Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 26 - Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS cần nắm được:

- Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh và sự chuẩn bị lực lượng cách mạng của Mặt trận Việt Minh cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Những chủ trương của Đảng ta sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.

- Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 26 - Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 31/01/2010
Ngày giảng: .................................
Tiết 26
Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945
A- Mục tiêu cần đạt: HS cần nắm được:
- Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh và sự chuẩn bị lực lượng cách mạng của Mặt trận Việt Minh cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Những chủ trương của Đảng ta sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
- Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.
b- chuẩn bị:
- Lược đồ giải phóng Việt Bắc, bức tranh ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng).
- Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pác Bó (Cao Bằng), tạo Tân Trào (Tuyên Quang), các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cao trào kháng Nhật cứu quốc.
C- phương pháp:
- Phân tích.
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
.........................................................................................................
2. Kiểm tra: 
? Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
? Trình bày cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bằng lược đồ.
? Những bài học quý báu của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đối với cách mạng Việt Nam.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài.
GV yêu cầu HS đọc SGK mục I và đặt câu hỏi:
? Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh.
I- Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941)
1. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh.
a) Thế giới.
- Đầu 1941, Đức chiếm xong Châu Âu.
- 6/1941 Đức tấn công Liên Xô.
- Thế giới hình thành 2 trận tuyến:
+ Một bên là lực lượng dân chủ.
+ Một bên là phe phát xít Đức, ý, Nhật.
b) Trong nước:
	- Ngày 28/01/1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và chủ trì Hội nghị TW lần thứ VIII tại Pác Bó- Cao Bằng.
- Hội nghị chủ trương đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác nhằm vào đó mà giải quyết.
- Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), mặt trận đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.
? Hoạt động chủ yếu của Mặt trận Việt Minh là gì? (Trước tiên trình bày về xây dựng lực lượng vũ trang).
2. Hoạt động của Mặt trận Việt Minh:
a) Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam là đội du kích Bắc Sơn.
- Năm 1941 chuyển thành Cứu quốc quân, hoạt động tại căn cứ địa Bắc Sơn, Võ Nhai, thực hiện chiến tranh du kích.
- Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung", không khí cách mạng sôi sục khắp căn cứ.
- Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời đã đánh thắng hai trận liên tiếp là Phay Khắt và Nà Ngần.
GV giới thiệu với HS hình 37: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) gồm 34 chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp là đội trưởng....
? Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng chính trị như thế nào?
b) Xây dựng lực lượng chính trị:
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc (cơ sở của Mặt trận Việt Minh).
- 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 "Châu hoàn toàn".
- Sau đó UB Việt Minh liên tỉnh Cao, Bắc, Lạng được thành lập.
- 1943, UB Việt Minh Cao, Bắc, Lạng thành lập 19 ban xung phong "Nam tiến" để liên lạc với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai.
- Đảng rất chú ý xây dựng lực lượng chính trị trong công nông và các tầng lớp nhân dân khác: trí thức, tư sản dân tộc.
- Báo chí của Đảng được lưu hành rộng rãi để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đấu tranh.
GV kết luận: Như vậy, cho đến cuối năm 1944, đầu 1945, Đảng ta đã xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang khá chu đáo (thông qua haotj động của mặt trận Việt Minh), cách mạng. Việt nam tiến lên một cao trào mới.
4. Củng cố:
? Khái quát nội dung chính của bài học? 
5. Dặn dò về nhà:
- Học bài, chuẩn bị phần II.
E- Rút kinh nghiệm:
____________

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc