Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí: một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: đặc điểm dân cư – xã hội của vùng.

- Sự khác biệt trong 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

- Xác định ranh giới của vùng, vị trí và một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng của vùng.

- Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.

B. Đồ dùng dạy học:

-Lượt đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

 -Bản đồ hành chính Việt Nam.

 -Tranh ảnh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19:
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ.
BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
Ngày dạy:
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí: một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: đặc điểm dân cư – xã hội của vùng.
Sự khác biệt trong 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Xác định ranh giới của vùng, vị trí và một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng của vùng.
Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.
Đồ dùng dạy học:
-Lượt đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
 -Bản đồ hành chính Việt Nam.
 -Tranh ảnh.
Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ: sửa bài kiểm tra 1 tiết: 5’
3/ Nội dung bài: Trung du và miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Gồm hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
10’
15’
10’
Quan sát lược đồ trung du và miền núi Bắc Bộ kết hợp nội dung Sgk cho biết:
-Vị trí địa lí ?
-Giới hạn lãnh thổ ?
-Diện tích, dân số ?
-Tính mật độ dân số?
CH: Kể tên những tỉnh thành của trung du và miền núi Bắc Bộ ?
CH: Đặc điểm tự nhiên của trung du và miền núi Bắc Bộ là gì ?
Dựa vào hình 17.1 xác định các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: Sông Đà, Sông Lô, Gâm, Chảy.
GV:Trung du và miền núi phía Bắc chia làm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
CH: Dựa vào bảng 17.1 nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
CH: Nêu những khó khăn về tự nhiên và tiềm năng của trung du và miền núi Bắc Bộ ?
CH: Đặc điểm dân cư của trung du và miền núi Bắc Bộ ?
CH: Dựa vào bảng số liệu bảng17.2: Hãy nhận xét chênh lệch về dân cư – xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc ?
CH: Đời sống của người dân hiện nay như thế nào?
GV: Kết luận, bổ sung. 
HS: Là vùng lãnh thổ ở phía bắc.
HS: + Bắc: giáp Trung Quốc.
+ Tây: giáp Lào.
+ Nam: giáp đồng bằng sông cửu long và bắc trung bộ.
+ Đông Nam: giáp vịnh Bắc Bộ.
HS: Diện tích: 100.965 km2. Dân số: 11,5 triệu người.
HS kể tên.
-Chịu sự chi phối sâu sắc của địa hình. 
Hs xác định trên lược đồ.
-hs dựa vào bảng trả lời.
-Dựa vào sgk trả lời.
-Là địa bàn cư trú xen kẻ của nhiều dân tộc.
-Dân cư thưa thớt.
Hs quan sát, trả lời.
-Được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí địa lí: Là vùng lãnh thổ ở phía bắc với diện tích 100965 km2, dân số 11,5 triệu người.
- Giới hạn lãnh thổ:
+ Bắc: Giáp Trung Quốc.
+ Tây: giáp Lào.
+ Nam: giáp đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
+ Đông Nam: giáp vịnh Bắc Bộ.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1.Điều kiện tự nhiên:
- Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. 
+Miền núi Bắc bộ địa hình núi cao chia cắt sâu.
+Trung du Bắc bộ có địa hình đồi bát úp xen kẻ với các đồng bằng.
2.Tài nguyên thiên nhiên: có tiềm năng lớn về:
-Khoáng sản: than, sắt, chì
- Du lịch sinh thái. 
-Thuỷ điện: Hoà Bình. 
-Khó khăn: địa hình chia cắt mạnh, điều kiện khai thác tài nguyên phức tạp.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội:
- Là địa bàn cư trú xen kẻ của nhiều dân tộc.
-Xã hội: mức sống của người dân còn thấp, có sự khác biệt giữa 2 tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.
4.Củng cố:(4’)
C1: Dựa vào lượt đồ xác định vị trí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
C2: Nêu sự khác nhau giữa 2 tiểu vùng Tây Bắc Và Đông Bắc ( bảng KT 1 ) 
C3: Vì sao mức sống người dân khu vực này còn thấp. 
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Xem trước bài 18.
Rút kinh nghiệm:
Tiết 20:
Bài 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
(Tiếp theo)
Ngày dạy:
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Tình hình các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của vùng trung du và miền núi Bắc bộ.
-Sự phân bố các trung tâm dịch vụ, công nghiệp của vùng.
-Rèn luyện kĩ năng so sánh, giải thích.
-Ý thức bảo vệ môi trường.
Phương tiện dạy học:
-Lược đồ kinh tế vùng.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (4’)
 -Xác định vị trí và giới hạn lãnh thổ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
 -Thế mạnh kinh tế của vùng? Khó khăn gặp phải?
Bài mới:
 -Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai khoáng và thuỷ điện. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả can nhiệt và ôn đới. Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
10’
10’
5’
CH: Cơ cấu công nghiệp của vùng như thế nào?
CH: Ngành nào là thế mạnh nhất? Vì sao?
CH: Tình hình ngành này như thế nào?
CH: Xác định trên hình 18: các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất?
CH: Ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình?
Gv: Kết luận.
CH: Vùng trồng và nuôi những gì? Nơi phân bố?
CH: Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
CH: Phát triển mô hình nông – lâm có ý nghĩa như thế nào?
CH: Tình hình chăn nuôi của vùng phát triển như thế nào?
Gv:Sản phẩm nông nghiệp của vùng đa dạng, có giá trị xuất khẩu.
CH: Vùng có những tiềm năng và điều kiện gì phát triển ngành dịch vụ?
CH: Xác định các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Trung và Việt – Lào và các cửa khẩu quan trọng trên biên giới?
Gv: Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng.
CH: Xác định trên hình 18 vị trí của các trung tâm kinh tế hiện đại & tương lai. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm? 
-Hs dựa vào lược đồ Hình 18 trả lời.
-Ngành công nghiệp năng lượng: thuỷ điện và nhiệt điện.
-Vì có thuỷ năng và than.
-Đang phát triển, xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.
-Hs xác định trên lược đồ: nhà máy nhiệt điện (Uông Bí), nhà máy thuỷ điện (Hoà Bình, Thác Bà...)....
-Sản xuất điện lớn, điều hoà khí hậu, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới cho mùa khô, du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
-hs dựa vào lược đồ trả lời.
-Đất trồng tốt (feralit) cùng với khí hậu thích hợp.
-Bảo vệ rừng: tu bổ và trồng mới.
-Chống xói moon, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân.
-Hs dựa vào sgk trả lời.
-Đường giao thông.
-Gần biên giới.
-Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
-Hs xác định
-Hs xác định.
-Thái Nguyên: luyện kim và cơ khí.
-Việt Trì: hoá chất, vật liệu xây dựng.
-Hạ Long: công nghiệp than và du lịch.
-Lạng Sơn: cửa khẩu quốc tế.
I. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
-Cơ cấu đa dạng.
-Phát triển mạnh công nghiệp năng lượng:
+Thuỷ điện: Hoà Bình công suất 1,9 triệu kw, Thác Bà công suất 110 nghìn kw, Sơn La công suất 3,6 triệu kw.
+Nhiệt điện: Uông Bí (Quảng Ninh).
-Nhiều tỉnh đã xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ.
2. Nông nghiệp:
a. Trồng trọt:
-Cây lương thực: lúa và ngô.
-Cây công nghiệp, ăn qua can nhiệt và ôn đới: chè, hồi, vải thiều, mận, mơ, lê, đào...
b. Chăn nuôi:
-Trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%).
-Lợn chiếm khoảng 22% đàn lợn cả nước.
3. Dịch vụ:
-Mạng lưới giao thông đang hoàn thiện và hiện đại hoá.
-Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.
II. Các trung tâm kinh tế:
-Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long..
-Tương lai các thành phố Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La đang trở thành trung tâm kinh tế của vùng.
Củng cố: (4’)
 -Tình hình phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ?
 -Xác định các trung tâm công nghiệp trên lược đồ?
Dặn dò: (1’)
 -Học bài và làm bài tập 3 SGK/69.
 -Chuẩn bị trước bài thực hành.
*Rút kinh nghiệm:
	..................
	..................

File đính kèm:

  • docbai 17.doc
Giáo án liên quan