Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8 – Tiết 10: nước Mĩ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. KIẾN THỨC:

- Sau chiến tranh TG thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu nhất về KT- KH- KT và quân sự trong TG tư bản chủ nghĩa

- Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: đó là chính sách đối nội phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớàonhan dân và một chính sách đối nội bành trướng, xâm lược với mưu đồ làm bà chủ thống trị toàn thế giới .

2. TƯ TỞNG:

- HS nhận thức rõ thực chất của chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ. Từ năm 1995 nước ta và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển.

- HS thấy được một mặt ta đẩy mạnh các quá trình hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mặt khác kiên quyết phản đối mọi âm mưu bá quyền của các giới cầm quyền Mĩ

 

doc10 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8 – Tiết 10: nước Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa học vũ trụ này. Đó cũng là sự biểu hiện sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật của Mĩ.
GV cung cấp – ghi
HS nghe – ghi
GV kết luận tổng kết
? Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về KHKT của Mĩ.
HS dựa vào nội dung đã học trả lời
GV chuyển ý
Hoạt động :3 Tìm hiểu vềchính sách đối nội ....
Gv cung cấp 
GV cung cấp: “để phục vụ mưu đồ bá chủ TG...”
HS nghe – ghi
? Em nhận xét gì về chính sách đối nội của Mĩ?
Chính sách đối nội của Mĩ hoàn toàn mang tính phản động , thiếu dân chủ, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, xâm phạm quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người da đen và da màu.
GV tiếp tục cung cấp
HS nghe – ghi
GV liên hệ phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam
HS đọc SGK phần đối ngoại của Mĩ và thảo luận câu hỏi
? Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
HS dựa vào SGK báo cáo 
Gv nhân xét -kl
GV giải thích khái niệm “chiến lược toàn cầu” là: chiến lược của Mĩ nhằm thực hiện tham vọng, âm mưu thống trị toàn thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược là:
- Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt XHCN thế giới 
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân
- Khống chế và nô dịch các nước tư bản khác
GVMR về việc Mĩ đã gây chiến với bao nhiêu quốc gia (SGK – 39)
GV cung cấp
HS nghe – ghi
? Em đánh giá nh thế nào về những tham vọng của Mĩ?
Tham vọng quá lớn nhng khả năng thực tế của Mĩ có hạn do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
GVMR: liên hệ với VN
Từ 1995 ta và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, đến nay quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển, 1999 Tổng thống Mĩ Pikintơn đã sang thăm VN...
Mặt khác chúng ta kiên quyết chống lại âm mưu bá quyền của giới cầm quyền Mĩ.
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt
* Thành tựu:
- Công nghiệp: đứng đầu thế giới
- Nông nghiệp : gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, Itania, Nhật Bản cộng lại.
- Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng TG và là chủ nợ duy nhất trên TG.
- Về quân sự: mạnh nhất và độc quyền vũ khí nguyên tử.
 Trong thập niên tiếp theo KT Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như trước .
* Nguyên nhân
- Do Nhật bản và Tây Âu cạnh tranh
- Thường xuyên xảy ra khủng hoảng dẫn đến suy thoái
- Chi phí quân sự lớn
- Chênh lệch giàu nghèo quá lớn
II. sự phát triển về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
* Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai
- Mĩ là nước đi đầu về KH – KT và công nghệ trên thế giới .
- Sáng chế công cụơsanr xuất mới
- Vật liệu mới
- Cách mạng xanh trong nông nghiệp 
- Chinh phục vũ trụ
- Cách mạng giao thông và thông tin liên lạc
- Sản xuất vũ khí hiện đại.
* Kết quả: Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng, đời sống vật chất, tinh thần có nhiều thay đổi.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
* Sau chiến tranh thế giới thứ hai Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà thay nhau nắm quyền ở Mĩ.
* Chính sách đối nội:
- Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động:
+ Cấm đảng công sản hoạt động
+ Chống phong trào đình công
+ Loại bỏ những tiến bộ ra khỏi chính phủ
+ Đàn áp phong trào công nhân
+ Thực hiện phân biệt chủng tộc.
- PT đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi.
* Chính sách đối ngoại:
- Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc và khống chế nô dịch các nước tư bản khác.
- Lập các khối quân sự, gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược
* Tuy nhiên Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề, tiêu biểu là sự thất bại của Mĩ ở VN.
Củng cố
GV củng cố bằng bài tập trắc nghiệm
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển vượt bậc về KHKT ở Mĩ:
Chính phủ Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển KHKT, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước.
Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
Do Mĩ là nước giàu tài nguyên.
Các nguyên nhân trên
Câu 2: Hãy chỉ ra đặc điểm của nền kinh tế Mĩ từ 1950 đến nay:
HS thảo luận 2 bài tập trên
Đại diện nhóm báo cáo
GV nhận xét kết luận
Hướng dẫn học bài
Học kỹ bài
Soạn: Nhật Bản, đọc trả lời câu hỏi SGK
Sưu tầm tranh ảnh tài liệu về Nhật Bản.
Ngày soạn: 1/ 11/ 2008
Ngày giảng: 6 /11 / 2008
 Bài 9 – Tiết 11
Nhật bản
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
- HS nắm được từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật bản đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế , đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Nhật Bản ra sức vươn lên trở thành một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế to lớn của mình.
tư tởng:
Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển thần kỳ, về kinh tế của Nhật Bản , trong đó có ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỷ luật... của người Nhật là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định nhất.
Từ năm 1993 đến nay các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giữa nước ta và Nhật Bản ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm “hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích và so sánh, liệt kê
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bản đồ Châu á, một số tranh ảnh về Nhật Bản 
Học sinh: Bài soạn, sưu tầm một số tranh ảnh về Nhật Bản 
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ: Cho biết tình hình KT nớc Mĩ sau chiến tranh TG thứ hai
.Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế NB gặp nhiều khó khăn, NB đã vươn lên nhanh chóng trở hành một siêu cường về kinh tế đứng thứ hai TG sau Mĩ. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của đất nước này.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Nhật Bản sau chiến tranh 
GV sử dụng lược đồ giới thiệu về NB
GV cung cấp: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
- NB bại trận, bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
- Mất hết thuộc địa, kinh tế tàn phá nặng nề
- Xuất hiện nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng, lạm phát...
? Em có nhận xét gì về tình hình đất nước NB sau chiến tranh thế giới thứ hai?
HS trả lời
GV nhận xét – chốt ghi
GVMR: KT bị tàn phá nặng nề, 34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển bị phá huỷ.
- SXCN năm 1946 bằng 1/4 so với trước chiến tranh
- Chủ quyền của NB chỉ còn trên 4 hòn đảo: Hôccaiđô, Kiuxiu, Xicôc, Hôixin
GV sử dụng bản đồ xác định vị trí của những hòn đảo này
GV cung cấp – ghi
HS nghe – ghi
GV yêu cầu HS chú ý vào nội SGK trả lời câu hỏi
? hãy nêu nội dung cải cách dân chủ ở NB sau chiến tranh TG thứ hai?
HS trả lời: 
- Ban hành hiến pháp mới 1946
- Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949)
- Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt trừng trị tội phạm chiến tranh.
- Giải giáp các lực lượng vũ trang
- Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi chính phủ
- Giải thể các công ty độc quyền
- Ban hành quyền tự do dân chủ
? Em đánh giá như thế nào về nội dung của những cuộc cải cách?
HS trả lời
GV nhận xét – chốt ghi
GV khẳng định: Chính điều này trở thành nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển thần kỳ về KT của NB sau chiến tranh
? GV hỏi: ý nghĩa của những cuộc cải cách dân chủ đối với NB?
HS trả lời (dựa vào SGK)
GV chốt ghi
GV kết luận toàn mục – chuyển ý
Hoạt động 2 : tìm hiểu về Nhật khôi phục và ...
GV cung cấp kiến thức về những điều kiện thuận lợi NB khôi phục và phát triển KT.
+ Nhờ những đơn đặt hàng béo bở của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh: Triều tiên (1950 – 1953) và chiến tranh VN (những năm 60 của TK XX)
GV yêu cầu HS đọc từ đầu đến một trong ba trung tâm KT tài chính của TG và trả lời câu hỏi
? Hãy khái quát những thành tựu về kinh tế của NB từ những năm 50,60,70 của thế kỉ XX?
HS trả lời
GV nhận xét – chốt ghi
GVMR: GDP của Nhật tăng rất nhanh
1950: 20 tỷ USD; 1968: 183 tỷ USD
1973: 402 tỷ USD; 1989: 2828 tỷ USD
- Công Nghiệp : 1950 tổng giá trị 4,1 tỷ USD bằng 1/28 của Mĩ, 1969 đứng thứ hai TG bằng 1/4 của Mĩ
Hiện nay NB đứng đầu thế giới về tàu biển, ôtô, sắt, thép, xe máy, điện tử...
- Tài chính: dự trữ vàng và ngoại tệ vợt Mỹ
Hàng hoá NB len lỏi khắp thi trường TG: ôtô, máy móc, điện tử
Yêu cầu HS quan sát vào kênh hình 18,19,20 và cho biết 3 kênh hình mô tả thành tựu về mặt nào của NB
? Qua 3 kênh hình này em có nhận xét gì về sự phát triển KHKT của NB sau chiến tranh?
KHKT của NB phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là KHKT trong lĩnh vực giao thông và thông tin liên lạc, trong nông nghiệp (thực hiện cuộc CM xanh trong NN)
Học sinh chú ý vào SGK
? Những nguyên nào dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế NB sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong những nguyên nhân đó đâu là nguyên nhân cơ bản?
HS thảo luận (5/)
Cả nhóm báo cáo kết quả TL
GV nhận xét – kết luận – chốt ghi
Trong hai nguyên nhân trên nguyên nhân chủ quan có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển kinh tế của NB.
GV cung cấp về khó khăn và hạn chế của NB
HS nghe – ghi
GV liệt kê:
Thiếu nguyên liệu
Cạnh tranh chèn ép của Mĩ, tây Âu
Sự mất cân đối trong nền KT
GV yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Tại sao nói rằng “Từ đầu năm 90 của TKXX nền KT NB lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài?
HS dựa vào nội dung chữ in nhỏ trả lời
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục
- Nhiều công ty bị phá sản liên tục
- Ngân sách thâm hụt
GV nhận xét kết luận – chuyển ý
Hoat động 3 : Tìm hiểu về chính sách đối nội ...
GV cung cấp kiến thức về chính sách đối nội
HS nghe – ghi ND chính
GV: 1993 đảng dân chủ tự do đã mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ hoặc liên minh với các lực lượng đối lập.
? Em đánh giá như thế nào về việc đảng LDP mất quyền lập chính phủ (HS chú ý phần chữ in nhỏ)
HS trả lời: đó là biểu hiện của tình hình chính trị không ổn định, đòi hỏi mô hình mới, với sự tham gia cầm quyền của nhiều chính đảng
GV nhận xét MR: Tuy nhiên trong những năm gần đây NB giành nhiều lỗ lực để vươn lên trở thành 

File đính kèm:

  • docbai 8-9.doc
Giáo án liên quan