Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 22 đến tuần 34
A- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu mẫu và gợi ý học sinh quan sát nhận xét:
+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả?
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu?
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ cái ca và quả:
- Phác khung hình chung của mẫu sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu.
- Tìm tỉ lệ bộ phận; vẽ phác nét chính.
- Vẽ nét chi tiết cho giống với hình mẫu.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Giáo viên cho xem và vẽ theo mẫu cái ca và quả của lớp trước để học sinh học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình.
+ Ước lượng chiều cao, chiều rộng của cái ca và quả.
+ Phác nét, vẽ hình cho giống mẫu.
ọc sinh cùng giáo viên lựa chọn và xếp loại bài. * Dặn dò: - Hoàn thành bài ở nhà (nếu chưa xong), - Sưu tầm tranh thiếu nhi. Chuẩn bị bài về nhà Duyệt bài tuần 25 Ngày tháng năm 2009 tuần 26: thưởng thức mĩ thuật Xem tranh của thiếu nhi I- Mục tiêu: - HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. - HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài. - Hs cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II- đồ dùng dạy học: GV HS - Sưu tầm tranh của HS, - Tranh vẽ về các đề tài của HS lớp trước. - Sưu tầm tranh của thiếu nhi. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV HS A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Xem tranh: - Giáo viên giới thiệu tranh của HS lớp trước: + Tranh vẽ về đề tài gì? - GV tóm tắt sự phong phú của đề tài và vẻ đẹp của bức tranh. - GV cho HS quan sát 1 bức tranh và tổ chức cách học tương tự như các bài Thường thức mĩ thuật khác. - GV nhận xét và tóm tắt chung. - GV nêu câu hỏi chung cho cả hai nhóm: + Em hãy tả lại bức tranh trên? - GV nhận xét, hệ thống lại bài học. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét về gìơ học, - Tổng kết số điểm của hai nhóm, - Khen ngợi nhóm có nhiều số điểm hơn, những HS tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài. HS quan sát và nhận xét + Nhóm 1 đặt câu hỏi, nhóm 2 trả lời, + Nhóm 2 đặt câu hỏi, nhóm 1 trả lời. + Các nhóm bổ xung và nhận xét cho nhau. * Dặn dò: - Quan sát một số loại cây. Chuẩn bị bài về nhà Duyệt bài tuần 26 Ngày tháng năm 2009 tuần 27: vẽ theo mẫu Vẽ cây I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài cây. - Học sinh yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II- đồ dùng dạy học: GV HS - Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình đơn giản và đẹp. - Tranh của họa sĩ, của học sinh (có vẽ cây). - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV HS A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu các hình ảnh về cây và gợi ý học sinh nhận biết: + Tên của cây? + Các bộ phận chính của cây? + Màu sắc của cây? + Sự khác nhau của một vài loại cây? - Giáo viên nhận xét chung. Hoạt động 2: Cách vẽ cây: + Vẽ hình dáng chung của cây, + Vẽ phác các nét sống lá hoặc cành cây, + Vẽ nét chi tiết của thân, cành lá + Vẽ thêm hoa quả (nếu có). + Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành: - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ ở lớp hoặc vẽ ở ngoài trời (sân trường); vẽ theo từng cá nhân hoặc vẽ theo nhóm, giáo viên nhắc học sinh lựa chọn những cây quen thuộc có ở địa phương để vẽ. - Giáo viên quan sát chung và gợi ý học sinh: + Cách vẽ hình: Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây. + Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho bố cục đẹp và sinh động. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn các bài vẽ đã hoàn thành và nhận xét: + Bố cục hình vẽ (cân đối với tờ giấy). + Hình dáng cây (rõ đặc điểm) + Các hình ảnh phụ (làm cho tranh sinh động). + Màu sắc (tươi sáng, có đậm, có nhạt). - Giáo viên khen ngợi, động viên học sinh. HS quan sát và nhận xét HS học tập cách vẽ - HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước. HS thực hành theo hướng dẫn của GV - Học sinh nhận xét và xếp loại theo ý thích. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của cây. - Quan sát lọ hoa có trang trí. Chuẩn bị bài về nhà Duyệt bài tuần 27 Ngày tháng năm 2009 tuần 28: vẽ trang trí Trang trí lọ hoa I- Mục tiêu: - Học sinh thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa. - Học sinh biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích. - Học sinh quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình. II- đồ dùng dạy học: GV HS - Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV HS A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: + Hình dáng của lọ? + Các bộ phận? + Cách trang trí? + Màu sắc? - GV tóm tắt chung. Hoạt động 2: Cách trang trí: - Phác hình mảng trang trí, - Vẽ hoạ tiết vào mảng, - vẽ màu tự chọn. + Chú ý màu hoạ tiết và màu của lọ hoa. - Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh các lớp trước để học sinh tham khảo cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành: - Bài này có thể tiến hành như sau: + Học sinh làm bài trang trí vào hình vẽ có sẵn ở vở thực hành. + Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình lọ theo ý thích ở giấy, sau đó mới trang trí (nếu không có vở thực hành). Chú ý vẽ hình lọ vừa với tờ giấy. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài tiêu biểu và gợi ý học sinh nhận xét: + Hình dáng lọ? + Cách trang trí? + Màu sắc? HS quan sát và nhận xét HS học tập cách trang trí - Học sinh chọn cách trang trí theo ý thích. + Một vài nhóm vẽ trên bảng bằng phấn màu. - Học sinh xếp loại bài theo ý thích * Dặn dò: Sưu tầm và quan sát những hình ảnh về an toàn giao thông có trong sách báo, tranh ảnh, ... Chuẩn bị bài về nhà Duyệt bài tuần 28 Ngày tháng năm 2009 tuần 29: vẽ tranh Đề tài : An toàn giao thông I- Mục tiêu: - Học sinh hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề trài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng. - Học sinh có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông. II- đồ dùng dạy học: GV HS - Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ, ... (cả những hình ảnh về vi phạm an toàn giao thông). - Tranh của học sinh các lớp trước về đề tài an toàn giao thông. - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV HS A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh đã chuẩn bị: + Tranh vẽ về đề tài gì? + Trong tranh có các hình ảnh nào? Giáo viên tóm tắt chung. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: + Vẽ hình ảnh chính trước (xe hoặc tàu thuyền). + Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động (nhà, cây, người, ...) + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ an toàn giao thông để các em tham khảo cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành: - Giáo viên gợi ý học sinh tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại một số bài về: + Nội dung (rõ hay chưa rõ). + Các hình ảnh đẹp (sắp xếp có chính có phụ, hình vẽ sinh động). + Màu sắc (có đậm, có nhạt, rõ nội dung) - Giáo viên tổng kết bài và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. HS quan sát và nhận xét HS học tập cách vẽ HS quan sát - Học sinh tìm nội dung và vẽ theo ý thích. - Học sinh xếp loại bài vẽ. * Dặn dò: - Thực hiện an toàn giao thông: đi xe bên phải đường, đi bộ trên vỉa hè, dừng lại khi có đèn đỏ. - Sưu tầm tranh, ảnh về các loại tượng (nếu có điều kiện). Chuẩn bị bài về nhà Duyệt bài tuần 29 Ngày tháng năm 2009 tuần 30: tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn I- Mục tiêu: - Học sinh biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. - Học sinh biết cách nặn và nặn được một hai hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. - Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh II- đồ dùng dạy học: GV HS - Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ ... (nếu có). - Bài tập nặn của học sinh các lớp trước. - Đất nặn. - ảnh về người, các con vật - Đất nặn. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV HS A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh nhận xét: + Các bộ phận chính của người hoặc con vật? + Các dáng: đi, đứng, ngồi, nằm, ... - Giáo viên cho học sinh xem các hình nặn người và con vật. Hoạt động 2: Cách nặn: - Giáo viên thao tác cách nặn con vật hoặc người: + Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, ... rồi dính ghép lại thành hình. + Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận. +Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn. - Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy, ... Hoạt động 3: Thực hành: - Giáo viên gợi ý học sinh: + Tìm nội dung (nặn người hay con vật? Trong hoạt động nào?) + Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết và tạo dáng; + Sắp xếp các hình nặn (cây, nhà, núi, người, ...) để tạo thành đề tài: Đấu vật, Kéo co, Chọi trâu, Chọi gà, Bơi thuyền, Đi học, Chăn trâu ... Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn, nhận xét và xếp loại một số bài tập nặn: +Hình (rõ đặc điểm) + Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động) + Sắp xếp (rõ nội dung) - Giáo viên bổ sung, động viên học sinh và thu một số bài đẹp để có thể sử dụng làm đồ dùng dạy - học. HS quan sát và nhận xét HS quan sát HS học tập cách nặn ( theo nhóm hoặc làm cá nhân) + Từng cá nhân nặn con vật hoặc dáng người theo ý thích + Một vài nhóm nặn theo đề tài, còn lại nặn theo cá nhân. + Cả lớp chia ra nhiều nhóm và nặn theo đề tài tự chọn. - Có thể nặn hình bằng đất một màu hay nhiều màu. - Học sinh xếp loại bài theo ý thích * Dặn dò: - Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. Chuẩn bị bài về nhà Duyệt bài tuần 30 Ngày tháng năm 2009 tuần 31: vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu I- Mục tiêu: - Học sinh hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. - Học sinh ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. II- đồ dùng dạy học: GV HS - Mẫu vẽ. - Bài tập vẽ của học sinh các lớp trước. - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV HS A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ
File đính kèm:
- giao_an_mon_mi_thuat_lop_4_tuan_22_den_tuan_34.doc