Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Phạm Hồng Anh - Trường TH Thịnh Lộc

I. Mục tiêu:

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của người Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).

- HS khá - giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).

II. Đồ dùng dạy học:

- Ảnh chụp bến Nhà Rồng.

- Bảng phụ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Phạm Hồng Anh - Trường TH Thịnh Lộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về nhà
Bài 2: Câu nào sau đây là câu ghép?
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. 
Bài 3: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a. Bé Na học bài, còn......
b. Nếu trời mưa to thì.......
c. .........còn bố em là bộ đội.
d. ....... nhưng Nam vẫn đến lớp.
- Gọi một số HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Một HS nêu lại khái niệm câu ghép.
- Nhận xét giờ học. 
Tiết 2 Luyện toán
Luyện tập diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
- Củng cố quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- áp dụng công thức tính diện tích hình thang vào giải toán.
II. Hoạt động dạy- học:
- Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- Gọi HS nêu lại công thức tính diện tích hình thang.
- HS nêu, GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
2. Hoạt động 2: HD luyện tập:
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: 
 Một thửa ruộng hình thang có diện tích bằng 5,22 m2, có chiều cao 18dm, đáy nhỏ bằng 26dm. Hãy tính đáy lớn của thửa ruộng, viết kết quả với đơn vị mét. 
Bài 2: ( HS trung bình) Tính diện tích hình thang có:
a. Độ dài hai đáy lần lượt là dm và 0,6dm; chiều cao là 0,4dm.
b. Độ dài hai đáy lần lượt là m và m; chiều cao là m. 
Bài 3: Hình thang ABCD có đáy bé AB = 9cm, đáy lớn DC = 16cm. Biết DM = 7cm, diện tích hình tam giác BMC bằng 37,8 cm2. Tính diện tích hình thang ABCD. (HS khá - giỏi)
 A B
	C M	D
Bài 4: Một mảnh đất hình thang có diện tích 455 m2, chiều cao là 13m. Tính độ dài mỗi đáy của hình thang đó, biết đáy bé kém đáy lớn 5m.
4. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.	 
- HS nêu lại quy tắc tính chu vi hình tròn. 
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 3	 Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu: 
- Tường thuật được sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công, đợt ba: Ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7 - 5 - 1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Điện Biên Phủ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng Việt Nam?
+ Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
? Ngày mồng 7-5 hằng năm ở nước ta có lễ kỉ niệm gì?
Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
 Chín năm làm một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
đó chính là niềm tự hào, là tiếng reo ca của dân tộc Việt nam về chiến thắng Điện Biên Phủ, “một mốc vàng chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ đã khẳng định. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
- GV ghi mục bài lên bảng.
3. Hoạt động 3: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp.
- HS đọc chú thích ở SGK tìm hiểu về hai khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- Gv treo bản đồ hành chính Việt nam.
- HS quan sát và chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- GV nêu một số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
? Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
- HS trình bày – Hs nhận xét.
Kết luận: Thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
4. Hoạt động 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ. 	 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề sau:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
+ Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi của điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta.
+ Kể một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Đại diện các nhóm trình bày – HS nhận xét.
- 1 HS tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên sơ đồ.
- GV chuẩn hoá kiến thức.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
? Nêu suy nghĩ về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
? Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954).
___________________________________________________________
Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2012
Buổi sáng	
Tiết 1 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- HS làm được các bài tập 1, 2. HS khá - giỏi làm hết.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ vẽ sẵn hình minh hoạ các bài 2, 3.
- HS chuẩn bị mảnh bìa bài 4.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 	
- HS trả lời câu hỏi sau:
? Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi? Hình tam giác? hình thang?
- Gv nhận xét.
* Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp theo dõi.
- HS trình bày bài – HS nhận xét.
a. S = 3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b. S = 2,5 x 1,6 : 2 = 2 (cm2)
Bài 2.
- GV treo hình minh hoạ ở bảng phụ.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp theo dõi.
- HS tự làm – 1 HS làm bài vào bảg phụ. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- HS đổi vở cho nhau và đối chiếu bài làm của bạn với bài làm ở bảng phụ.
- HS trình bày các bước giải bài toán – HS nhận xét.
? Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác? diện tích hình thang?
? Đối với hình thang vuông thì ta cần lưu ý gì?
- Gv nhận xét.
 Giải
Diện tích tam giác BEC là
1,3 x 1,2 : 2 = 0,78 (dm2)
Diện tích của hình thang ABED là:
( 1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
Diện tích của hình thang ABED lớn hơn diện tích của tam giác BEC là:
2,46 – 0,78 = 1,68 (dm2)
Đáp số: 1,68 dm2
Bài 3.
- Hs tự làm vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- HS đối chiếu bài làm của mình với đáp án của GV.
? bài toán này có dạng toán gì mà chúng ta đã được học?
 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 	
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài: Hình tròn, đường tròn.
Tiết 2	 Kể chuyện
 Chiếc đồng hồ
I. Mục tiêu:
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK, kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Đến thăm một hội nghị, Bác Hồ đã kể câu chuyện Chiếc đồng hồ. Chiếc đồng hồ có liên quan gì đên nội dung hội nghị? Bác hồ kể nhằm mục đích gì? Câu chuyện Chiếc đồng hồ hôm nay cô kể sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa sâu sắc về câu chuyện Bác đã kể.
2. Hoạt động 2: GV kể chuyện.
- GV kể lần 1. (Không sử dụng tranh) – HS theo dõi.
- GV kể lần 2. (Kết hợp chỉ tranh + giải nghĩa từ khó) 
- HS quan sát tranh và theo dõi cô kể.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện. 
- Gv tổ chức cho HS kể theo nhóm 2.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe và tìm ý nghĩa của chuyện.
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV chọn 4 cặp. HS kể nối tiếp. Khi mỗi nhóm kể xong, em kể đoạn cuối thay mặt nhóm trình bày ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thi + nêu ý nghĩa câu chuyện – HS nhận xét.
- GV nhận xét, cùng với HS bầu chọn nhóm kể hay, biết kết hợp lời kể của mình với chỉ tranh.
- GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; đọc và chuẩn bị theo yêu cầu của tiết kể chuyện tuần 20.
Tiết 3	 Tập đọc
 Người công dân số Một. (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không yêu cầu giải thích lí do).
- HS khá - giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật (câu hỏi 4). 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 2 nhóm.
- Nhóm 1: Đọc phân vai và trả lời câu hỏi: 
? Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
? Kết quả ra sao?
- Nhóm 2: Đọc phân vai và trả lời câu hỏi:
? Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân, đến nước?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. 
 	ở tiết Tập đọc trước, các em đã được học trích đoạn của 1 vở kịch: Người công dân số Một. Ai sẽ giúp anh Thành xin được chân phụ bếp? 
Lòng quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân của anh Thành thể hiện như thế nào? Các em sẽ biết được điều đó qua đoạn trích tiếp theo hôm nay.
- Gv ghi mục bài lên bảng.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc. 
- 1HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến lại còn say sóng nữa.
Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: 
súng kíp, Phú Lãng Sa, La-tút-sơ Tơ-rê-vin.
- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- HS đọc thầm phần chú giải + Giải nghĩa từ.
- Hs đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. 
- 1HS đọc đoạn 1 – Cả lớp đọc thầm.
? Anh Lê, anh Thành đều là những t

File đính kèm:

  • doctuan 19.doc
Giáo án liên quan