Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX - Tiết 2: Các nước Đông Âu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Au và công cuợc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.

Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu.

 2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm;

Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước đông âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Au đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX - Tiết 2: Các nước Đông Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2, Tiết 2
Ngày soạn: 06/8/2009	
Ngày dạy: 18/8/2009	
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
 SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
TIẾT 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức:
Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu và công cuợc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu. 
	2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm;
Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước đông âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Aâu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.
	3. Kĩ năng:
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. 
Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Tranh ảnh về các nước Đông Âu ( từ 1944 đến những năm 70), tư liệu về các nước Đông Âu.
Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới. 
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
	1. Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi : Nêu những thành tựu cơ bản về sự phát triển kinh tế – kho học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX? 
ĐÁP ÁN: 	- Về kinh tế: 
 - Về quốc phòng: Tăng cường quốc phòng an ninh.
 - Về kinh tế: Phát triển công nghiệp nặng, thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
 - Về khoa học kĩ thuật: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ (1957), phóng con tàu "Phương Đông bay vòng quanh trái đất (1961). 
- Về đối ngoại: Duy trì hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. 
	3. Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh rta một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao? Để cá câu trả lời chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. ”
* Dạy và học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 GV nêu câu hỏi: “các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời trong hoàn cảnh nào?”
Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn về sự ra đời của các Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu. Hoặc yêu cầu học sinh lên bản điền vào bảng thống kê theo yêu cầu sau: Số thứ tự, tên nước, ngày, tháng thành lập. 
Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Giáo viên tóm lược những nội dung cần ghi nhớ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi
?
 “Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc gì?” 
Gợi ý: những việc cần làm trên các mặt sau: Về mặt chính quyền? Cải cách ruộng đất? Công nghiệp 
Giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện ý kiến trả lời của học sinh. nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những thành tựu của các nước Đông Âu theo yêu cầu sau: Tên nước, những thành tựu chủ yếu, sau đó yêu cầu học sinh trình bày kết quả của mình. Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét bạn trình bày. Cuối cùng giáo viên bổ sung hoàn thiện nội dung học sinh trả lời. 
?
 “Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?” 
?
 “Về quan hệ kinh tế văn hoá khoa học – kĩ thuật các nước XHCN có hoạt động gì? ”
ví dụ về mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong đó có sự giúp đỡ Việt Nam. 
H
 Học sinh dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét bổ sung nội dung trên trong đó chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của Hồng quân Liên Xô. 
H
 Học sinh dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình.
H
 HS nghe và làm theo
H
 Học sinh thảo luận nhómvới câu hỏi: “Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện nào?”
”Những thuận lợi, khó khăn về kinh tế, chính trị ?”(Cơ sở vật chất-kỹ thuật rất lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị)
H
 Học sinh dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi 
H
 Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi về sự ra đời của khối SEV, vai trò của khối SEV và vai trò của Liên Xô trong khối SEV. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sự ra đời của khối Vác-xa-ca và vai trò của khối Vác-xa-ca.
1.Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
- Được sự giúp đỡ củaHồng quân Liên Xô Nhân dân các nước Đông Âu giành chính quyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân: Ba Lan (7/1944), Ru-ma-ni (8/1944) . . .
- Từ năm 1945 đến năm 1949 các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. 
2. Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) 
- Những nhiệm vụ chính là:
 + Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản
 + Đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
 + Tiến hành công nghiệp hóa.
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Âu đều trở thành nước công – nông nghiệp phát triển.
3/ Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. 
* Cơ sở hình thành :
- Đều có Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Lấy CN Mác –Lênin làm nền tảng.
- Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH
- Ngày 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt SEV) ra đời gồm các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bun-gia-ri. . ., Việt Nam (1978)
Mục đích: Tương trợ kinh tế và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
- Ngày 14/5/1955 tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va thành lập.
Mục đích: Phòng thủ về quân sự, bảo vệ CNXH, duy trì nền hòa bình thế giới.
	4. Củng cố 
- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới. 
- Các tổ chức của hệ thống XHCN ra đời: Khối SEV và khối Vác-xa-va đã có vai trò to lớn trong việc củng cố và phát triển hệ thống XHCN. 
	5. Dặn dò 
- Học bài cũ, đọc trước bài mới. 
- Vẽ và điền vào lược đồ Châu Âu các nước XHCN Đông Âu.
- Trả lời câu hỏi:
?
 Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra và đạt kết quả như thế nào?
?
 Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở LIên Xô và các nước Đông Âu diễn ra như thế nào?
TT DUYỆT
PHÙNG THÀNH ĐƯỢC

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su lop 9 tiet 2.doc