Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 2: Các nước Đông Âu

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức:

Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Au và công cuợc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.

Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu.

2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;

Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước đông âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Au đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 2: Các nước Đông Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 tiết 2
Ngày soạn: 23/08/2009
Ngày dạy: 24/08/2009
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
TIẾT 2. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Kiến thức:
Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu và công cuợc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu. 
2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;
Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước đông âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Aâu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.
3/ Kĩ năng:
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. 
Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Tranh ảnh về các nước Đông Âu ( từ 1944 đến những năm 70), tư liệu về các nước đông âu.
Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới. 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 1 phút
2/ Kiểm tra bài cuụt phút
Câu hỏi : Nêu những thành tựu cơ bản về sự phát triển kinh tế – kho học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX? 
ĐA: 	- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau MĨ), một số ngành vượt Mĩ.
- Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ. 
- Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây. 
- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
3/ Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : 1 phút “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh rta một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao? Để cá câu trả lới chng1 ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. ”
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
Nội Dung
12 phút
15 phút
8 phút
Hoạt động 1: Cá nhân/ 
nhóm 
GV nêu câu hỏi: “các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời trong hoàn cảnh nào?”
Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn về sự ra đời của các Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu. Hoặc yêu cầu học sinh lên bản điền vào bảng thống kê theo yêu cầu sau: Số thứ tự, tên nước, ngày, tháng thành lập. 
Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Giáo viên tóm lược những nội dung cần ghi nhớ. 
Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi: “Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc gì?” 
Giáo viên có thể gợi ý: những việc cần làm trên các mặt sau: Về mặt chính quyền? Cải cách ruộng đất? Công nghiệp 
Giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện ý kiến trả lời của học sinh. nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân
Giáo viên nhấn mạnh sự nỗ lực của các Nhà nước và nhân dân Đông Âu cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. 
Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những thành tựu của các nước Đông Âu theo yêu cầu sau: Tên nước, những thành tựu chủ yếu, sau đó yêu cầu học sinh trình bày kết quả của mình. Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét bạn trình bày. Cuối cùng giáo viên bổ sung hoàn thiện nội dung học sinh trả lời. 
Hoạt động 2: Nhóm
Học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi: “Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện nào?”
Giáo viên có thể gợi ý:”Những thuận lợi, khó khăn về kinh tế, chính trị 
Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm
Trước hết giáo viên nhấn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH trở thành hệ thống thế giới, tiếp đó giáo viên nêu câu hỏi: “Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?” 
GV gợi ý: Giáo viên nhận xét, bổ sung vàhoàn thiện câu trả lời. 
Hoạt động 5: Nhóm/cá nhân
Giáo viên nêu câu hỏi: “Về quan hệ kinh tế văn hoá khoa học – kĩ thuật các nước XHCN có hoạt động gì? ”
Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi về sự ra đời của khối SEV, vai trò của khối SEV và vai trò của Liên Xô trong khối SEV. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sự ra đời của khối Vác-xa-ca và vai trò của khối Vác-xa-ca.
Giáo viên nhấn mạnh thêm về những hoạt động và giải thế của khối SEV và Hiệp ước Vác xa va. Đồng thời giáo viên lấy ví dụ về mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong đó có sự giúp đỡ Việt Nam. 
Học sinh dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét bổ sung nội dung trên trong đó chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của Hồng quân Liên Xô. 
-HS đọc SGK
Học sinh dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình. 
-
-HS lập bảng thống kêvề sự phát triển của các nước Đông Aâu
-HS khác nhận xét
Cơ sở vật chất-kỹ thuật rất lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị
Học sinh dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi 
1/ Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội phát xít. Nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. 
- Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời: Cộng hoà Ba Lan (7/1944), Cộng hoà Ru-ma-ni (8/1944) 
- Những công việc mà các nước Đông Âu tiến hành: 
Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. 
Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí nghiệp lớn của tư bản. 
Ban hành các quyền tự do dân chủ. 
2/ Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) 
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Âu đều trở thành nước công – nông nghiệp phát triển, có nền văn hoá gd phát triển. 
+ An-ba-ni đã điện kí hoá cả nước, giáo dục phát triển cao nhất châu Âu bay giờ. 
+ Ba Lan sản lược công – nông nghiệp đều tăng gấp đôi  
+ Bun-ga-ri, sản xuất công nghiệp 1975 tăng 55 lần so với 1939  
3/ Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. 
* Cơ sở hình thành :
- Đều có Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Lấy CN Mác –Lênin làm nền tảng.
- Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống XHCN ra đời. 
- Ngày 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt SEV) ra đời gồm các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bun-gia-ri  
- Ngày 14/5/1955 tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va thành lập.
4. Cũng cố: 4 phút
-Các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời trong hàn cảnh nào?
-Nhiệm vụ chính của giai đoạn xây dựng CNXH Đông Aâu.? Thành tựu đạt được?
5. Dặn dò: 1 phút
-Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
Phần điều chỉnh và bỗ sung

File đính kèm:

  • docTuaàn 2 tieát 2.doc