Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 24, 25

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Nhận rõ tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vì thù trong giặc ngoài, những khó khăn do thiên tai, hậu quả của chế dộ thuộc địa.

 - Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị cho lâu dài: xây dựng nền móng của chính quyền nhân dân; diệt giặc dốt, diệt giặc đói và giặc ngoại xâm; hoàn cảnh, ý nghĩa của việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946; ý nghĩa của những kết quả bước đầu đã đạt được.

2. Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.

3. Kỹ năng:

 - Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

II. Chuẩn bị:

 - Gv: Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan; tranh ảnh, lược đồ.

 - Hs: Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 24, 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/2/2012 Tuần 24+25
Ngày dạy: 16/02/2012 Tiết: 28+29
Chương IV
Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám
đến toàn quốc kháng chiến
Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
 - Nhận rõ tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vì thù trong giặc ngoài, những khó khăn do thiên tai, hậu quả của chế dộ thuộc địa...
 - Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị cho lâu dài: xây dựng nền móng của chính quyền nhân dân; diệt giặc dốt, diệt giặc đói và giặc ngoại xâm; hoàn cảnh, ý nghĩa của việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946; ý nghĩa của những kết quả bước đầu đã đạt được.
2. Tư tưởng:
 - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng:
 - Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan; tranh ảnh, lược đồ.
 - Hs: Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Với thắng lợi của cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, song sau cách mạng tháng tám nước ta vừa có thuận lợi nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn, thử thách như “ngàn cân treo sợi tóc” giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, tài chính không có. Đảng và chính phủ đã có chủ trương sách lược gì để vượt qua khó khăn, kết quả và ý nghĩa ra sao -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1 (tiết 28)
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để phân chia quân đồng minh giải giáp quân Nhật và phát xít tại Hội nghị I-an-ta giữa Mĩ-Anh-Liên xô-Anh và Tưởng sẽ giải giáp vũ khí quân Nhật tại Đông Dương.
 ? Khi Anh- Tưởng vào giải giáp quân đội Nhật chúng đã gây khó khăn như thế nào với nước ta ?
 - Sử dụng tư liệu sgk giải thích cho học sinh hiểu âm mưu của quân Anh – Tưởng. Kể một số chuyện liên quan : quân Tưởng ở miền Bắc – quân Anh ở miền Nam
 ? Ngoài khó khăn vê giặc ngoại xâm đe doạ cả hai miền Nam – Bắc còn gặp khó khăn gì ?
 - Cho học sinh biết cuối năm 1944 đến 1945: 2 triệu dân chết đói.
 - Sau cách mạng tháng tám kho bạc chỉ còn vài trăm đồng tiền Đông Dương bị rách.
 - Văn hoá - giáo dục: do chính sách ngu dân của thực dân Pháp.
 ? Qua tình hình trên em hãy tóm tắt (tóm lược) lại tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám ?
 - Tích hợp BVMT: Từ sau CM T8: KT nghèo nàn, lạc hậu, nạn đói (hậu quả của chế dộ thực dân) chiến tranh tàn phá, lũ lụt, hạn hán.-> Tình hình “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước sau cách mạng. Sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã đưa nhân dân ta “vượt qua thác ghềnh”.
 ? Ngoài khó khăn nước ta gặp phải, ta còn có những thuận lợi gì ?
 - Cho học sinh rõ trước đây chưa có chính quyền cách mạng, dân ta phải sống kiếp nô lệ, không có quyền làm chủ, giờ đã có chính quyền do dân vì dân, có sự ủng hộ của thế giới.
Hoạt động 2.
 ? Để xây dựng chính quyền mới, sau cách mạng tháng Tám nhân dân - Đảng ta đã làm gì ?
 - Cho học sinh xem h.41 sgk “Cử tri Sài Gòn đi bỏ phiếu”.
 - Gv: trong miền Nam có những nơi đi bỏ phiếu phải đổ máu.
 ? Việc làm đầu tiên của Quốc hội là gì ? Nội dung chính ?
 - Cho hs đọc đoạn tư liệu sgk.
 - Giải thích: chính phủ lâm thời và chính phủ được bầu.
 - Nêu rõ ý nghĩa việc thành lập: Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam.
(giặc đói, giặc dốt đồng hành với giặc ngoại xâm)
Hoạt động 3.
 ? Để giải quyết nạn giặc đói chính phủ và Hồ Chí Minh đã có những biện pháp gì ?
 - Tích hợp TTHCM: Với tinh thần “lá lành đùm lá rách” ; Bác Hồ tự mình thực hiện “10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó cứu dân nghèo”.
 - Cho hs xem hình 42 sgk.
 - Kể chuyện Bác tự tăng gia, đào ao.
 ? Chính phủ có biện pháp gì để diệt giặc dốt ?
 - Dựa vào sgk trả lời.
 - Cho học sinh xem hình 43 sgk, kể chuyện những lớp bình dân học vụ.
 ? Chính phủ đã giải quyết khó khăn về tài chính như thế nào ?
 - Trong một tuần lễ ta đã quyên góp nhân dân ủng hộ 400 kg vàng.
 Sơ kết: Sau cách mạng tháng tám mặc dù gặp nhiều khó khăn, song chúng ta đã bắt tay vào xây dựng chính quyền mới (chính quyền nhân dân) và đề ra những biện pháp giải quyết khó khăn về giặc đói, giặc dốt và tài chính giữ vững xây dựng chính quyền mới.
Hoạt động 4 (tiết 29)
 * Giới thiệu bài: Cùng với việc xây dựng chính quyền mới, Đảng chính phủ đã đề ra biện pháp giải quyết những khó khăn về giặc đói, giặc dốt, khó khăn tài chính. đối với giặc ngoại xâm, Đảng, chính phủ , Hồ Chí Minh đã có biện pháp và phương pháp chủ trương như thế nào để giải quyết-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 - Gợi lại cho học sinh nhớ sau khi quân Anh vào miền Nam giải giáp quân đội Nhật chúng lại trao vũ khí cho Pháp và dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược miền Nam
 ? Thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược lại Việt Nam như thế nào ?
 - Cho học sinh rõ dã tâm cảu thực dân Pháp đã có từ khi phát xít Nhật đầu hàng 14/8/1945.
 ? Đảng, chính phủ, nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp ?
 - Dựa vào tư liệu sgk cho học sinh rõ cuộc đánh trả thực dân Pháp tại Sài Gòn
 - Nêu khi quân Pháp được tăng quân chúng đã tiến hành đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam -Trung Bộ.
 - Kể thêm cho học sinh rõ về những đoàn quân Nam tiến.
Hoạt động 5.
 ? Sau khi quân Tưởng kéo quân vào miền Bắc chúng đã có hành động gì ?
 - Cho học sinh rõ thủ đoạn và âm mưu, yêu sách của Tưởng và bọn tay sai – kể vụ án Ôn Như Hầu (Hà Nội)
 ? Đảng, Chính phủ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai ?
 - Lấy ví dụ đoạn tư liệu sgk nêu rõ mục đích hoà hoãn của ta.
 ? Đối với bọn tay sai ta có biện pháp gì ?
 - Kể một số chuyện về sự cương quyết của ta với bọn tay sai.
Hoạt động 6.
 - Cho học sinh rõ âm mưu của Pháp và Tưởng khi chúng bắt tay với nhau (Kí hiệp ước Hoa – Pháp 28/2/1946).
 ? Nội dung của Hiệp ước Hoa – Pháp là gì ?
 - Phân tích cho học sinh rõ âm mưu của Pháp – Tưởng.
 ? Trước tình hình trên Đảng ta đã có chủ trương, sách lược gì để đối phó ? mục đích ?
 - Với hiệp định sơ bộ 6/3/1946 (Nội dung chính – phần tư liệu sgk) ta hoà hoãn với Pháp để 18.000 quân Pháp thay thế 20 vạn quân Tưởng – kẻ thù duy nhất lúc này là thực dân Pháp.
 ? Em cho biết tình hình nước ta sau hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 ?
 - Dựa vào sgk trả lời
 - Nội dung tạm ước không khác gì so với Hiệp định sơ bộ – giáo viên kể chuyện Bác Hồ sang Pháp kí tạm ước.
 - Tích hợp TTHCM: Cùng với xây dựng chính quyền, diệt giặc đói, giặc dốt, khó khăn tài chính Đảng, chính phủ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp, sách lược khôn khéo để giải quyết nạn ngoại xâm bảo vệ thành quả cách mạng.
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945:
* Khó khăn:
- Lực lượng đế quốc vào giải giáp quân đội Nhật.
+ 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai kéo vào miền Bắc âm mưu chống phá cách mạng.
+ ở miền Nam quân Anh dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược.
- Sản xuất bị đình đốn, nạn đói đe doạ.
- Tài chính: trống rỗng ta chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
- Văn hoá - giáo dục: 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội lan tràn.
-> Sau cách mạng tháng Tám nước ta lâm vào tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”.
* Thuận lợi: Đã giành được chính quyền, nhân dân tin tưởng vào Hồ Chí Minh, phong trào giải phóng dân tộc thế giới lên cao.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới:
- Ngày 6/1/1946 nhân dân cả nước đi bầu cử quốc hội với hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu.
- Ngày 2/3/2946 Quốc hội họp phiên đầu tiên thành lập chính phủ chính thức do Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, thành lập UBND các cấp ở các địa phương.
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:
* Giặc đói:
- Tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, kêu gọi nhường cơm xẻ áo.
- Phát động phong trào tăng gia sản xuất, chia ruộng đất của địa chủ cho nhân dân -> nạn đói được đẩy lùi.
* Giặc dốt:
- Ngày 8/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia xoá nạn mù chữ. Nội dung, phương pháp giáo dục được đổi mới.
* Tài chính:
- Kêu gọi nhân dân đóng góp, phát động phong trào “tuần lễ vàng”, phát hành tiền bạc Việt Nam (23/11/1946).
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Thực dân Pháp trở lại xâm lược:
- Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945 Pháp gây ra cuộc chiến tranh trở lại xâm lược nước ta hai lần.
- Nhân dân Sài Gòn anh dũng đánh trả thực dân Pháp bằng mọi hình thức và mọi vũ khí thô sơ, đầu tiên là ở Sài Gòn – Chợ lớn sau đó là Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân Miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho quân, dân miền Nam.
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng:
- Quân Tưởng khi kéo vào miền Bắc với 20 vạn quân cùng bọn tay sai âm mưu chống phá cách mạng đưa nhiều yêu sách về chính trị – kinh tế.
- Chủ trương của ta: hoà hoãn, nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế – chính trị.
- Đối với bọn tay sai ta cương quyết trấn áp, trừng trị thích đáng.
VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946):
- Tưởng – Pháp kí hiệp ước Hoa –Pháp (28/2/1946) chống phá cách mạng nước ta.
- Ta chủ trương hoà hoãn với Pháp kí hiệp định sơ bộ (6/3/1946) gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.
- Ngày 14/9/1946 Hồ Chí Minh lại ký với Pháp tạm ước.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám hiểm nghèo như thế nào ?
 - Học bài theo nội dung đã ghi
 - Đọc trước và tìm hiểu chương V “Bài 25”.
IV. Rút kinh nghiêm:
Ký duyệt, ngày 13/2/ 2012
Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 9Tuan 2425.doc