Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 30 - Tiết 45, 46: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. KIẾN THỨC:

- Nắm được tình hình, nhiệm vụ của hai miền nước ta bước sang thời kì mới, miền Bắc trở lại hoà bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh phát triển kinh tế và tranh thủ thời gian hoà bình chi viện cho miền Nam.

- Hiểu được miền Nam tận dụng điều kiện Mĩ rút về nước, đẩy mạnh đấu tranh chống “Bình định – lấn chiếm” chuẩn bị mọi mặt tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

2. TƯ TƯỞNG:

- Qua bài giảng học sinh thấy được tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc Nam một nhà và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

3. KĨ NĂNG:

- Thông qua hoạt động của thầy và trò lên lớp rèn cho học sinh biết phân tích nhận định, đánh giá tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Bắc Nam và so sánh các sự kiện lịch sử.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, bản đồ chiến địa Huế, Đà Nẵng, Tây nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Học sinh: Bài soạn, tư liệu cho bài học

 

doc9 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 6077 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 30 - Tiết 45, 46: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữ in nhỏ SGK
? Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục phát triển kinh tế, văn hoá và ra sức chi viện cho Miền Nam?
HS đọc phần chữ in nhỏ trả lời
GV khái quát ghi bảng
? Em đánh giá như thế nào về kết quả mà miền Bắc đã đạt được?
HS suy nghĩ trả lời
HS nhận xét, GV sửa chữa bổ sung
Đây là những thành quả hết sức to lớn mà nhân dân miền Bắc đã đạt được. Kết quả đó đã giúp miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, kinh tế được khôi phục và phát triển, làm cho xã hội ổn định, đời sống được nâng cao, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hoạt động 2 : Đấu tranh chống “ bình định – lấn chiếm”....
GV cung cấp thông tin theo nội dung SGK
Khái quát - HS nghe ghi
? Vì sao trước khi kí hiệp định Pari Mĩ ồ ạt viện trợ cho quân đội Sài Gòn? Mục đích của Mĩ là gì?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
Mĩ hi vọng với cố gắng của Mĩ, nguỵ có thể đủ sức đối phó với cách mạng miền Nam để thực hiện âm mưu của Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
GVMR: Theo tài liệu SGK LS lớp 9 cũ.
GV cung cấp thông tin.
HS nghe – ghi
? Vì sao có tình trạng trên?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét – kết luận.
 Do ta sơ hở, có nơi cho rằng cần phải tôn trọng Hiệp định nên địch đánh ta chỉ giữ hoặc rút chứ không đánh lại hoặc có nơi nảy sinh tình trạng mệt mỏi muốn nghỉ hơn.
GV tiếp tục cung cấp
HS nghe - ghi 
GV yêu cầu HS đọc từ cuối 1973 -> hết. 
? Sau nghị quyết 21 TW Đảng nhân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào?
? Thắng lợi trên mặt trận quân sự và sản xuất có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời
GV kết luận – MR
Đầu 1974 ta lấy lại các vùng vừa bị mất, giải phóng thêm gần nửa triệu dân. Đến 1974 nước Mĩ náo động về vụ Oa tơ ghêt Nich xơn phải từ chức (18/8/1974). Nguỵ quyền Sài Gòn lao đao vì Mĩ cắt giảm viện trợ chỉ còn một nửa so với 1972 – 1973.
Cả miền nam sôi nổi lập công, phong trào lên cả 3 vùng.
Cuối 1947 nguỵ quyền Sài Gòn lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện sâu sắc.
hoạt động 3 : Tìm hiểu giải phóng miền NAm ....
? Em hãy so sánh lực lượng giữa ta và địch cuối 1974?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
Lực lượng của ta đã trưởng thành áp đảo về mọi mặt.
Nguỵ quyền Sài Gòn rơi vào tình trạng khủng hoảng suy yếu do Mĩ cắt giảm viện trợ 
GV tiếp tục cung cấp
HS nghe – ghi
GVMR: giữa lúc hội nghị sắp kết thúc đợc tin quân ta vừa giải phóng toàn tỉnh Phước Long vào ngày 6/1/1975. Tin vui càng khẳng định những kết luận trong Hội nghị là chính xác và càng chứng tỏ Mĩ rất ít có khả năng can thiệp trở lại miền Nam.
GV tiếp tục phân tích chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
? Trong chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam đã có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
HS thảo luận (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
GV kết luận- nhận xét - chuyển ý
Tiết 45 
GV sử dụng lợc đồ tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 yêu cầu học sinh chú vào SGK 
Gv chia lớp thành ba dãy bàn mỗi dãy thảo luận một nội dung ( một trận đánh ) 
GV gọi đại diện từng dãy bàn lên trình bày trên lược đồ .
Gv nhận xét và lược thuật lại 
? Vì sao ta chọn chiến trường Tây Nguyên và chọn Buôn Ma thuột để nổ súng đầu tiên?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
Vì Tây nguyên địch chỉ có một sư đoàn rải rác trên một diện rộng nên có thể nói là mỏng. Tại Buôn Ma Thuột địch càng sơ hở vì cho rằng ở đó rất xa miền Bắc, quân ta không thể hành quân tiếp tế dễ dàng.
? Chiến thắng tây nguyên có ý nghĩa như thế nào?
Biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta, giúp ta giải quyết được vấn đề lương thực
Dùng quân chủ lực tiến công Tây Nguyên tiếp tục tấn công địch trên các địa bàn khác.
Tạo không khí phấn khởi khắp chiến trường, đơn vị nào cũng náo nức lập công. Trái lại địch rơi vào tình trạng giao động hoang mang.
GV sử dụng lược đồ tổng tiến công và nổi dậy và tường thuật.
Khi quân ta truy kích địch ở Tây Nguyên 19/3 ta giải phóng tỉnh Quảng Trị, địch lo sợ, co cụm về giữ Huế và Đà Nẵng.
Ngày 21/3 quân ta thọc sâu chia cắt chặn đường rút chạy của địch.
GV khái quát ghi
GVMR: cùng thời gian này ta giải phóng thị xã Tam Kì và toàn tỉnh Quảng Ngãi (25/3)
Uy hiếp Đà nẵng từ phía Nam
Thành phố Đà nẵng một căn cứ hải lục không quân vào loại mạnh nhất của địch, rơi vào thế cô lập.
Sáng 28/3 pháo binh của ta đột kích mãnh liệt vào quân cảng Đà Nẵng. Sân bay Nước Mặn và bán đảo Sơn Trà, triệt hẳn mọi đường rút chạy của địch. Sáng hôm sau bộ binh và xe tăng tiến thẳng vào thành phố.
? Em nhận xét gì về thời gian diễn ra các trận đánh?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
- Chỉ trong vòng 20 ngày trong tháng 3 ta đã giải phóng hầu hết các quân khu 1 và 2 của nguỵ.
- Với lối đánh dũng mãnh, đồng thời liên tiếp khiến cho quân địch kháng cự yếu ớt, không ứng cứu nhau được, tan rã từng mảng.
Tiến công quân sự tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy, quần chúng nổi dậy giúp ta tiến công mau thắng lợi và thắng lợi triệt để.
GV tường thuật
Tính đến 4/4/1975 địch chỉ kiểm soát được từ Phan Rang trở vào, mất một nửa đất với một nửa số quân, mất hẳn 2 quân khu 1 và 2.
Để giải quyết tình trạng đó Mĩ đã can thiệp lập ra 3 tuyến phòng thủ: tuyến trung tâm Sài Gòn, tuyến vòng ngoài, tuyến từ xa (đến phan rang ). Mĩ còn cho máy bay viện trợ khẩn cấp mọi phương tiện chiến tranh cho nguỵ.
Trước tình hình đó Bộ chính trị TW Đảng họp ngày 25/3 đã khẳng định: thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam...phải tập trung nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (5/1975)
GV khái quát ghi diễn biến chính
HS nghe – ghi
? Vì sao ta đánh Xuân Lộc trrớc rồi mới đánh Phan Rang, ta lại giải phóng Phan rang trước rồi mới tới Xuân Lộc?
HS suy nghĩ trả lời
- Vì ta có quân chủ lực phục sẵn ở Xuân Lộc
- Ta muốn đánh vào Xuân lộc trọng điểm phòng thủ thuộc tuyến vòng ngoài của địch.
- Sức kháng cự của địch ở đây ác liệt nhất.
- Sau khi phá vỡ tuyến Phan rang giải phóng Phan thiết thì địch ở Xuân lộc mới túng thế và rút chạy.
GVMR: tập trung 5 mục tiêu đầu não: Phủ tổng thống nguỵ, Bộ quốc phòng nguỵ, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Biệt Khu thủ đô.
28/4 ta đánh sân bay Tân Sơn Nhất.
29/4 ta công kích, nhân dân và lực lượng vũ trang nổi dậy phối hợp.
GV yêu cầu HS quan sát kênh hình 76 SGK
? Qua bức kênh hình này em đánh giá như thế nào về kết cục số phận của Mĩ, nguỵ ở miền Nam Việt nam?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử ...
GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK phần 1 và 2
GV yêu cầu HS thảo luận
Nhóm 1 và 2: Nêu ý nghĩa lịch sử
Nhóm 3,4: Nêu nguyên nhân thắng lợi
HS đọc và tìm hiểu
GV yêu cầu nhóm 1 trình bày về ý nghĩa lịch sử
Nhóm 2 và các nhóm khác bổ sung
GV nhận xét – kết luận
? Tại sao thắng lợi của ta thất bại của Mĩ lại tác động đến tình hình nước Mĩ và thế giới?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
GV yêu cầu HS trình bày
Nhóm khác bổ sung
GV nhận xét – kết luận
Gv cung cấp : 
Học sinh ghi 
? Theo em trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào mang tính quyết định? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
I . miền bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam
* Hoàn cảnh 
 Sau hiệp định Pari Mĩ rút khỏi Việt Nam, miền Bắc trở lại hoà bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, ra sức chi viện cho Miền Nam
* Thành tựu 
- Sau 2 năm (1973 – 1974) về cơ bản miền Bắc đã khôi phục xong nền kinh tế
- Cũng trong 2 năm này Miền Bắc đã đưa vào miền Nam hàng chục vạn tấn lương thực, hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chiến trường.
ii. Đấu tranh chống địch “Bình định - lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
* Phía Mĩ – Nguỵ: 
- Cuối 1972 Mĩ ồ ạt viện trợ cho nguỵ quyền Sài Gòn hàng chục tỷ đô là và phương tiện chiến tranh.
- Chính quyền Sài Gòn hò hét tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định - lấn chiếm vùng giải phóng.
* Phía ta: 
- Sau Hiệp định Pari so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi có lợi cho ta. 
- Song thời gian đầu do không đánh giá hết âm mưu phá hoại của địch nên có nơi để cho địch lấn đất, lấn dân.
- 7/1973 Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng họp và nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cả 3 mặt trận.
+ Cuối 1973 nhân dân miền Nam kiên quyết đánh trả, bảo vệ vùng giải phóng lấy lại các vùng đã mất, giải phóng vùng rộng lớn
+ Nhân dân ra sức khôi phục đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hoá, xã hội.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ thổ quốc.
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
 Cuối 1974 đầu 1975 Bộ chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976 Bộ chính trị nhấn mạnh: nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong 1975.
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975.
a. Chiến dịch Tây Nguyên
- Theo kế hoạch ta chọn chiến trường Tây Nguyên để đánh lớn và chọn Buôn Ma Thuột để nổ súng tấn công.
- 10/3/1975 ta tấn công Buôn Ma Thuột và nhanh chóng giành thắng lợi.
- 12/3 địch phản công không thành, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển.
- 14/3 địch rút khỏi Tây Nguyên.
- 24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- Bộ chính trị quyết định giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- 10 giờ ngày 25/3 ta tiến vào giải phóng Huế. 26/3 giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chiều 29/3/1975 Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh
- 9/4 ta bắt đầu đánh Xuân Lộc
- 16/4 phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang.
- 21/4 ta chiếm được Xuân Lộc.
- Mĩ nguỵ rơi vào tình thế hoảng loạn, 21/4/1975 tổng thống nguỵ xin từ chức.
- 17 giờ ngày 26/4 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, Năm cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm Sài Gòn.
- 10 giờ 45 ngày 30/4 ta tiến vào Dinh Độc Lập
- 11 giờ 30 Sài Gòn hoàn toàn giải phóng.
IV. ý nghĩa lịch 

File đính kèm:

  • docbai 31.doc
Giáo án liên quan