Chuyên đề II: Các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai

 Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến cuộc nội chiến cách mạng 1946 -1949 ở Trung Quốc?

 a. Nguyên nhân:

* Lực lượng cách mạng Trung Quốc:

 - Sau chiến tranh quân chủ lực đã lớn mạnh và phát triển lên 120 vạn người, dân quân 200 vạn người vùng giải phóng gồm 19 khu căn cứ chiếm gần 1/4 đất đai, 1/3 dân số cả nước.

 

- Được sự giúp đỡ của Liên Xô đã chuyển giao vùng Đông Bắc (TQ) vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng cho Đảng cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý,

giúp toàn bộ vũ khí, đã tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông Nhật Bản cho quân giải phóng Trung Quốc.

 * Lực lượng phản cách mạng:

- Tập đoàn phản cách mạng Tưởng Giới Thạch âm mưu và phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng thế giới.

 - Câu kết với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ thực hiện mưu đồ của mình.

- Mỹ giúp Tưởng phát động nội chiến với âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. Ngày 20-7-1946 Tưởng huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công vào các vùng giải đến đây cuộc nội chiến chính thức bắt đầu.

 b. Diễn biến: Gồm 2 giai đoạn:

 * Giai đoạn phòng ngự tích cực (7-1946 đến 6- 1947)

 - Thực hiện phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu tiêu diệt địch , xây dựng lực lượng mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề II: Các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm kỳ của Hội nghị ngoại trưởng, ngoài ra còn có các uỷ viên ban thường trực, phụ trách những ngành cụ thể với sự tham gia của các chuyên gia các nước thành viên.
b. Hoạt động của ASEAN trải qua hai giai đoạn chính:
- Từ năm 1967-1975: ASEAN còn là tổ chức khu vực non yếu, chương trình hợp tác giữa các nước thành viên còn rời rạc.
- Từ 1976 đến nay: Được bắt đầu bằng Hội nghị cấp cao thứ nhất (họp ở Ba Li- Inđônêxia - 2/1976) mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử các nước ASEAN.
- Những năm 1976-1978: ASEAN nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên và hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn.
c. Quá trình thành lập:
- Từ năm 1979 do vấn đề Campuchia, quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương là “đối đầu”. Từ cuối thập niên 1980 khi vấn đề Campuchia được giải quyết, mối quan hệ đó chuyển từ “đối đầu sang đối thoại” mở ra khả năng mới trong quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực Đông Nam Á.Giữa các nước ASEAN với Việt Nam, Lào, Campuchia đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp kinh tế, văn hoá, khoa học. Đây cũng là thời kỳ kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.
- Ngày 28-7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Ngày 23-7-1997 ASEAN kết nạp thêm Lào, Mianma.
- Ngày 30-4-1999 Campuchia là thành viên thứ 10 của tổ chức này. ASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội các nước thành viên. Mặc dầu có những bước thăng trầm, vai trò quốc tế ASEAN ngày càng tăng.
d. Quan hệ Việt Nam- ASEAN:
- Quan hệ Việt Nam- ASEAN diễn biến phức tạp, có lúc hoà dịu, có lúc căng thẳng, tuỳ theo tình hình quốc tế và khu vực, nhất là tuỳ theo biến động của tình hình Campuchia.
- Từ khi vấn đề Campuchia đi vào xu thế hoà giải và hoà hợp dân tộc, Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ ASEAN- Việt Nam ngày càng cải thiện. Chính phủ Việt Nam nhiều lần cử đại diện sang thăm nhiều nước ASEAN, nhằm đi tới một quan điểm thống nhất, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị , hợp tác và phát triển. 
- Tháng 7-1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali và đến tháng 7-1995, chính thức gia nhập ASEAN, đánh dấu bước phát triển mới trong việc tăng cường hợp tác ở khu vực vì một Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển.
e. Cơ hội và thách thức Việt Nam khi ra nhập tổ chức ASEAN:
- Thời cơ: Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thách thức: Dễ bị hoà tan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kỹ thuật.
- Thái độ: Bình tĩnh, không bỏ lỡ thời cơ. Cần ra sức học tập, nắm vững KHKT.
Câu 7: Hãy trình bày quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ năm 1945 đến nay?
	Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở Châu Phi và Châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1945-1954: Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập. Ngày 3-7-1952 lật đổ chế độ quân chủ và nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hoà Ai Cập 18-6-1953.
* Giai đoạn 1954-1960: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp ở Tây Phi và Bắc Phi, mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri 11-1954. Nhiều quốc gia được độc lập: Tuyniri(1965), Marốc(1956), Ghinê(1957). Đến năm 1960 hầu hết các nước Bắc Phi và Tây Phi đều giành được độc lập.
* Giai đoạn 1960-1975: Năm 1960 có 17 nước Châu Phi giành được độc lập, được lịch sử ghi nhận là “Năm Châu Phi”. Những thắng lợi có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu 
rộng là thắng lợi của cách mạng Angiêri(1962), Êtiôpia(1974), Môdămbích(1975), đặc biệt là thắng lợi của cách mạng Ănggôla dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà Ănggôla(1975), đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi.
* Giai đoạn 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ để giành lại độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hoà Nammibia(3-1991). Tiếp đó là cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi (4-1994) với thắng lợi của các lực lượng yêu nước tiến bộ mà đại diện là Đại hội dân tộc Phi (ANC). Sự kiện này chấm dứt ách thống trị trong vòng ba thế kỷ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai ở lục địa này.
Câu 8: Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹlatinh?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra sôi nổi ở hầu khắp các nước khu vực Mỹlatinh, và Mỹlatinh trở thành "Đại lục núi lửa". Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹlatinh từ năm 1945 đến nay trải qua 3 giai đoạn:
*Từ năm 1945-1959: Cao trào cách mạng nổ ra hầu khắp các nước Mỹlatinh dưới hình thức: bãi công của công nhân ở Chilê, nổi dậy của nông dân ở Pêru, Êcuađo, Mêhicô, Braxin , Vênêzuêla....khởi nghĩa vũ trang ở Panama, Bôlivia, và đấu tranh nghị viện ở Goatêmala, Vênêzuêla.
* Từ năm 1959-1980: Cách mạng Cuba thắng lợi (1959) đánh dấu bước đầu phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, cổ vũ cuộc đấu tranh của các nước Mỹlatinh. Tiếp đó phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước...Mỹlatinh trở thành "Lục địa bùng cháy". Dưới những hình thức đấu tranh khác nhau, các nước Mỹlatinh lần lượt lật đổ các chính quyền phản động tay sai của Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành độc lập chủ quyền của dân tộc.
* Từ cuối thập niên 1980 đến nay: Lợi dụng quan hệ Liên Xô và Mĩ thay đổi, đặc biệt những biến động ở Liên Xô và Đông Âu, Mĩ phản kích chống lại phong trào cách mạng ở 
khu vực Mĩ la tinh, can thiệp vũ trang vào Grênađa(1983), Panama(1990) uy hiếp cách mạng Nicanagoa, tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba bằng cách bao vây, cắm vận kinh tế, cô lập và tấn công về chính trị.
- Sau khi khôi phục được nền độc lập chủ quyền, các nước Mĩlatinh bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách kinh tế, xã hội để cải thiện tình hình đất nước. Bước vào thập niên 1990 một số nước Mĩlatinh đã trở thành những " nước công nghiệp mới" 
( Achentina, Braxin, Mêhicô). Bộ mặt các nước Mĩlatinh, đặc biệt là những trung tâm kinh tế, thương mại đã thay đổi về căn bản.
C. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Câu1: Sự phát triển kinh tế , khoa học-kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên nhân của sự phát triển đó?Nguyên nhân nào là quan trọng?Vì sao?
a. Sự phát triển kinh tế và khoa học-kỹ thuật của Mĩ:
* Kinh tế:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nến kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt.
- Trong khi các nước Đồng minh Châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh, Mĩ với lý do không chịu ảnh hưởng của chiến tranh, có nguồn tài nguyên phong phú, trình độ khao học-kỹ thuật tiên tiến nên có điều kiện phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật.
- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới(56,1% năm 1948)
- Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh, sản lượng năm 1949 gấp 2 lần sản lượng của 5 nước cộng lại ( Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật)
- Tài chính: Nắm 3/4 trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới.
- Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển.
- Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
* Khoa học-kỹ thuật:
- Thu hút nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới.Vì Mĩ có điều kiện hòa bình,không bị chiến tranh tàn phá,thuận lợi cho các nhà khoa học nghiên cứu.
- Là nước đi đầu trong việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần hai. Đạt nhiều thành tựu: công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học vũ trụ, sản xuất vũ khí hiện đại..... 
b. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ:
Sở dĩ Mĩ có bước phảt triển kinh tế nhanh chóng như vậy là do:
- Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học-kỹ thuật (Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai, đi đầu trong sản xuất máy tính,năng lượng nguyên tử....có 
nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ), Mĩ đã điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động,hạ giá thành sản phẩm.....
- Nhờ trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản cao (Các công ty độc quyền Mĩ là những công ty khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục đô la, vươn ra khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới)
- Nhờ quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thu được lợi nhuận 144 tỉ đôla. Nền công nghiệp chiến tranh của Mĩ thu hơn 50% tổng lợi nhuận hàng năm.
- Ngoài ra có các điều kiện về: Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào,đất nước không bị chiến tranh tàn phá cũng là những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và thuận lợi hơn các nước khác.
- Sự nhậy bén trong điều hành quản lý của giới lãnh đạo Mĩ.
c. Nguyên nhân nào là quan trọng? Vì sao?
Mĩ biết dựa vào thành tựu cách mạng khoa học-kỹ thuật. Cho nên Mĩ đã điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng xuất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Nhờ đó mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Mĩ có nhiều thay đổi.
Câu 2: Điều gì chứng tỏ rằng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Nguyên nhân nào là quan trọng? Các nước đang phát triển nên học hỏi Nhật Bản ở điểm nào?
a. Sự phát triển "Thần kỳ" của nền kinh tế Nhật Bản.
- Là nước chiến bại mất hết thuộc địa và sau chiến tranh bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản, nền kinh 

File đính kèm:

  • doconhsgsu9(1).doc
Giáo án liên quan