Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 37: Lịch sử địa phương Lào Cai phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai từ năm 1919 đến năm 1954

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS hiểu được:

 Khái quát quá trình thành lập chính quyền cách mạng và Đảng bộ Lào Cai, tóm tắt được diễn biến chính trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào Cai từ năm 1919-1954. Nhớ được ngày giải phóng Lào Cai.

2. Kĩ năng

 Nhận xét, so sánh với Lịch sử dân tộc từ đó thấy được những điểm riêng trong phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai, đọc và hiểu sơ đồ, bản đồ.

3.Thái độ

 Lòng tự hào về những đóng góp của nhân dân Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Bản đồ hành chính Lào Cai, lược đồ chiến dịch Lê Hồng Phong II phóng to.

2. Học sinh

 Tìm đọc các đầu sách: Lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai 1945 – 1954, giáo trình lịch sử Lào Cai, lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai tập 1.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 37: Lịch sử địa phương Lào Cai phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai từ năm 1919 đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 4: Lào Cai, Mường Khương, Sa Pa
Tiết 37 – Lịch sử địa phương Lào Cai
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LÀO CAI
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1954.
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu được:
 Khái quát quá trình thành lập chính quyền cách mạng và Đảng bộ Lào Cai, tóm tắt được diễn biến chính trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào Cai từ năm 1919-1954. Nhớ được ngày giải phóng Lào Cai.
2. Kĩ năng
 Nhận xét, so sánh với Lịch sử dân tộc từ đó thấy được những điểm riêng trong phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai, đọc và hiểu sơ đồ, bản đồ.
3.Thái độ 
 Lòng tự hào về những đóng góp của nhân dân Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên 
 Bản đồ hành chính Lào Cai, lược đồ chiến dịch Lê Hồng Phong II phóng to.
2. Học sinh
 Tìm đọc các đầu sách: Lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai 1945 – 1954, giáo trình lịch sử Lào Cai, lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai tập 1.
III. Phương pháp : Thuyết trình, so sánh, phân tích, thảo luận nhóm, giải thích.
IV. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới: H: Lào Cai hoàn toàn giải phóng lần 2 vào ngày, tháng, năm nào?
 (Ngày 01/11/1950)
2. Dạy và học bài mới
 * Giới thiệu bài: Chúng ta vừa tìm hiểu những nét lớn về lịch sử dân tộc qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vậy cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai trong thời kì này có những đặc điểm gì và đóng góp như thế nào vào thắng lợi chung của cách mạng dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai và sự ra đời của Đảng bộ Lào Cai.
Mục tiêu: Nêu được phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai và sự ra đời của Đảng bộ Lào Cai. Đánh giá được ý nghĩa ra đời của Đảng bộ Lào Cai
1. Phong trào đấu tranh của Nhân dân Lào Cai và sự ra đời của Đảng bộ Lào Cai.
GV khái quát những nét nổi bật tình hình Việt Nam sau CTTG thứ nhất (Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thủ đoạn, hậu quả 
GV: Sử dụng bản đồ Lào Cai, giới thiệu sơ lược vị trí địa lý, chiến lược, tài nguyên, thành phần dân tộc 
GV giảng: Sớm phát hiện ra nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của LC, thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư vào công cuộc khai mỏ ., đồng thời tăng cường bóc lột bằng thuế, lao dịch nặng nề
(Tuyến đường sắt HN-LC được hình thành )
Các tầng lớp nhân dân bị bần cùng hóa.
 ->Nhân dân Lào Cai nổi dậy đấu tranh gay gắt (1929 – 1939 Mường Khương có 18 cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số)
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Lào Cai, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, bóc lột bằng thuế và lao dịch nặng nề.
Tích hợp môi trường: Sự hình thành của tuyến đường sắt HN- LC, và công cuộc khai mỏ tác động như thế nào đến môi trường của Lào Cai?
Kinh tế phát triển.
Ô nhiễm nguồn nước, không khí
GV gthiệu: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhấn mạnh: Phong trào cách mạng trong cả nước phát triển mạnh, tác động đến tinh thần đấu tranh của đồng bào các dân tộc trong tỉnh 
HS đọc SGK từ: Các chiến sĩ . Của Đảng
- 3/2/1930 ĐCSVN ra đời, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh.
GV gthiệu
- Hỏi: Trong cách mạng tháng 8 Lào Cai có dành được chính quyền cách mạng không? Vì sao?
(Không. Do 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tràn vào chiếm đóng, lực lượng Việ Nam Quốc Dân đảng quấy nhiễu )
GV giới thiệu:
GV giới thiệu trên lược đồ 
- Giữa năm 1945 tổ Việt Minh đầu tiên thành lập ở Phố Mới
- 9/1946 Ban cán sự Đảng Lào Cai thành lập, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong phong trào CM của nhân dân LC 
-12/11/1946, giải phóng Lào Cai lần thứ nhất 
- Giảng: 1/1947 Tỉnh ủy Lào Cai thành lập thay thế cho Ban cán sự Đảng
- BCH Đảng bộ được bầu gồm 7 đồng chí, Bí thư tỉnh ủy là đồng chí Lê Thanh
-Thảo luận nhóm cách 1(2’)
H: Sự ra đời của Đảng bộ LC có ý nghĩa như thế nào?
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ xung 
(- Lực lượng cách mạng Lào Cai đã trưởng thành
- Chủ nghĩa Mác Lê nin được tuyên truyền, giác ngộ trong quần chúng.
- Tăng cường hơn sự lãnh đạo của Đảng với phong trào cách mạng địa phương )
GV khái quát các nội dung 
- 1/1947 Tỉnh ủy Lào Cai thành lập 
- 5/3/1947 Đảng bộ Lào Cai thành lập
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Lào Cai.
Mục tiêu: Trình bày tóm lược sự phát triển cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai. Đánh giá ý nghĩa giải phóng Lào Cai.
2. Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phỏng Lào Cai.
- GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử những năm 1945 – 1947 
-> Nhấn mạnh: 
- 1947 Pháp tiến đánh Lào Cai, âm mưu lập “Xứ Nùng tự trị”.
- Đảng bộ Lào cai chuyển sang phát triển chiên tranh du kích, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền.
- Phân tích: Sự bị động của Pháp khi chuyển sang thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” sau CDVB 1947 và thực hiện âm mưu “Xứ Nùng tự trị ở Lào Cai 
- GV hướng dẫn HS lập niên biểu 
Thời gian
Chiến dịch
Kết quả
24/6/1949
Phố Ràng
- Chọc thủng tuyến phòng thủ Nghĩa Lộ - Bảo Hà – Phố Ràng – Nghĩa Đô – Yến Bình
2/1950
Lê Hồng Phong I
- Ta tấn công địch tại Phố Lu, Nghĩa Đô, Bản Lầu, Chợ Chậu, Nậm Lúc, Bến Đền  tiêu diệt 470 tên địch, giải phóng 2000 km đất đai và 6000 dân
9/1950
Lê Hồng Phong II
Giải phóng Bắc Hà, Si Ma Cai, Lào Cai (1/1/1950) đến 19/11/1950 giải phóng toàn tỉnh Lào Cai
GV khắc sâu kiến thức chiến dịch LHPII trên lược đồ 
Hỏi: Lào Cai được giải phóng có ý nghĩa như thế nào? 
Trao đổi nhóm áp dụng kỹ thuật KTB (4’) đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: kết luận:
- Phá tan âm mưu lập “ Xứ Nùng tự trị” ở Lào Cai
- Thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai 
- Thể hiện tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm của quân và dân Lào Cai.
GV khái quát nội dung
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phá tan âm mưu gây phỉ, góp sức cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược( cuối 1950 – cuối 1954)
Mục tiêu: Nêu được chủ trương của Đảng bộ Lào Cai, kết quả chiến dịch tiễu phỉ.
Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa lịch sử chiến dich Biên Giới 1950 ..
GV phân tích hoàn cảnh lịch sử ( thuận lợi, khó khăn).
Cung cấp KT
3. Phá tan âm mưu gây phỉ, góp sức cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược( cuối 1950 – cuối 1954)
GV: Giải thích khái niệm “gây phỉ”, “tiễu phỉ” 
- Kết quả:
+ Phía đông Lào Cai: Ta truy quét phỉ và giải phóng Simacai, Bản Lầu Pha long (Mường Khương)
+ Phía Tây Lào Cai: ta tiêu diệt phỉ và giải phóng Tả Van (Sapa), bát Xát, Bảo Thắng.
- Sau thất bại biên giới 1950 Pháp thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt” gây phỉ ở Lào Cai – Hà Giang
- 4/1952 trung ương Đảng chỉ thị mở chiến dịch tiễu phỉ dọc biên giới Lào Cai – Hà Giang
- Cung cấp kiến thức
- Sau chiến dịch ĐBP, địch tăng cường gây phỉ ở Lào Cai. 8/1954 tỉnh ủy quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ đến tháng 2/1955. CD hoàn toàn thắng lợi
 H: Cùng với đấu tranh giải phóng LC, nhân dân tỉnh nhà đã đóng góp gì vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?
- GV giới thiệu:  NDLC đóng góp cho chiến dịch ĐBP: 89215 ngày công, 25934 lượt ngựa thồ, 511 xe trâu kéo, 2700 lượt thuyền, 615 xe đạp thồ, sửa chữa 38 km đường Lào Cai đi Sa Pa với 16 cây cầu lớn nhỏ
 GV khái quát, nhấn mạnh vai trò, những đóng góp của nhân dân Lào Cai trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 
- Nhân dân Lào Cai tích cực cùng ND cả nước chi viện sức người, sức của cho chiến dịch ĐBP
- Chú trọng phát triển kt, văn hóa gd
4. Củng cố
 GV khái quát nội dung toàn bài ( ®Æt c©u hái cñng cè)
5. Hướng dẫn học bài
1. Nêu những nét nổi bật về tình hình phong trào CMLC trước khi Đảng ra đời?
2. Đảng bộ Lào Cai ra đời thời gian nào? Có ý nghĩa LS ntn?
3. Đảng bộ LC đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp ra sao?
4. Trình bày những thắng lợi của nhân dân ta trong chiến dịch tiễu phỉ từ 1950 – 1954
Ôn tập theo ND đã hướng dẫn giờ trước chuẩn bị kiểm tra 45’

File đính kèm:

  • docgiao an lich su dia phuong Lao Cai.doc
Giáo án liên quan