Giáo án môn Nghề Tin học THCS - Chương trình cả năm
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: (Về kiến thức, kỹ năng, thái độ)
- HS hiểu được những khái niệm cơ bản về Tin học, máy tính, các thành phần cơ bản của máy tính.
- Nắm được cơ bản cấu trúc máy tính và phần mềm máy tính
- Tạo niềm say mê cho hs, có thái độ học tập nghiêm túc, biết yêu quý nghề tin học ứng dụng
II/ CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO DẠY VÀ HỌC:
Dạy: Tài liệu giảng dạy, giáo án, máy chiếu, máy tính, 1 số thiết bị máy tính tháo dời (chuột, bàn phím, ổ cứng, ram, bộ nguồn .)
Học: Ý thức, thái độ, tìm hiểu qua về thông tin và máy tính thông qua sách báo và thực tế.
III/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp: 1phút
- Điểm danh HS kiểm tra sĩ số lớp.
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: . phút
3. Nội dung bài giảng: 170phút
TT Hoạt động của Thầy
và Trò TG
(phút) Nội dung bài giảng
1 60 1. Các khái niệm cơ bản
GV đặt câu hỏi
- Thông tin là gì? lấy ví dụ minh hoạ.
HS đọc tài liệu trả lời
GV: Tổng kết
- Dữ liệu là gì?
HS: trả lời Nhận xét
GV: Tổng kết 1.1. Khái niệm thông tin, dữ liệu
+ Thông tin là tập hợp các tin tức có một cấu trúc nhất định giúp ta hiểu rõ về một vấn đề nào đó.
+ Dữ liệu là những thông tin được đưa vào trong máy tính( các số liệu, kí hiệu "chữ viết, ký tự đặc biệt", tín hiệu vật lý "âm thanh, hình ảnh").
1.2. Khái niệm công nghệ thông tin
- Nêu những ảnh hưởng của ngành CNTT đến đời sống?
- HS: TL1, TL2 Nhận xét
- Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tn một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật (máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác)
- Máy tính được dùng để làm gì?
HS: trả lời Nhận xét
GV: Tổng kết 1.3. Khái niệm máy tính
- Máy tính là thiết bị dùng để lưu trữ và xử lý thông tin một cách tự động theo một chương trình định trước.
2 60 2. Các thành phần của máy tính
2.1. Một số bộ phận chính bên trong hộp máy
- Theo em bộ nguồn có chức năng gì?
HS: TL1, TL2 Nhận xét
a. Bộ nguồn
- Là một trong những thành phần cốt lõi của hệ thống máy tính, nó cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tất cả các bộ phận trong hệ thống máy tính.
GV giới thiệu bảng mạch chính, giải thích các khe cắm trên bảng mạch chính. b. Bảng mạch chính
- Là nơi liên kết các vi mạch của hệ thống máy tính với nhau, nó chứa tất cả các vi mạch chính của hệ thống máy tính.
: - ĐVĐ: Việc bố trí các thông tin và dữ liệu theo bảng còn cho phép thực hiện 1 số tính toán đơn giản, chẳng hạn tính tổng theo cột hay theo hàng. Vậy làm thế nào để thực hiện được việc tính toán đơn giản đó? - Hướng dẫn cách xác định địa chỉ các ô trong bảng và lấy ví dụ minh hoạ. - Các ô gộp được xác định như thế nào? Trò: Lắng nghe, tiếp thu, suy nghĩ trả lời câu hỏi của thầy, ghi chép Thầy: - Hướng dẫn và giải thích các bước thực hiện tính toán đơn giản - Nêu cú pháp 2 hàm thông dụng: hàm SUM và hàm Average; giải thích cú pháp - Giải thích hộp thoại Thầy: - Hướng dẫn các bước cụ thể việc tính tổng. - Lấy vị dụ minh hoạ cho các hàm tính tổng. - Nêu cách tính tổng cho cột thứ 2? - Lấy ví dụ minh hoạ cho hàm tính trung bình - Nêu cách tính trung bình cho hàng thứ 3? - Hướng dẫn cách tính tổng bằng nút lệnh AutoSum. Trò: Lắng nghe, tiếp thu, suy nghĩ trả lời câu hỏi của thầy, ghi chép 4. Thực hiện các tính toán đơn giản trên bảng Tính toán trên bảng là thực hiện các phép tính với nội dung bằng số trong các ô. Các phép tính toán chỉ được thực hiện với các ô có nội dung là số, còn với các ô có nội dung không phải là số thì được gán cho giá trị số = 0. a). Địa chỉ của các ô trong bảng Để thực hiện việc tính toán mỗi ô trong bảng được gán cho 1 địa chỉ cụ thể. Người ta đánh số ngầm định các cột trong bảng theo thứ tự A, B, C,... từ trái qua phải; còn các hàng được đánh số 1, 2, 3,... từ trên xuống. Các chữ số này được gọi là địa chỉ của cột hay hàng tương ứng. Mỗi ô trong bảng có địa chỉ gồm 2 phần: phần đầu là địa chỉ cột và phần thứ hai là địa chỉ hàng. Ví dụ: Ô A1 là ô ở hàng 1 cột đầu tiên Ô C5 là cột thứ 3 hàng 5. Cách đánh địa chỉ được minh hoạ như sau: A B C D 1 A1 B1 C1 D1 2 A2 B2 C2 D2 3 A3 B3 C3 D3 ......... .......... ........... ........... Còn các ô gộp được gán địa chỉ của ô trên cùng bên trái. Cách đánh địa chỉ của ô gộp được minh hoạ như sau: A B C D 1 A1 B1 2 B2 D2 3 A3 B3 C3 D3 ......... .......... ........... ........... b). Thực hiện tính toán đơn giản Để thực hiện tính toán với các số liệu trong bảng phải thực hiện theo 3 bước sau: Bước 1: Chỉ rõ nơi kết quả sẽ được lưu. Nơi lưu kết quả phải là vị trí trong 1 ô trên bảng. Muốn lưu ở ô nào cần đặt dấu chèn tại ô đó. Bước 2: Chỉ ra công thức tính toán; Word cung cấp sẵn 1 số công thức thông dụng. Mỗi công thức có 1 cú pháp nhất định. Chúng ta chỉ đề cập tới 2 công thức đơn giản nhất: công thức tính tổng SUM và công thức tính trung bình AVERAGE. Việc lấy công thức nhờ lệnh Formula trong Table. Bước 3: Liệt kê địa chỉ của các ô trong công thức tính toán. Bằng cách sử dụng địa chỉ của các ô, khi số liệu trong các ô thay đổi thì kết quả cũng được thay đổi theo. Cú pháp của 2 công thức: SUM và AVERAGE là: =SUM(địa_chỉ_1,địa_chỉ_2,...,địa_chỉ_n) =AVERAGE(địa_chỉ_1,địa_chỉ_2,...,địa_chỉ_n) Trong đó: địa_chỉ_1, địa_chỉ_2,..., địa_chỉ_n là địa chỉ các ô. Chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy. Các công thức trên được thông qua lệnh Table/Formula. Khi chọn lệnh Table/Formula thì hộp thoại Formula xuất hiện, để ta cho địa chỉ của các ô Mọi ô đứng trên, cùng 1 cột Cuối cùng chọn OK. Chú ý: Không thể gõ trực tiếp công thức vào trong ô chứa kết quả mà phải sử dụng lệnh Formula trong bảng chọn Table. c) Tính tổng và tính trung bình cộng - Việc tính tổng của 1 cột hay 1 hàng được thực hiện theo các bước sau: *Tính tổng Bước 1: Đặt điểm trỏ lên ô cần chứa giá trị tổng. Bước 2: Mở mục chọn Table | Formula.., hộp thoại Formula xuất hiện: ở mục Formula, gõ vào công thức cần tính. Có 3 loại công thức tính tổng: =SUM(ABOVE) – tính tổng các dòng từ trên dòng đặt điểm trỏ. =SUM(LEFT) – tính tổng cho các dòng bên trái dòng đặt điểm trỏ. =SUM(RIGHT) – tính tổng cho các dòng bên phải dòng đặt điểm trỏ. Cuối cùng nhấn OK để hoàn tất việc tính tổng. * Tính trung bình cộng Bước 1: Đặt điểm trỏ lên ô cần chứa giá trị tổng. Bước 2: Mở mục chọn Table/ Formula .., hộp thoại Formula xuất hiện ở mục Formula, gõ vào công thức cần tính. Có 3 loại công thức tính trung bình cộng: =AVERAGE(ABOVE) – tính trung bình cộng các dòng từ trên dòng đặt điểm trỏ. =AVERAGE(LEFT) – tính trung bình cộng cho các dòng bên trái dòng đặt điểm trỏ. =AVERAGE(RIGHT) – tính trung bình cộng cho các dòng bên phải Cuối cùng nhấn OK để hoàn tất việc tính trung bình. Lưu ý: Trong trường hợp tổng quát ô lưu giữ kết quả không nhất thiết phải cùng hàng hay cùng cột với các ô được tính tổng hay trung bình nhưng thông thường thì ô lưu giữ kết quả sẽ đứng cuối hàng hay cuối cột cần tính. Ví dụ: - Tính tổng cho cột thứ hai: =sum(b:b) - Tính tổng cho hàng thứ ba: =sum(3:3) - Tính trung bình cộng cho cột thứ hai: =Average(b:b) - Tính trung bình cộng cho hàng thứ ba: = Average(3:3) * Ngoài ra để thực hiện việc tính tổng của 1 cột ta thực hiện nhanh như sau: - Nháy chuột vào nút AutoSum trên thanh công cụ Table and Border và sẽ nhận được ngay kết quả. Tương tự nếu đặt dấu chèn vào ô cuối cùng của hàng và nháy nút Auto Sum thì sẽ tính tổng theo hàng thứ 1. Trong trường hợp ô có dấu chèn là ô có cả các ô bên trái và ô đứng trên (chẳng hạn ô chứa dấu chèn là ô bên phải của hàng cuối cùng) thì nút lệnh sẽ tính tổng theo cột. Muốn tính theo hàng chứ không phải tính theo cột thì phải sửa đổi công thức thành =sum(left). 5 Thầy: - ĐVĐ: Ngoài các khả năng tính toán đơn giản nói trên còn có thể sắp xếp các hàng của 1 bảng theo thứ tự tăng dần hay giảm dần. Vậy làm thế nào để sắp xếp được dữ liệu trong bảng? - Giải thích 2 nút lệnh , - Muốn sắp xếp 1 cột nào đó theo thứ tự tăng dần thì làm thế nào? -Hướng dẫn và giải thích cách sắp xếp dữ liệu trong bảng thông qua hộp thoại Sort - Muốn sắp xếp dữ liệu theo 2 cột thì làm thế nào? Trò: Lắng nghe, tiếp thu, suy nghĩ trả lời câu hỏi của thầy, ghi chép 5. Sắp xếp dữ liệu trong bảng Để sắp xếp dữ liệu trong bảng ta có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau: Cách 1: Sử dụng các nút và nút trên thanh công cụ Table and Border. Để sắp xếp đặt dấu chèn tại 1 ô tuỳ ý của cột cần sắp xếp (sắp xếp theo 1 cột). - Nháy nút Sort Ascending (sắp xếp tăng dần), hay: - Nháy nút Sort Descending (sắp xếp giảm dần) * Chú ý: + Khi thực hiện cách này thì hàng đầu tiên của bảng được giữ nguyên vị trí vì Word xem đó là hàng tiêu đề chứ không phải là hàng chứa dữ liệu cần sắp xếp. + Các cột có nội dung văn bản (không phải số) được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Anh. Cách 2: Có thể sắp xếp các hàng của 1 bảng theo thứ tự số liệu của 3 cột bằng lệnh Table/Sort trong hộp thoại Sort : - Nếu muốn sắp xếp cả hàng đầu tiên thì đánh dấu tuỳ chọn No Header Row (không có dòng tiêu đề). Ngược lại thì đánh dấu tuỳ chọn vào Header Row (Có dòng tiêu đề). - Chỉ ra thứ tự sử dụng các cột khi sắp xếp dữ liệu, có nghĩa là nếu cột đầu tiên có giá trị như nhau thì sắp xếp theo cột thứ hai,v.v... có tối đa là 3 cột. - Chọn nút OK. IV. củng cố kiến thức bài giảng: ...... phút 1.Các cách tạo bảng *Cách 1: Sử dụng mục chọn insert Table *Cách 2:Sử dụng thanh công cụ. 2.Các thao tác đối với bảng *Sửa cấu trúc của bảng *Hợp nhiều ô thành một ô. *Chia một ô thanh nhiều ô *Tách một bảng thành hai bảng. *Định dạng các văn bản trong ô. 3. Kẻ đường biên, đường lưới của bảng 4. Sắp xếp dữ liệu trong bảng. 5.Tính toán đơn giản trong bảng. * Tính tổng * Tính trung bình cộng. V. hướng dẫn học sinh học ở nhà: ...... phút STT Họ và tên Điểm thi Tổng điểm Tính điểm trung bình Toán Lý Hoá 1 Nguyễn Văn An 9 7.5 6.5 2 Trần Thị Hoà 7 5.5 4.5 3 Phạm Lan Hương 5.5 8 6 4 Nguyễn Văn Hùng 7 8 9 Yêu cầu: 1. Soạn thảo và định dạng bảng điểm theo mẫu trên; 2. Tính cột tổng điểm = Toán + Lý + Hoá (Dùng Formula). 3.Tính cột điểm trung bình =(Toán+Lý+Hoá)/3 4. Thực hiện sắp xếp dữ liệu trong bảng theo chiều tăng dần (Theo cột tổngđiểm). VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................. giáo án Số: 12 Tên bài dạy: thực hành kẻ bảng Số tiết: 2 (Từ tiết 28 đến tiết 29) I/ Mục tiêu bài dạy:(Về kiến thức, kỹ năng, thái độ). Học xong bài này, người học phải: - Tạo được bảng , chỉnh sửa, kẻ được khung viền cho bảng, định dạng được các dữ liệu trong bảng, tính toán và sắp xếp được dữ liệu trong bảng theo mẫu. - Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng kẻ bảng biểu. - Vận dụng các thao tác kẻ bảng biểu để làm các loại bảng biểu khác nhau. - Luôn có ý thức tự giác thực hành, rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác khi làm việc với bảng biểu. II. Các công việc chuẩn bị cho việc dạy và học: Dạy: Phòng máy vi tính thực hành, bài tập thực hành, tài liệu giảng dạy. Học: Tài liệu học tập, các kiến thức về soạn thảo, định dạng văn bản, kiến thức lý thuyết về kẻ bảng biểu. III. Quá trình thực hiện bài giảng: 1. ổn định lớp: . phút - Điểm danh HS kiểm tra sĩ số lớp. - Nhắc nhở ý thức thực hành. 2. Kiểm tra bài cũ: . Phút 1. Trình bày cách sắp xếp dữ liệu trong bảng trên Word? 3. Nội dung bài giảng: . phút TT Hoạt động của Thầy và Trò TG (phút) Nội dung bài giảng I Hướng dẫn mở đầu 1 Nhắc lại kiến thức lý thuyết Đàm thoại tái hiện: - Trình bày cách tạo bảng? -Trình bày tách ô trong bảng? - Trình bày cách tính tổng trong
File đính kèm:
- Giao an nghe THCS.doc