Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 34
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được:
- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sự hình thành hệ thế XHCN thế giới.
- Rèn kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Đọc trước sách giáo khoa.
C- Tiến trình:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra: sách vở của học sinh.
Giáo viên: ở lớp 8 ta đã học giai đoạn đầu của lịch sử thế giới hiện đại. Từ cách mạng tháng Mười Nga 1917 đến 1945 kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
a Đảng và từng bước phục hồi lại phong trào. Tháng 3/1935 tiến hành Đại hội Đảng lần thứ nhất để củng cố tổ chức, chuẩn bị cho giai đoạn cách mạng mới). * Dặn dò: Học + Đọc theo sách giáo khoa. D- Rút kinh nghiệm: .. . . Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 21: Tiết 24: cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Những nét cơ bản nhất của tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng trực tiếp đối với phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939. - Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh công khai thời kỳ 1936-1939. - ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ công khai 1936-1939. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh ... B- Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. + Bản đồ Việt Nam + Tranh cuộc mít tinh ở khu đấu xảo Hà Nội - Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Tại sao nói Xô Viết - Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới ? - Bài mới: I- tình hình thế giới và trong nước: Giáo viên: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản làm cho mẫu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc. ? Để đối phó lại giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước đã làm gì ? ? Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền chúng đã thi hành những chính sách gì ? ? Đứng trước nguy cơ đó Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã họp đưa ra chủ trương gì ? ? Tại sao lại phải thành lập mặt trận nhân dân ở các nước ? (Tập hợp ...) ? Tại sao chống chủ nghĩa phát xít lại trở thành nhiệm vụ của nhân dân thế giới ? (Đe doạ nền hoà bình và dân chủ thế giới). ? Tại Pháp đã diễn ra sự kiện gì ? ? Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã làm gì ? ? Em hãy cho biết tình hình Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ? ? Đời sống nhân dân ra sao ? * Thế giới: - Giai cấp tư sản lũng đoạn nhiều nước đã thiết lập chế độ phát xít. (Phần chữ nhỏ Sách giáo khoa). - Tháng 7/1935 Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp. + Thành lập mặt trận dân tộc ở các nước chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. - Năm 1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền. + Thi hành một số chính sách tự do dân chủ. + Thả một số tù chính trị ở Việt Nam. * Trong nước: - Khủng hoảng kinh tế tác động đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. - Thực dân phản động tiếp tục vơ vét, bóc lột, khủng bố ... - Nhân dân đói khổ, ngột ngạt. II- Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ: ? Căn cứ vào tình hình thực tế Đảng cộng sản Đông Dương đã có nhận định gì ? ? Nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương ? ? Để thực hiện nhiệm vụ đó Đảng đã có chủ trương gì ? ? Em hãy trình bày lại cuộc vận động này ? ? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh này ? (Công khai, hợp pháp đầu tiên). ? Ngoài ra ta còn có phong trào đấu tranh nào ? ? Em hãy trình bày lại cuộc tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai và cuộc mít tinh tại Đấu Xảo ? ? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ 1936-1939 ? (Phong trào đấu tranh rộng rãi, thu hút đông đảo các lực lượng nhân dân tham gia ở cả nông thôn, thành thị trên phạm vi cả nước với các hình thức phong phú nhằm mục đích đòi tự do dân chủ). ? Phong trào dân chủ công khai từ cuối 1938 trở đi phát triển như thế nào ? * Kè thủ của cách mạng Việt Nam là bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai. - Thực hiện khẩu hiệu: “Chống phát xít, chống chiến tranh” Đòi “Tự do dân chủ, cơm áo hoà bình”. - Năm 1936 thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. + Mục đích: Tập hợp lực lượng. + Hình thức và phương pháp đấu tranh: Hợp pháp và nửa hợp pháp. * Các phong trào đấu tranh: - Cuộc vận động Đông Dương Đại hội. - Năm 1937 phong trào đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới của Pháp đến Đông Dương. - Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông và các tầng lớp nhân dân. - Phong trào báo chí tiến bộ (Học sinh: Đọc sách giáo khoa). Giáo viên: Phong trào công khai, có tính chất, có lãnh đạo. - Từ cuối năm 1938 phong trào đấu tranh thu hẹp dần đến tháng 9/1939 thì chấm dứt. III- ý nghĩa của phong trào: ? Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ? Giáo viên: Phong trào đấu tranh dân tộc 1936-1939 là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 (Phong trào cách mạng 1930-1031 là cuộc diễn tập lần thứ 1). - Qua phong trào quần chúng được tập dượt đấu tranh, chủ nghĩa Mác - Lê Nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng đội quân chính trị hùng hậu được hình thành thông qua mặt trận dân chủ đông Dương. - Qua phong trào Đảng ta 1 lần nữa được rèn luyện trong công tác lãnh đạo và trưởng thành, đề ra chủ trương cụ thể, đào tạo cho Đảng được nhiều cán bộ, đảng viên kiên trung. * Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung bài học. * Dặn dò: Tiếp tục tìm hiểu theo sách giáo khoa. D- Rút kinh nghiệm: .. . . . Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 22: Tiết 25: việt nam trong những năm 1939-1945 A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật cấu kết với nhau để thống trị và bóc lột Đông Dương, làm cho nhân dân ta vô cùng khốn khổ. - Những nét chính về diễn biến của 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương, ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa. - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ và phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. + Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương. - Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Em hãy cho biết hoàn cảnh thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thời kỳ 1936-1939. - Bài mới: I- Tình hình thế giới và Đông Dương: ? Chiến tranh thế giới 2 bùng nổ vào thời gian nào ? ? Em hãy nêu những nét chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ? ? Tại sao Nhật lại cho quân tiến sát biên gới Việt Trung ? (Nhật muốn nhảy vào Việt Nam). ? Lúc này tính hình Pháp ở Đông Dương như thế nào ? ? Đứng trước 2 nguy cơ này Pháp đã làm gì ? (Bắt tay với Nhật cùng thống trị Đông Dương). ? Sau khi vào Đông Dương Nhật tiếp tục làm gì ? ? Những sự kiện nào chứng tỏ điều đó ? (Sự kiện theo Sách giáo khoa). Giáo viên: Nhật còn thực hiện các thủ đoạn thâm độc. Bắt Pháp phải cung cấp các nhu yếu phẩm, nhổ lúa trồng đay, sử dụng Pháp như một công cụ để vơ vét và đàn áp cách mạng Đông Dương. ? Mặc dù bị Nhật ức hiếp Pháp đã làm gì để thu lợi nhuận cao ? ? Với những thủ đoạn của Pháp đã (dẫn tới) làm cho Việt Nam đứng trước tình trạng gì ? (Khan hiếm lương thực, đói). ? Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân Đông Dương ta lúc này ? (Dưới 2 tầng áp bức ...) ? Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ? 1- Thế giới: - Ngày 01/9/1939 chiến tranh thế giới 2 bùng nổ. + Tháng 6/1940 Đức vào nước Pháp. + Pháp nhanh chóng đầu hàng. + Nhật xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt Trung. 2- Đông Dương: - Pháp đứng trước: + Cách mạng Đông Dương. + Nhật hết cẳng thẳng Pháp. - Tháng 9/1940 Pháp mở cửa cho Nhật vào Đông Dương. + Nhật lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh. - Pháp thực hiện những thủ đoạn gian xảo. + Thi hành chính sách kinh tế chỉ huy. + Tăng các loại thuế. + Thu mua lương thực. Þ Tình cảnh . Þ Nhân dân chịu 2 tầng áp bức. Giáo viên: - Pháp yếu không đủ sức chống Nhật, phải chấp nhận những yêu cầu của Nhật, Pháp muốn dựa vào Nhật để chống cách mạng Đông Dương. - Nhật: Muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và chống phá cách mạng Đông Dương. - Nhật, Pháp đều chống lại cách mạng Đông Dương cho nên chúng không ưa gì nhau nhưng vẫn phải cấu kết với nhau để chống phá cách mạng. II- Những cuộc nổi dậy đầu tiên: Giáo viên: Khi chiến tranh đế quốc bùng nổ, Pháp đầu hàng Nhật một cách nhục nhã cùng với những chính sách phản động của Pháp ở Đông Dương Þ Nhân dân đứng lên đánh Pháp - Nhật. ? Khởi nghĩa Bắc Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Giáo viên: Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. ? Hoàn cảnh này có thuận lợi gì cho ta ? (Địch tan rã, tay sai hoang mang). ? Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào ? ? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại ? ? Khởi nghĩa Bắc Sơn có ý nghĩa gì ? ? Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra trong hoàn cảnh nào ? ? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào ? ? Thực dân Pháp đàn áp đã dẫn tới hậu quả gì ? ? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại ? Giáo viên: Chủ lực quân là binh lính nhưng bị vô hiệu hóa, nhân dân với khí thế vô cùng oanh liệt, khởi nghĩa diễn ra trên địa bàn rộng. ? Cuộc binh biến diễn ra trong hoàn cảnh nào ? ? Em hãy trình bày lại diễn biến của cuộc binh biến ? Giáo viên: Cuộc binh biến là cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp của quần chúng Þ Tinh thần yêu nước của lính và khả năng cách mạng ... Giáo viên: Gọi học sinh trình bày lại bằng lược đồ. ? Thông qua các cuộc khởi nghĩa và binh biến trên ta có thể rút ra được bài học gì ? 1- Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940): - Hoàn cảnh: Pháp thua chạy qua Bắc Sơn. - Diễn biến: + Nhân dân tước khí giới Pháp trang bị cho mình, giải tán chính quyền địch. + Ngày 27/9/1940 thành lập chính quyền cách mạng. + Nhật + Pháp đàn áp, nhân dân kiên quyết chống lại. - Kết quả: Một bộ phận nghĩa quân rút vào rừng. - Nguyên nhân: Điều kiện thuận lợi mới chỉ xuất hiện tại một địa phương, kẻ địch có điều kiện tập trung quân đàn áp. - ý nghĩa: Khởi nghĩa đã duy trì một phần lực lượng trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng sau này. 2- Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940): - Hoàn cảnh: + Pháp thua trận ở châu Âu yếu thế ở Đông Dương, Ilan gây chiến tranh . + Thực dân Pháp bắt lính đi chết thay. - Diễn biến: + Đêm ngày 22 rạng ngày 23/11/1940 khởi nghĩa bùng nổ hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ. + Chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng được thành lập ở nhiều vùng. + Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. + Pháp đàn áp Þ gây tổn thất nặng nề cho Đảng - Cách mạ
File đính kèm:
- GIAO AN SU 9 CA NAM.doc-moi.doc