Thạch Sanh bình tĩnh , dũng cảm đầy mưu trí để giết yêu quái.
- Mẹ con Lí Thông xảo trá, lọc lừa.
c, Thạch Sanh diệt đại bàng.
- Thạch Sanh không sợ nguy hiểm , sẵn sàng cứu người bị hại .
- Thạch Sanh chiến đấu dũng cảm, chiến thắng đại bàng cứu công chúa.
- Thạch Sanh không ham tiền bạc.
d, Thạch Sanh bị hãm hại và được giải oan.
- Nhờ tiếng đàn , công chúa đã cứu được Thạch Sanh.
- Trong mọi thử thách Thạch Sanh là người tốt bụng , thật thà , tài năng đầy mưu trí.
- Truyện thể hiện niềm tin vào phẩm chất của người lao động.
3, Kết thúc truyện.
- Thạch Sanh lấy công chúa được truyền ngôi .
- Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hoá bọ hung.
Đây là kết thúc có hậu.
IV. Tổng kết 
1, Nghệ thuật.
2, Nội dung.
D. Luyện tập- củng cố 
? Trong truyện em thích nhất sự việc nào? Vì sao?
? Em có đồng ý với kết thúc truyện của người xưa không? Vì sao?
- Kết thúc đó phù hợp với ước nguyện vốn có của dân tộc . Người ở hiền phải được gặp lành, kẻ ác cần được trừng trị.
* Bài tập : Hảy tưởng tượng cảnh gặp gỡ của em với Thạch Sanh và nghe chàng kể lại chuyện này.
- Hs thảo luận nhóm định hướng.
- Về nhà làm bài tập.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu phần đọc thêm tr. 67.
- Học nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập vừa hướng dẫn và bài tập 4 tr. 67.
Chuẩn bị bài " Chữa lỗi dùng từ " 
IV. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................
Tiết 23 : Chữa lỗi dùng từ
Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt.
- Hs nắm được thế nào là phép lặp và lỗi lặp từ , cho Hs phân biệt được các từ gần âm khác nghĩa.
- Luyện kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi , cách chữa lỗi.
- Giáo dục ý thức sử dụng từ đúng.
II. Chuẩn bị :
+ Thầy : 
- Chấm bài kiểm tra để lấy ví dụ.
- Ghi lên bảng phụ hoặc giấy trong những câu, đoạn có lỗi sai.
+ Trò : 
- Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
? Kể ngắn gọn truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa của truyện?
C. Bài mới .
Trong Tiếng Việt có một số từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau . Nhưng do hoàn cảnh giao tiếp người sử dụng có thể dùng nhầm. Vậy hay nhầm và mắc lỗi nhất ở những âm nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
GV đưa ra bảng phụ hoặc đèn chiếu , yêu cầu Hs đọc bảng phụ.
? Trong đoạn văn a nhứng từ ngữ nào được lặp lại?
- Tre : 7 lần , giữ : 4 lần , anh hùng : 2 lần 
? Việc lặp đi lặp lại như vậy có mục đích gì?
- Khẳng định vai trò ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam.
GV: Như vậy việc viêck lăpợ từ " tre " 7 lần , " Giữ : 4 lần " , " anh hùng : 2 lần " có dụng ý nhấn mạnh , khẳng định vai trò sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam.
Lặp lại mà có dụng ý người ta gọi là sử dụng phép lặp.
? Trong đoạn văn b có từ ngữ nào được lặp lại?
- Ngữ : Truyện dân gian : 2 lần.
? Em có nhận xét gì về câu văn trên?
- ý văn luẩn quẩn , lặp lại nhàm chán.
? Do đâu?
- Do lặp ngữ thừa, không cần thiết .
GV: Do diễn đạt còm kém.
? Vậy khi nào được dùng phép lặp , khi nào không dùng phép lặp?
? Theo em có th

File đính kèm:

  • docBai 6 Thach Sanh.doc