Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Cẩm Điền - Cẩm Giàng-Hải Dương

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1. Cơ sở lí luận

 Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chủ trương lớn và cần thiết của ngành giáo dục và của cả xã hội. Được sự chỉ đạo của Đảng, chính phủ và Bộ GD - ĐT về yêu cầu mới của sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải có một lớp người mới, trẻ khoẻ không chỉ có tri thức khoa học, năng động sáng tạo mà còn phải có đức, có sự hiểu biết về pháp luật, có khả năng thích nghi cao thì sự đổi mới về nội dung chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu.

 Từ năm học 2001 – 2002 đến nay, ngành giáo dục trong cả nước đã tiến hành thay sách giáo khoa bậc THCS. Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mới thực sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục. Bộ GD - ĐT và các nhà trường đã giành những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho việc dạy và học sách giáo khoa mới. Một phong trào đổi mới phương pháp dạy và học dấy lên khá sôi nổi trong đội ngũ giáo viên các nhà trường. Đổi mới chương trình sách giáo khoa mà mấu chốt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã được quán triệt trong phần biên soạn sách giáo khoa .Phương pháp làm việc của thầy và trò, đã tạo nên không khí thi đua tìm tòi, định hình phương pháp dạy và học mới. Nhiệm vụ này đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

 Mặt khác, môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc,tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Nhưng những nhận thức quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung và trường THCS nói riêng

 

doc34 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Cẩm Điền - Cẩm Giàng-Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là loại tài liệu có giá trị bậc nhất.
 Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh.
- Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai? ...
- Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh.
 Đối với lược đồ, bước đầu giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát bao quát rồi giới thiệu hệ thống kí hiệu trong bảng chú thích. Sau đó kết hợp lược đồ với nội dung sách giáo khoa để thảo luận câu hỏi và miêu tả hoặc tường thuật .
 Đối với các công cụ lao động, đồ trang sức, di tích lịc sử, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát từ bao quát đến cụ thể các khía cạnh của hình ảnh của sự vật. 
 - Thời gian phát hiện ? Địa điểm ? Nó nói về vấn đề gì ? Nhằm khẳng định điều gì ?
 4. Những kỹ năng khi khai thác kênh hình.
 - Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét 
 - Hình thành kỹ năng mô tả tường thuật.
 - Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
 - Hình thành kỹ năng tổng hợp.
 5. Các bước làm việc với kênh hình trong sách giáo khoa.
- Bước 1. Cho học sinh quan sát kênh hình đó để học sinh xác định một cách khái quát nội dung cần khai thác.
- Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung của kênh hình.
- Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học sinh khác bổ sung hoàn thiện.
- Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử.
IV. Phương pháp khai thác kênh hình ở một số bài cụ thể:
 Tiết 1 Bài 1 : Sơ lượcvề môn lịch sử
mục 2 : Học lịch sử để làm gì ?
 Hình 1: Một lớp học ở trường làng xưa.( trang 3 )
 Phương pháp giảng dạy :
Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới giới thiệu khái quát nội dung. 
 - Đây là bức ảnh chụp khung cảnh của một lớp học ở trường làng xưa, Nhìn vào bức ảnh, ta thấy lớp học được tổ chức ở ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng cũng như không có bảng đen, phấn trắng. Lớp học có khoảng 7 – 8 học sinh ; sách vở được đặt ngay dưới trước mặt. Tất cả học sinh đều mặc quần trắng và áo the dài và đặc biệt không có học sinh nữ. Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo ; một học sinh đứng cạnh bàn, mặt quay vào thầy giáo, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.
Hoạt động 2 : Giáo viên đạt câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận :
 - Quan sát bức ảnh, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào ? Vì sao có sự khác biệt đó ? Bức ảnh nói lên điều gì ?
Hoạt động 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi và trả lời các câu hỏi trên
Hoạt động 4 : Giáo viên chốt lại như trên và phân tích thêm : Lớp học trong kênh hình khác với lớp học ngày nay là lớp có ít học sinh, học sinh nữ không được đi học cho thấy sự bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ,thầy và trò không có phòng học riêng, không có bảng đen, không có bàn ghế cho thầy trò. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do thời xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Tiết 4 Bài 4 : Các quốc gia cổ đại Phương Đông
Mục 1: Các quốc gia cổ đại Phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?
Hình 8 : Tranh khắc trên tường một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN
 - Phương pháp giảng dạy hình 8:
Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 8 trong sách giáo khoa. 
Hoạt động 2 : Giáo viên tiến hành miêu tả và kết hợp phân tích khái quát nội dung bức tranh.:
 - Cảnh người ta dùng cày gỗ do cừu kéo để làm đất, người tra hạt đi sau tra vào các lỗ do chân cừu tạo nên được miêu tả khá rõ ở góc phần tư bên trái, phía trên của bức tranh
- Cảnh thu hoạch: cư dân dùng liềm cắt lúa cho vào sọt do hai người khiêng, đem về nhà đập, xảy hạt lép, phơi khô, cất giữ để ăn dần.
Hoạt động 3 : Giáo viên có thể hỏi học sinh một số câu hỏi :
- Những hình ảnh khắc trên lăng mộ phản ánh điều gì ?
- Tại sao kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lại phát triển ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ?
- Những thuận lợi và khó khăn của con người khi sinh sống ở lưu vực các con sông ?
 Hoạt động 4 : Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận : ở thế kỉ XIV TCN, kĩ thuật làm ruộng của người Ai Cập đã đạt đến trình độ cao. Vì vậy năng suất lao động tăng lên và đại bộ phận cư dân đã tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đó là nền kinh tế chủ đạo của cư dân Ai Cập cổ đại nói riêng và cư dân Phương Đông nói chung.
 Mục 2 : Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
Hình 9 : Bia đá khắc luật Ham-mô-ra-bi ( Lưỡng Hà )
 - Phương pháp giảng dạy hình 9
Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh bai đá khắc luật Ham-mu-ra-bi trong sách giáo khoa. Sau đó giới thiệu vài nét về nội dung bộ luật này
Hoạt động 2 : Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ in nhỏ in nghiêng trong sách giáo khoa và nêu câu hỏi :
- Qua hai điều luật trên, theo em người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào ?
- Những ưu điểm của bộ luật này là gì ?
- Bộ luật Ham-mu-ra-bi đã khẳng định quyền hành của nhà vua như thế nào?
 Hoạt động 3 : Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tiến hành miêu tồítm tắt và kết luận :
+ Năm 1901-1902, các nhà khảo cổ học Pháp đang khai quật ở một khu vực hoang tàn
của thành phố cổ Su-dơ ( thủ đô lâu đời của nước Ê-lam láng giềng của Ba-bi-lon cổ xưa ), một công nhân đã cuốc phải một tảng đá. Họ đã cẩn then đào tảng đá đó lên. Đó là một cáI cột tròn bằng đá lửa, cao gần 2 mét được các nhà khoa học xác định là bia đá khắc bộ luật Ham-mu-ra-bi trị vì ở Ba-bi-lon từ năm 1792 – 1750 TCN
+ Bia được chia ra làm hai phần rõ rệt. Phần trên là hình trạm nổi khắc hình vua 
Ham-mô-ra-bi mặc áo dài, đầu vấn khăn như người Ba Tư cổ, đứng trước vị thần Mặt Trời ( thần Sa-mát ). Vị thần ngồi trên ngai, đội mũ có song ( dấu hiệu của thần ) đang phê chuẩn bộ luật do vua Ham-mô-ra-bi đặt ra và cho phép nhà vua thay mặt vị thần thi hành pháp luật. Phần dưới của ô chia làm nhiều ô khắc những điều luật do vua Ham-mô-ra-bi đặt ra cho Ba-bi-lon.
+ Nội dung của bộ luật gồm 282 điều, đề cập đến hầu hết các vấn đề kinh tế, chính trị , xã hội và văn hoá của vương quốc Ba-bi-lon. Trong đó, nhấn mạnh đến quyền lực của nhà vuavà công tác thuỷ lợi cũng như sản xuất nông nghiệp. Đồng thời bộ luật cũngthể hiện sự công bằng, bình đẳng giữa con người với con người
Bài 8 : Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta
 Mục 1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ? 
 Hình 18 : Răng của người tối cổ ở hang Thẩm Hai ( Lạng Sơn )
 Phương pháp giảng dạy hình 18 ( trang 22 ) 
 Hoạt động 1. Giáo viên giới thiệu hình 18 trong sách giáo khoa 
Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 18 và gợi mở :
- Nhìn vào hình 18 em thấy có những vật gì ?
- Việc tìm thấy những chiếc răng như vậy chứng tỏ điều gì ?
Hoạt động 3. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lai nội dung : Trong ảnh là hai chiếc răng ( được xác định là những chiếc răng sữa hàm trên)hoá thạch của Người vượn , được tìm thấy trong lớp trầm tích màu đỏ ở hang Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) ( cách thị xã Lạng Sơn 
khoảng 65 km về phía tây bắc ). Ngoài ra cùng với việc tìm thấychiếc răng này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 9 chiếc răng tại hang Thẩm Khuyên ( Lạng Sơn ) có cùng niên đại. Kết quả nghiên cứu xác định rằng các răng hoá thạch tìm thấy ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên ( Lạng Sơn ) là răng của một loài Người vượn đang trong quá trình tiến hoá, có thể tồn tại trong khoảng thời gian tương ứng với nhóm cuối cùng của ngườ vượn Bắc Kinh
Hoạt động 4. Giáo viên kết luận : Như vậy những chiếc răng hoá thạch đó là bằng chứng cho thấy rằng những Người vượn đã có mặt trên lãnh thổ Viiệt Nam và họ đang trong quá trình tiến hoá để trở thành người hiện đại. Đó là những chủ nhân của lịch sử nguyên thuỷ Việt Nam – tổ tiên của chúng ta.
 Hình 19 : Rìu đá Núi Đọ ( Thanh Hoá )
 Phương pháp giảng dạy hình 19 ( trang 22 )
Hoạt động 1. Giáo viên giới thiệu hình19.
Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 19 và nêu câu hỏi gợi mở :
 - Quan sát hình, em thấy rìu đá Núi Đọ có hình thù như thế nào ?
 - Người nguyên thuỷ dùng nó để làm gì ?
 - Với công cụ đồ đá thô sơ như vậy con người có thể kiếm được nhiều thức ăn không ?
 - Việc tìm thấy rìu đá trên chứng tỏ điều gì ?
Hoạt động 3. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại :
 - Đây là loại công cụ rìu đá tiêu biểu, rất ít và hiếm được tìm thấy ở núi Đọ năm 1960 có niên đại 30-40 vạn năm. Đây là loại công cụ được ghè đẽo rất thô sơ của người nguyên thuỷ Việt Nam công cụ này đựơc trưng bày ở Bào tàng lịch sử Việt Nam .Quan sát rìu đá Núi Đọ ta thấy nó có hình trái hạnh nhân. Thông thường nó dài 13cm, rộng 10 cm, kích thước nhỏ gọn cầm trong tay, phần dưới được ghè đẽo qua loa làm lưỡi để chặt, cắt... còn phần trên tròn trĩnh là đốc cầm của rìu tay, khi cầm rìu tay, người ta dùng lòng bàn tay nắm cán đốc,ngón tay cái tì lên mặt đốc, còn 4 ngón kia nắm chặt mặt đối diện .Kỹ thuật chế tác loại công cụ này là ghè đẽo trực tiếp từ hạch đá, sau đó được gia công chút ít để trở thành những chiếc rìu được dùng để cắt, chặt, bổ
Hoạt động 4 .Giáo viên rút ra kết luận : Tuy nhiên, do con người lúc bấy giờ còn đang ở buổi đầu, vừa thoát thai khỏi giới động vật, bàn tay chưa thể khéo léo như bàn tay người hiện đại, bộ óc và tư duy của họ cũng chưa phát triển nên việc chế tạo công cụ lao động còn hết sức thô sơ, đơn giản, biểu hiện một trình độ còn thấp kém. Do đó năng xuất lao động không cao, đời sống hoang dã, bấp bênh kéo dài đến hàng triệu năm. Nhưng với việc tìm thấy rìu đá Núi Đọ đã góp phần xác nhận sự xuất hiện người tối cổ trên đất nước ta. 
Mục 2: ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào ?
Hình 20 : Công cụ chặt ở Nậm Tun ( Lai Châu )
Phương pháp giảng dạy hình 20 ( trang 23 ) 
Hoạt động 1. Giáo viên giới thiệu hình 20.
Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan

File đính kèm:

  • docSKKN Lich su 6doc.doc
Giáo án liên quan