Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - THCS Hoàng Hoa Thám

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

- Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Trọng tâm: Thành tựu công cuộc xd CNXH ở Liên Xô

2. Kỹ năng:

- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xd CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.

- Biết ơn sự giúp của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đối với GV:

+ Giáo án, SGK, Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70.

+ Bản đồ Liên Xô.

- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về công cuộc xd CNXH ở Liên Xô.

 

doc96 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - THCS Hoàng Hoa Thám, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách mạng .
- Nguyễn Ái Quốc viết báo Thanh Niên, tác phẩm Đường kách mệnh để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin về Việt Nam
- Chọn người đi học đại học ở Liên Xô, đưa hội viên vào các nhà máy, hàm mỏ sống, lao động cùng công nhân, lãnh dạo công nhân đấu tranh 
 4. Củng cố:
 (?) Công lao lớn nhất của NguyễnÁi Quốc đối với cách mạng Viêt Nam trong thời gian từ 1919/ 1925 là gì?
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem bài 17
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 20: Bài17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh thấy được vước phát triển mới của cách mạng Việt Nam trong những năm 1926-1927, đó là tiền đề dẫn tới sự ra đời các tổ chức cách mạng ở nước ta trong giai đoạn này; thấy được sự giống, khác nhau về chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạngTân việt cách mạng đảng và Đảng thanh niên.
 2. Tư tưởng:
 Giáo dục HS lòng kính yêu khâm phục các bậc tiền bối.
 3. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng đối chiếu so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
 II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK
 III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Nêu những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ 1919-1923? 
 3. Bài mới:
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động của giáo viên và học sinh
(?) Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1926- 1927 có gì mới?
(?) Bên cạnh phong trào công nhân các phong trào khác có gì nổi bật?
(?) Yếu tố nào đã tác động tới trình độ nhận thức của công nhân?
(?) Tân việt cách mạng đảng được thành lập như thế nào?
(?) Thành phần tham gia Tân Việt cách mạng dảng gồm những ai?
(?) Nêu hoạt động của đảng Tân Việt?
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927):
- Trong những năm 1926-1927 bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức học sinh trong đó phong trào công nhân đã mang tính thống nhất trong cả nước.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tàng lớp khác cùng với phong trào công nhân tạo thành làn sóng cách mạng khắp cả nước
- Trình độ giác ngộ của công nhân nâng cao rõ rệt, giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập.
II. Tân Việt cách mạng đảng ( Tháng 7/1928):
 1. Sự thành lập:
 - Tháng 7/1928 Tân việt cách mạng đảng được thành lập trên cơ sở của hội Phục Việt
 2. Thành phần tham gia:
 - Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
 3. Hoạt động:
 - Tân việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của đảng Thanh niên và vận động hợp nhất với hội Việt nam cách mạng thanh niên.
 - Nhiều đảng viên của đảng Tân việt đã chuyển sang hội Việt nam thanh niên hoạt động
 4. Củng cố: (?) So sánh tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên với Tân Việt cách mạng đảng?
5. Hướng dẫn về nhà: Học bài xem mục 3,4 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 21: Bài 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
Học sinh nắm được sự thành lập, thành phần và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng. Thấy được sự khác nhau giữa tổ chức này với hội Việt nam cách mạng thanh niên; Nắm được quá trình ra dời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản thể hiện sự phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.
 2. Tư tưởng:
 Giáo dục HS lòng kính yêu, khâm phục các bậc lão thành cách mạng.
 3. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng so sánh , đánh gía sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1926- 1927 là gì? Vì sao lại có bước phát triển đó?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Việt Nam quốc dân dảng được thành lập như thế nào? 
(?) Thành phần tham gia Việt Nam quốc dân đảng gồm những ai?
(?) Nêu mục tiêu hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng?
(?) Việt Nam quốc dân đảng có hoạt động gì?
(?) TRước tình thế bị đàn áp VNQDĐ quyết định làm gì?
(?) Vì sao khởi nghĩa Yên Bái thất bại?
(?) Nêu ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Bái?
(?) Ba tổ chứccộng sản ra đời ở Việt Nam trong hoàn cảnh nào?
(?) Sự kiện này có tác động như thế nào tới tổ chức thanh niên?
(?) Các tổ chức cộng sản được thành lập như thế nào?
(?) Hai tổ chức cộng sản ra đời có ảnh hưởng như thế nào tới đảng Tân Việt?
III. Việt Nam quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930):
 1. Sự thành lập:
- Tháng 12/1927 Việt Nam quốc dân đảng được thành lập
 2. Thành phần tham gia:
- Gồm sinh viên, học sinh , công chức, nông dân khá giả, địa chủ , binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp
 3. Mục tiêu hoạt động:
 Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập dân quyền và phát triển theo con đường TBCN.
4. Hoạt động:
- Năm 1929 Việt Nam quốc dân đảng tổ chức ám sát tên Ba Danh, sau đó Đảng bị Pháp đàn áp
* Khởi nghĩa Yên Bái:
 - Đêm 9/2/1930 VNQDĐ khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội..sau đó bi đàn áp
* Nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa lịch sử:
 + Do Pháp còn mạnh, khởi nghĩa nổ ra bị động
 + Do VNQDĐ còn non yếu, không vững chắc về tổ chức lãnh đạo
* Ý nghĩa: Cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù của nhân dân ta đối với Pháp
IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1919:
1. Hoàn cảnh:
 - Phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo
- Tháng 3/1929 chi bộ cộng sản ra đời đầu tiên ở Hà Nội
- Tháng 5/1929 Hội Việt Nam thanh niên đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kì yêu cầu thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận
2. Sự thành lập các tổ chức cộng sản:
-Tháng 6/1929 các hội viên của Việt Nam thanh niên ở Bắc Kỳ thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.
-Tháng 8/1929 Các hội viên thanh niên ở Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
- Tháng 9/1929 một số đảng viên tiên tiến của đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.
4.Củng cố: 
 (?) Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 có mặt tích cực và hạn chế như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Học bài xem bài 18
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1939
 Tiết 22: Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp HS nắm được quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; Nội dung chủ yếu của luận cương chính trị 1930 và ý nghĩa việc thành lập Đảng.
 2. Tư tưởng:
 Giáo dục HS lòng kính yêu, biết ơn chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc lão thành cách mạng.
 3. Kỹ năng:
 Rèn luỵện cho HS khả năng sử dụng tranh ảnh lịch sử; Biết phân tích, đánh giá ý nghĩa lịch sử việc thành lập đảng
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án , SGK, Ảnh Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt nam như thế nào?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Ba tổ chức cộng sản cùng ra đời ở Việt Nam có ưu điểm và hạn chế gì?
(?) Yêu cầu đặt ra đối với cách mạng Việt Nam là gì?
(?) Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
 ( GV tường thuật hội ghị )
(?) Nêu nội dung chính của hội nghị thành lập đảng?
(?) Hội nghị thành lập đảng có ý nghĩa như thế nào?
(?) Hội nghị tháng 10/1930 của đảng dã quyết định những vấn đề gì?
 ( Giới thiệu tiểu sử đ/c Trần Phú)
(?) Nêu nội dung chính của luận cương tháng 10/ 1930?
(?) Hạn chế của luận cương tháng 10 là gì?
(?)Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào tới cách mạng Việt Nam?
(?)Đối với cách mạng thế giới Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào?
I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/21930):
 1. Hoàn cảnh:
- Ba tổ chức cộng sản ra đời thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh 
- Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
=> Cần phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước
- Từ 3=>7/2/1930 Nguỹen Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
2. Nội dung hội nghị:
- Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam
- Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
 .
3. Ý nghĩa hội nghị thành lập Đảng:
- Thống nhất được ba tổ chức cộng sản, chấm dứt thời kỳ chia rẽ trong cách mạng Việt Nam.
II. Luận cương chính trị ( Tháng 10/1930):
- Tháng 10/1930 hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời họp:
 + Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương
 + Bầu BCH TW chính thức do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.
 + Thông qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
* Nội dung của luận cương chính trị:
- Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.
- Lực lượng: Chủ yếu là công nhân và nông dân.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
 - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
4. Củng cố: 
 (?) Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem bài 19
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 23: Bài 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1935
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
 2. Tư tưởng:
 Giáo dục HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng và các chiến sĩ cộng sản.
 3. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng trình bày sự kiện lịch sử cho HS.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK, Lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Trình bày hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 ( Giáo viên giới thiệu cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới 1929- 1933 )
(?) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tới Việt Nam như thế n

File đính kèm:

  • docgiao an lich su lop 9 2011 2012.doc