Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 25 - Tiết 31: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. KIẾN THỨC:
- Nắm được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa toàn quốc bùng nổ
- Hiểu được những quyết định kịp thời của Đảng ta trong cuộc phát động cuộc khởi nghĩa toàn quốc.
- Hiểu được nội dung đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chí Minh là đường lối chiến tranh nhân dân.
- Năm được những thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên các mặt chính trị ngoại giao, âm mưu của Pháp trong những năm đầu chiến tranh 46 – 54.
2. TƯ TƯỞNG:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
3. KĨ NĂNG:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhận định đánh giá của ta và địch trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
- Rèn luyện kĩ năng sử dung tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch và các trận đánh lớn.
a ta lại là cuộc kháng chiến trường kì và tự lực cánh sinh? HS dựa vào nội dung SGK. GV nhận xét - kết luận. + Trường kì : do tương quan lực lượng giữa ta và địch lúc đầu có sự chênh lệch , vì vậy ta cần phảI có thời gian để chuẩn bị lực lợng + Tự lực cánh sinh : cuộc kháng chiến của ta phải do chính nhân dân ta thực hiện không thể chỉ chông cậy vào sự giúp đỡ từ bên ngoài . Tuy nhiên nếu có cơ hội ta phải tranh thủ sự ủng hộ sự ủng hộ của quốc tế về vật chất lẫn tinh thần, để tăng cường thế và lực cho cuộc kháng chiến của ta . Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc chiến đấu .... GV dẫn dắt : chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy , quân và dân các thành phố thị xã ở bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng Gv khái quát – học sinh ghi ? Em hiểu câu “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” có nghĩa là như thế nào? HS trả lời – GV nhận xét –Mở rộng Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu oanh liệt trong 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng và nhà nước . Các chiến sĩ tự vệ và chiến đấu nêu cao tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” , chiến đấu dũng cảm kiên cường , giành nhau với địch từng căn nhà , từng góc phố . Có những trận nổi tiếng như ở Bắc Bộ phủ , khu chợ Đồng Xuân , nhà bưu điện , đầu cầu Long Biên , ga Hàng Cỏ Nhân dân các đô thị ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc đã không ngần ngại dùng tài sản của mình để xây dựng những chiến luỹ : nhân dân quăng bàn ghế , cánh cửa sập gụ , kiện hàng bao cát ra đường phố nhằm cản bước tiến của quân thù .. Công nhân đẩy toa tàu chặn các ngã tư , ngã năm . Cây cối cột điện ngả xuống ngang đường . Vật cản và chiến luỹ mọc lên khắp nơi. Nhân dân vừa tham gia đánh địch , vừa phục vụ chiến đấu . Sau 60 ngày đêm chiến đấu anh dũng quân dân ta ở Hà Nội dã giành được những kết quả hết sức đáng kể HS đọc phần chữ in nhỏ SGK ? Kết quả của cuộc chiến đấu của quân và dân HN? HS dựa vào phần chữ in nhỏ trả lời Sau khi có được một số kết quả ? Vì sao trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi thủ đô? Đảm bảo an toàn , bảo vệ lực lượng, mở rộng kháng chiến Gv cung : GVMR: cuối cùng ta chủ động rút khỏi thành phố, lui về căn cứ, tổ chức chiến đấu lâu dài . Riêng thành phố Vinh , ngay từ ngày đầu cuộc kháng chiến , quân ta đã buộc địch phải đầu hàng . Phối hợp với các cuộc chiến đấu . ? ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở HN và các đô thị? HS trả lời Giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của quân địch, tạo điều kiện cho Đảng và chính phủ rút về căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. Hoạt động 3: Tìm hiểu tích cực ... GV dẫn dắt : ? Trước khi cuộc khởi nghĩa toàn quốc bùng nổ Đảng và Bác Hồ đã chủ trương chuẩn bị một cuộc chiến đấu lâu dài, vì sao? HS dựa vào ND SGK trả lời Bước vào cuộc kháng chiến so về các mặt địch còn mạnh hơn ta, đánh lâu dài sẽ có thời gian để ta xây dựng củng cố lực lượng về mọi mặt. Pháp xâm lược nước ta, nếu đánh lâu dài những điểm yếu của bọn thực dân cướp nước sẽ ngày càng lộ rõ, không có lợi cho chúng GV cung cấp : cuối tháng 10-1946 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh HS nghe – ghi GV yêu cầu HS giải thích khái niệm “Tiêu thể k/c” ? Đánh giá như thế nào về chủ trương trên ? Gv mở rộng Sau khi di chuyển máy móc trang thiết bị đến nơi an toàn , các cơ quan trung ương lần lợt chuyển lên Việt Bắc . Căn cứ Việt Bắc cũ nay trở thành thủ đô kháng chiến . GV yêu cầu SH chú ý vào nội dung SGK(Sau khi hết ) ? Sau khi di chuyển lên Việt Bắc ta đã xây dựng lực về mọi mặt để chuẩn bị cho cuộc k/c lâu dài như thế nào ? HS dựa vào ND SGK trả lời - Chính trị: củng cố chính quyền dân chủ nhân dân - Quân sự: xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân - Kinh tế: duy trì và phát triển sản xuất - Giáo dục: duy trì PT bình dân học vụ và xây dựng các trường phổ thông các cấp . ? Em có nhận xét gì về công cuộc chuẩn bị của ta? - Rất khẩn trương, chu đáo, cả nước chuyển hẳn mọi sinh hoạt sang thời chiến quyết tâm chiến đấu đến cùng. I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. (19/12/1946) 1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. * Hoàn cảnh . - Thực dân Pháp tìm mọi cách phá hoại không thi hành những điều đã kí kết: - Đặc biệt 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu * Kháng chiến toàn quốc bùng nổ - - Ngày 18, 19/12/1946 Ban Thường vụ TW Đảng họp và quyết định pháp động toàn quốc kháng chiến. - Tối 19/12/1946 Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946 quân dân Hà Nội đồng loạt nổ súng -> cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta. - Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp là : toàn diện , trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 Ngay từ những ngày đầu quân dân ta đã chủ động tiến công, bao vây và giam chân quân Pháp ở thành phố , thị xã - Tại Hà Nội + Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt với TT: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. + 17/2/1947 trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi thủ đô - Tại các thành phố khác: quân ta tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch và giam chân địch. III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. - Tiến hành di chuyển máy móc thiết bị, vật liệu , hàng hoá, thực phẩm đến nơi an toàn, tiến hành tiêu thể k/c, tổ chức nhân dân tản cư, chuyển đất nước sang thời chiến. - Đưa cơ quan TƯ Đảng, chính phủ lên căn cứ Việt bắc - Tích cực xây dựng lực lợng về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 4.Củng cố : Gv củng cố bằng bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Hãy đánh dấu x vào các ô trống để phân biệt các công việc mà Đảng ta đã làm thuộc lĩnh vực nào ? Côngviệc Chính trị Kinh tế Quân sự Giáo dục Củng cố chính quyềndân chủ nhân dân Xây dựng lực lợng vũ trang ba thứ quân Duy trì phát triển sản xuất Duy trì phát triển phong trào bình dân học vụ và xây dựng trờng phổ thông các cấp Bài tập 2 Hãy đánh dấu x vào ô trống trước những ý trả lời đúng về nội dung “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Nêu nguyên nhân của cuộc kháng chiến ; Tính chất nhân dân củacuộc kháng chiến ; Quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta ; Thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng ; Khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến . 5. hướng dẫn học bài: - Học kĩ bài - soạn : tiết 32 Chú ý hệ thống câu hỏi sgk và kênh hình sgk --------------------------------------------------- Giảng : 26.2.09 Chương v việt nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 Bài 25 - Tiết 32 những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950) Mục tiêu cần đạt. Kiến thức: Hiểu được nội dung đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chí Minh là đường lối chiến tranh nhân dân... Năm được những thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa chiến lợc của quân và dân ta trên các mặt chính trị ngoại giao, âm mưu của Pháp trong những năm đầu chiến tranh 46 – 54. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhận định đánh giá của ta và địch trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến. Rèn luyện kĩ năng sử dung tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch và các trận đánh lớn. Thiết bị dạy học: Giáo viên: + Bài soạn, các tài liệu có liên quan. + Tranh ảnh lược đồ chíên dịch Việt Bắc thu đông 1957. Học sinh: + Bài soạn, SGK Tiến trình tổ chức dạy học: Tổ chức: Kiểm tra bài cũ: ? Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào ? ý nghĩa của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác ? Bài mới: Giới thiệu bài mới Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ chí Minh , cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ . Mở đầu là cuộc chiến đấu quyết liệt của nhân dân các đô thị , đặc biệt là ở Hà Nội , Hải Phòng và các thành phố khác Tuy nhiên bước sang năm 1947 cuộc chiến đấu của ta chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt như thế nào ? Kết quả ra sao ? Ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 : Tìm hiểu chiến dịch .... Gv dẫn dắt :Sau khi quân ta rút khỏi các đô thị , thực dân pháp đánh chiếm thêm được một số thành phố , thị trấn và kiểm soát một số đường giao thông quan trọng . Nhưng thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh . Cuộc chiến tranh vẫn kéo dài . Hơn nữa càng mở rộng phạm vi chiếm đóng , chúng càng thiếu quân vì phải dàn mỏng lực lợng .Trong khi đó nước Pháp đang gặp khó khăn vệ mọi mặt : kinh tế , tài chính , , chính trị – xã hội .Bởi vậy tháng 3.1947, Đácgiăngliơ bị triệu hồi . Bôlaec được cử sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương , tiếp tục theo đuổi dã tâm xâm lược và nuôi ảo tưởng khuất phục nhân dân ta bằng vũ lực . Gv yêu cầu học sinh chú vào nội dung SGK ( từ thực hiện âm mu với quốc tế . ? Để đạt được mục đích đó Pháp đã có âm mu và hành động như thế nào ? GVMR: phá hậu phương kháng chiến , phá cơ sở kinh tế, kho tàng, mùa màng, cướp bóc của cải, làm mất nguồn tiếp tế cho cuộc kháng chiến của ta.Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. GV sử dụng lược đồ 45 SGK tờng thuật . + Sáng sớm ngày mùng 7.10 , , Pháp cho một cánh quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn , thị trấn chợ Đồn , chợ Chu , chợ Mới . + Cùng ngày một binh đoàn bộ binh từ Lạng Sơn tiến đánh lên Cao Bằng , rồi một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn , tạo thàn gọng kìm bao vbây phía đông và phía bắc căn cứ địa Việt Bắc . + Ngày 9.10 một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thuỷ đánh bộ từ Hà Nội ngược sông Hồng , sông Lô , sông Gâm lên thị xã tuyên Quang , Chiêm Hoá bao vây Việt Bắc từ phía Tây. Chúng dự định hai gọng kìm này sẽ khép lại ở Đài Thị ( đông bắc Chiêm Hoá ) ? Em đánh giá như thế nào về cuộc tiến công của Pháp vào căn cứ địa Việt Bắc ? Đây là cuộc tiến công chiến lược của Pháp với qui mô lớn , phạm vi chiến dịch rộng , các cánh quân hình thành những mũi thọc sâu vào hậu phơng của ta với
File đính kèm:
- bai 25.doc