Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 25 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS cần:

- Nắm được những chuyển biến của tình hình thế giới và Đông Dương những năm 1939- 1945 tác động tới Vn. Những cuộc nổi dậy của nhân dân khắp nơi chống TD Pháp và PX Nhật.

- Rèn kỹ năng nhận xét, phân tích tình hình, rút ra bài học.

- Giáo dục cho các em lòng tin vào Đảng, cảm phục trước tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 6770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 25 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/01/2010
Ngày giảng: ............................
Chương III:
cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám 1945
Tiết 25
Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939- 1945
A- Mục tiêu cần đạt: HS cần:
- Nắm được những chuyển biến của tình hình thế giới và Đông Dương những năm 1939- 1945 tác động tới Vn. Những cuộc nổi dậy của nhân dân khắp nơi chống TD Pháp và PX Nhật.
- Rèn kỹ năng nhận xét, phân tích tình hình, rút ra bài học.
- Giáo dục cho các em lòng tin vào Đảng, cảm phục trước tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.
b- chuẩn bị:
- 
C- phương pháp:
- 
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
.........................................................................................................
2. Kiểm tra: 
? Tình hình thế giới và trong nước những năm 1936- 1939?
? Đảng ta đã có những chủ trương gì?
3. Bài mới:
I- Tình hình thế giới và Đông Dương:
1. Tình hình thế giới:
- Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới 2 bùng nổ, PX Đức tấn công Pháp (6/1940) --> Pháp đầu hàng Đức.
- Tại Viễn Đông, PX Nhật xâm lược TQ và tiến sát biên giới Việt- Trung.
2. ở Đông Dương, TD Pháp đứng trước 2 nguy cơ: Phong trào CM của ND Đông Dương và PX Nhật.
- 9/1940 Nhật thất bại, Nhật ở Lạng Sơn từng bước biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh.
VD: Nhật có quyền sử dụng 2 sân bay và hải cảng ở Đông Dương vào mục đích quân sự.
- 23/7/1941 Nhật buộc Pháp ký hiệp ước phòng thủ Đông Dương, thừa nhận Nhật đóng quân tại Đông Dương.
- 7/12/1941 Pháp phải ký hiệp ước cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.
VD: Pháp thi hành chính sách "KT chỉ huy" nắm độc quyền kinh tế Đông Dương, tăng cường đầu cơ tích trữ.
- Pháp, Nhật câu kết áp bức nhân dân Đông Dương.
- Tăng thuế (Rượu + muối từ 1939- 1945 tăng 3 lần).
- Nhật thu mua lương thực thực phẩm theo lối cưỡng bức với giá rẻ => khan hiếm lương thực, thực phẩm --> đói.
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
? Nghiên cứu SGK => Tóm tắt khởi nghĩa Bắc Sơn.
II- Những cuộc nổi dậy đầu tiên:
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
- 22/9/1940 Nhật đánh úp Pháp ở Lạng Sơn, Pháp bỏ chạy qua ** Bắc Sơn --> Nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Pháp, lập chính quyền CM.
- Nhật, Pháp thoả hiệp --> Pháp đàn áp.
- Nhân dân Bắc Sơn đấu tranh chống khủng cố, trừng trị Việt gian, lập căn cứ quân sự và uỷ ban CM.
- Lập đội du kích Bắc Sơn.
? Tóm tắt khởi nghĩa Nam Kỳ.
2. Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940)
a) Nguyên nhân:
- Binh lính người Việt trong quân đội Pháp bị đối xử bất công và đưa sang làm bia đỡ đạn ở Thái Lan, Campuchia.
b) Diễn biến:
- Kế hoạch bị bại lộ, TD Pháp tước vũ khí và ra lệnh cấm trại, giới nghiêm.
- Đêm 22 rặng 23/11/1940 khởi nghĩa bùng nổ.
- Triệt hạ đồn bốt, phá đường giao thông, lập chính quyền nhan dân.
c) Kết quả:
- TD Pháp ném bom tàn sát.
? Trình bày binh biến Đô Lương.
3. Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941):
a) Nguyên nhân:
- Phong trào phản đối việc bắt lính đưa sang Lào, Thái Lan làm bia đỡ đạn.
b) Diễn biến- Kết quả:
- 13/1/1941 binh lính đồn Chợ Rạng nổi dậy --> kéo về Vinh --> kế hoạch bị thất bại.
4. Nguyên nhân thất bại- ý nghĩa của các cuộc nổi dậy:
? Vì sao các phong trào nổ ra trong thời gian này lại thất lại?
a) Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: TD Pháp còn mạnh.
- Chủ quan: Lực lượng CM chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.
? Các phong trào để lại ý nghĩa lịch sử gì?
b) ý nghĩa:
- Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta.
- Để lại những bài học về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, chuẩn bị cho khởi nghĩa tháng Tám.,
4. Củng cố:
Điền vào chỗ trống các sự kiện tương ứng:
- Tháng 9/1939 	
- Tháng 9/1940 	
- Ngày 27/9/1940 	
- Ngày 23/11/1940 	
- Ngày 13/1/1940 	
5. Dặn dò về nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 22.
E- Rút kinh nghiệm:
____________

File đính kèm:

  • doctiet 25.doc