Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp)

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh nắm:

 -Hiểu tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long: trong cơ cấu GDP nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực.

 -Tác động của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đến sản xuất và đời sống dân cư. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Đồng bằng sông Hồng.

 -Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.

B. Phương tiện dạy học:

- Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.

- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng.

C. Tiến trình dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG(TT)
Ngày dạy:
Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh nắm:
 -Hiểu tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long: trong cơ cấu GDP nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực. 
 -Tác động của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đến sản xuất và đời sống dân cư. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Đồng bằng sông Hồng.
 -Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
Phương tiện dạy học:
Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.
Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng.
Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
 -Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của đồng bằng sông Hồng?
 -Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng?
3/ Bài mới: Trong cơ cấu GDP, công nghiệp –xây dựng và dịch vụ đang chuyển biến tích cực; nông, lâm, ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng giữ vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng. 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
10’
5’
10’
Gv: Công nghiệp của vùng hình thành và phát triển lâu đời.
Quan sát H 21.1
-Nhận xét về sự chuyển biến và tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng? 
Quan sát hình 21.2: 
-Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố nào? 
-Có những ngành công nghiệp nào ? Nơi phân bố?
-Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là những ngành nào? Phân bố ở đâu?
-Sản xuất công nghiệp quan trọng là gì?
Quan sát bảng 21.2
-So sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ?
-Vì sao đồng bằng sông Hồng có năng lúa cao nhất cả nước?
Dựa vào H21.2+ SGK
Nêu những loại cây trồng chính của vùng?
Liên hệ thực tế vườn đào Nhật Tân, làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội).
CH: Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng?
GV: gợi ý
CH: Ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng như thế nào?
CH: ĐBSH gồm có các hoạt động nào?
Quan sát hình 21.2 + sự hiểu biết : 
-Xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế và xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?
-Các tuyến đường quan trọng?
-Nêu các điểm du lịch nổi tiếng của vùng?
CH: Kể tên, xác định những trung tâm kinh tế lớn của vùng?
CH: Ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
-Nông lâm ngư nghiệp giảm công nghiệp xây dựng tăng.
-Tăng mạnh chiếm 21% cả nước (2002). Tập trung ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
-Xác định trên lược đồ.
-Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
-Phân bố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương.
-Dựa vào sgk trả lời.
-Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất, hơn cả ĐBSCL và bình quân cả nước.
-Do trình độ thâm canh cao
-Chủ yếu là các cây ưa lạnh và trồng hoa xen canh.
Do đặc điểm khí hậu có mùa đông lạnh nên các tỉnh ở ĐBSH đều phát triển cây ưa lạnh
 -> lợi ích kinh tế cao
Hs dựa vào sgk trả lời.
-Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch.
Ý nghĩa: Cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài là nơi tập trung những hoạt động sôi nổi của các dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.
-Quốc lộ 1A, 10, 5 và tuyến đường sắt.
-Chùa Hương, Đồ Sơn
-Hà Nội và Hải Phòng.
-Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1/ Công nghiệp:
-Những ngành công nghiệp trọng điểm của vùng: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm.
-Giá trị sản lượng công nghiệp tăng mạnh chiếm 21% cả nước (2002).
-Sản xuất công nghiệp quan trọng của vùng : sản xuất máy nông cụ và phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.
-Các trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.
2/ Nông nghiệp 
-Là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước do có trình độ thâm canh cao.
-Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính trồng chủ yếu là cây ưa lạnh và trồng hoa xen canh.
-Chăn nuôi : lợn 27.2% chiếm tỉ trọng cao nhất nước. Ngoài ra còn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.
3/ Dịch vụ 
Gồm các hoạt động : giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch
-Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm dịch vụ lớn ở phía Bắc đất nước. 
V/ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
-Hai trung tâm kinh tế của vùng của vùng Hà Nội và HP
-Vùng kinh tế trọng điểm tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ĐBSH và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Củng cố : (4’)
-Trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng?
-Xác định các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm trên lược đồ?
Dặn do ø: (1’) Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 21.doc