Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Trần Phán

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950).

 + Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đường lối kháng chiến.

 + Cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày ddaafukhasng chiến toàn quốc; đôi nét về diễn biến và ý nghĩa.

 + Các biện pháp chính của Chính phủ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

 + Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

 + Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến từ năm 1950 đến năm 1953: Chiến dịch biên giới thu - đông 1950; chủ động mở nhiều chiến dịch đánh địch 1951 – 1952 (chiến dịch Hòa Bình – Tây Bắc).

 + Những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ năm 1951 đến năm 1953; ý nghĩa của những sự kiện đó.

 + Đặt quan hệ ngoại giao với các nước.

 + Đôi nét về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 – 1951).

 - Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

 - Những nét chính về quá trình đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ; giới thiệu ngắn gọn nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.

 - Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

 

doc12 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Trần Phán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ để đẩy mạnh kháng chiến :Đảng cộng sản Đông Dương họp đại hội lần thứ II, đề ra phương hướng kháng chiến-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 ? Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi Đảng ta đã làm gì ?
 ? Em hãy nêu những nội dung cơ bản của Đại hội ?
 Giáo viên: Ngày 11/11/1945 Đảng cộng sản Đông Dương đi vào hoạt động bí mật.
 Giáo viên: Giới thiệu Hình 48.
 ? Đại hội đại biểu toàn quốc lần 2 của Đảng có ý nghĩa gì ?
(Tiết 33)
 ? Em hãy nêu những thành tựu về chính trị chúng ta đã đạt được từ sau chiến dịch biên giới ?
 Giáo viên: Hướng dẫn học sinh xem Hình 49.
 ? Em hãy trình bày những thành tựu về kinh tế của ta đã đạt được từ năm 1951-1953 ?
 ? Để bồi dưỡng sức dân Chính phủ đã làm gì ?
 ? Em hãy trình bày những thành tựu về văn hoá - giáo dục của ta từ năm 1951-1954 ?
 ? Về giáo dục ta đã đạt được những thành tựu ?
 ? Sau chiến thắng biên giới Thu - Đông 1950 quân ta tiến công địch ở những nơi nào ? Mục đích ?
 ? ở vùng trung du và đồng bằng ta mở những chiến dịch nào ? Kết quả ?
 ? Pháp mở chiến dịch Hoà Bình nhằm mục đích gì ?
 ? ở mặt trận Hoà Bình quân ta đã tiến đánh địch ra sao ?
 ? Để “Đánh chắc thắng” ta đưa ra hướng chiến lược gì ?
 ? Ta mở chiến dịch Tây Bắc nhằm mục đích gì ?
 ? ở Tây Bắc ta tấn công địch ở những vị trí nào ? (Học sinh thuật trên lược đồ).
 ? Kết quả ?
 ? Chiến dịch Thượng Lào diễn ra trong thời gian nào và đã mang lại kết quả gì ?
 ? Kết quả này có ý nghĩa gì ? (Nối liền với Tây Bắc Việt Nam ị Uy hiếp địch).
 Hãy điền các mốc thời gian vào ô trống sao cho đúng sự kiện
Sự kiện
Thời gian
Quân ta mở chiến dịch Hòa Bình
Quân ta mở chiến dịch Tây Bắc
Quân ta mở chiến dịch Thượng Lào
Hoạt động 3.(Tiết 34)
 *Giới thiệu bài: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã làm phá sản kế hoạch của Pháp – Mĩ ( Kế hoạch Na-va), chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ ghi nhận thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp của 3 nước Đông Dương và đặc biệt là của Việt Nam-> mở sang trang sử mới của cách mạng Việt Nam-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 Giáo viên: Sau gần 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam lần 2 Pháp thất bại liên tiếp.
 Việt Bắc (1947), Biên Giới (1950), Hoà Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953).
 ? Đứng trước tình hình đó Pháp đã làm gì ?
 ? Pháp + Mĩ đã vạch ra kế hoạch gì ?
 ? Chúng vạch ra kế hoạch đó nhằm mục đích ? (Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong 18 tháng) ị Bại đ Thắng.
 ? Em có nhận xét gì về thời gian thay đổi tình hình chiến sự ở Đông Dương ?
(Ngắn, có tính chất chủ quan).
 ? Em hãy nêu nội dung của kế hoạch Na-Va ?
 ? Để thực hiện kế hoạch Na-Va Pháp đã làm gì ?
 Giáo viên: Tháng 9/1953 Hội nghị Bộ Chính trị ... địch.
 ?Phương hướng chiến lược của ta là gì?
 ? Ta mở những cuộc tiến công đó nhằm mục đích ?
 ? Phương châm chiến lược ?
 Giáo viên: Giới thiệu H 52.
 ? Để thực hiện phương hướng chiến lược trên quân ta đã làm gì ?
 ? Mở đầu chiến dịch ta đã làm gì ?
 ?Vì sao ta lại tấn công Tây Bắc trước?
(Là vị trí quan trọng, địch sở hở, bị động đối phó).
 ? Na-Va điều một lực lượng quân lớn lên Tây Bắc nhằm mục đích gì ? (Chiếm Điện Biên Phủ, giữ Tây Bắc ngăn cản sự phối hợp của quân Việt Nam - Lào ị Vùng Thượng Lào).
 ? Với hướng tấn công Tây Bắc ta đã làm cho địch như thế nào ? (Bị động).
 ?Để phối hợp với Liên quân Lào - Việt ta tiếp tục tấn công hướng nào ? Kết quả?
 ? Để đánh lạc hướng phán đoán của địch ta tiếp tục tiến công địch ở đâu ? Kết quả ?
 ? Để giữ vững quyền chủ động ta tiếp tục đánh địch như thế nào ?
 ? Để phối hợp tiến công trên các mặt trận chính ta còn đánh địch bằng cách nào ? ở đâu ? Mục đích ? (Góp phần phân tán và giam chân địch).
 ? Các cuộc tấn công của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-Va ? (Phân tán lực lượng cơ động, lúng túng đối phó một cách bị động).
 - Tích hợp BVMT: Như vậy, với các chiến dịch ta đã tìm hiểu địa thế ở các địa phương. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân ta am hiểu tường tận địa hình, bố trí lực lượng, chiến đấu anh dũng đã đánh thắng quân xâm lược.
 ? Điện Biên Phủ có vị trí như thế nào?
 ? Được Mĩ giúp đỡ Pháp đã làm gì ?
 ?Lực lượng địch được bố trí như thế nào?
 ? Tại sao Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm ? (Mạnh chưa từng có).
 ? Chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì ? Mục tiêu ?
 ? Em hãy trình bày chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ ?
 Ghi sự kiện đúng với thời gian sau :
STT
Thời gian
Sự kiện
1
01/1954
2
02/1954
3
12/1953
4
05/1953
 - Tích hợp BVMT: + Giới thiệu H.55 (Bộ đội ta kéo pháp lên Điện Biên Phủ rất gian khổ). H.56 (Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cờ ...).
 + Tinh thần chiến đấu, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta, vượt qua muôn vàn khó khăn để chiến thắng.
 ? Em hãy nêu kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ ?
(Tiết 35)
 *Giới thiệu bài: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán với ta trên bàn thương lượng, kết quả cuộc đàm phán và nội dung của Hội nghị Giơ-ne-vơ như thế nào ? nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp ra sao-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 ? Hội nghị Giơ-ne-vơ được triệu tập trong hoàn cảnh nào ?
 ? Chúng ta có quan điểm ra sao ?
 ? Hội nghị Giơ-ne-vơ đã diễn ra như thế nào ?
 ? Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị đã diễn ra như thế nào ? Vì sao ?
 ? Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp định Giơ-ne-vơ ?
 ? Hiệp định Giơ-ne-vơ có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
 ? Đối với nhân dân Việt Nam cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có ý nghĩa gì ?
 ? Đối với thế giới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta có ý nghĩa gì ?
 ? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ?
 ?Nguyên nhân chủ quan?
 ?Nguyên nhân khách quan?
 Điền sự kiện tương ứng với mốc thời gian sau:
STT
Thời gian
Sự kiện
1
7/5/1954
2
21/7/1954
3
3/3/1954
4
8/5/1954
I. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946-1950):
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946):
a. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ:
- Pháp tìm cách phá hoại:
+ Cuối tháng 11/1946 tấn công cơ sở cách mạng ,
+ Ngày 20/11/1946 khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đầu tháng 12/1946 liên tiếp gây xung đột vũ trạng ở Hà Nội.
+ Ngày 18/12/1946 gửi tối hậu thư.
- Đảng ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Nội dụng: Sách giáo khoa Tr.104.
- Đêm 19/12/1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
b. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:
- Đường lối kháng chiến là cuộc chiến tranh nhân dân: Là toàn dân (3 thứ quân) toàn diện (quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao), trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
- Hà Nội:
+ Từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947 cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố rất gay go và quyết liệt.
- Tại các thành phố khác:
+ Ta chủ động tiến công, giam chân địch để chủ lực ta rút lui lên chiến khu.
+ Vinh: Ta buộc địch đầu hàng.
- ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi để chủ lực ta rút lui an toàn lên chiến khu, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
3. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài:
4. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947:
a. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc:
- Âm mưu:
+ Thực hiện “Đánh nhanh, thắng nhanh” để phá tan đầu não kháng chiến của ta.
+ Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực.
+ Khoá chặt biên giới Việt Trung để cô lập Việt Bắc.
- Hành động:
+ Dùng 12.000 quân tinh nhuệ, hầu hết máy bay ở Đông Dương tấn công Việt Bắc.
b. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc:
* Diễn biến:
- Ta đánh nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch.
- Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích.
- Đường bộ: Ta phục kích ở đường số 4 thắng lớn ở đèo Bông Lau.
- Đường thuỷ, ta thắng lớn trên sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.
* Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu: Căn cứ Việt Bắc được giữ vững, đầu não kháng chiến an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng.
5. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện:
- Pháp thực hiện dùng người Việt đánh ... tranh.
- Ta thực hiện: “Đánh lâu dài”. Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tăng cường lực lượng vũ trang.
+ Đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
- Thực hiện:
+ Quân sự: Vận động vũ trang toàn dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Chính trị: Năm 1948 tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân từ xã đến tỉnh. Tháng 6/1949 thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt.
+ Ngoại giao: Năm 1950 một loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.
+ Kinh tế: Phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến.
+ Giáo dục: Tháng 7/1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
II. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1950-1953):
1. Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950:
a. Hoàn cảnh lịch sử mới:
- Thế giới: Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (Nối liền với hậu phương các nước XHCN).
- Trong nước: Pháp liên tiếp thất bại.
- Pháp lệ thuộc Mĩ: Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
b. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc:
- Âm mưu của Pháp: Khoá cửa biên giới Việt Trung. Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
- Diễn biến:
+ Ngày 16/9/1950 ta đánh Đông Khê.
+ Ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê.
+ Địch cho quân từ Cao Bằng đánh xuống, từ Lạng Sơn đánh lên để ứng cứu cho Đông Khê.
+ Ta:Mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4.
+ 22/10/1950 địch rút khỏi đường số 4.
- Kết quả:
+ Khai thông 750 km đường biên giới.
+ Giải phóng 35 vạn dân.
+ Hàng lang Đông Tây bị chọc thủng.
+ Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững.
2. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp:
- Pháp : Muốn giành lại quyền chủ động:
+ Mĩ tăng viên trợ.
+ Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (23/12/1950).
+ Tháng 12/1950 đề ra kế hoạch Đờ-Lá

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 9Tuan 2528.doc
Giáo án liên quan