Giáo án môn Lịch sử, Đạo đức, Chính tả, Địa lí Lớp 4 - Tuần 8 - Đặng Thị Hồng Anh

TIẾT 8 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN

Ở TÂY NGUYÊN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS biết ở Tây Nguyên có đất đỏ ba-dan thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp.

- Đồng cỏ ở Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc có sừng.

- Các hoạt động khai thác sức nước; rừng & việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.

2.Kĩ năng:

- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.

- Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ.

- Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.

- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử, Đạo đức, Chính tả, Địa lí Lớp 4 - Tuần 8 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bài tập 4
HS dùng que đúng, sai 
+ Ý đúng: a, b, h, k.
 Ý sai: c, d, đ, e, i.
HS tự liên hệ bản thân
Các nhóm thảo luận & chuẩn bị đóng vai – các nhóm cử đại diện trình bày.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
N1: Tuấn khuyên Bằng không nên xé vở lấy giấy gấp đồ chơi để giữ gìn sách vở.
N2 :Em khuyên bạn Tâm không nên đòi mẹ mua thêm đồ chơi, để tiết kiệm tiền cho mẹ.
N3: Cường khuyên Hà nên dùng hết giấy ở vở cũ để tiết kiệm tiền của. Vì tiết kiệm là việc làm ích nước lợi nhà.
HS nêu thêm cách ứng xử khác.
 HS trả lời
HS đọc ghi nhớ
HS nêu dự định của mình – HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học
 Ngày soạn:13/10
 Ngày dạy:16/10.
CHÍNH TẢ
TIẾT 8 : TRUNG THU ĐỘC LẬP (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT r / d / gi, iên / yên / iêng 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Trung thu độc lập 
2.Kĩ năng:
 - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có 
vần iên / yên / iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho. 
3. Thái độ:
- Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
- 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a
- Bảng phụ viết nội dung BT3b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV đọc cho HS viết các từ bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương .
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
GV g iới thiệu bài ghi tựa bài
Hoạt động1: HDHS nghe -viết chính tả 
 - GV đọc đoạn viết lần 1.
+ Anh chiến sĩ mơ ước gì trong đêm trung thu độc lập?
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả lần 2.
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập 
Bài tập 2a:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2a
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
 + Nội dung: Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì. 
Bài tập 3b:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 3b
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh. Cách chơi: 
+ Mời 4 HS tham gia, mỗi em được phát 3 mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. 
+ 2 HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng / sai; viết chính tả đúng / sai; giải nhanh / chậm. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. 
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Thợ rèn 
Hát
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: con đường, sương sớm, tưởng tượng, sườn núi, vươn lên.
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS theo dõi trong SGK
+Những thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện to lớn vui tươi.
HS đọc thầm lại đoạn viết nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn 
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT+4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh - HS nhận xét 
Lời giải đúng:
+Đánh dấu mạn thuyền: kiếm giắt – kiếm rơi xuống nước – đánh dấu – kiếm rơi – làm gì – đánh dấu – kiếm rơi – đã đánh dấu 
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS thi tìm từ nhanh rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. 
2 HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm.
Từ đúng: điện thoại, nghiền, khiêng.
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 8 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết ở Tây Nguyên có đất đỏ ba-dan thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp.
Đồng cỏ ở Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc có sừng.
Các hoạt động khai thác sức nước; rừng & việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
2.Kĩ năng:
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ:
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
Khởi động: 
Bài cũ: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Hãy kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? Họ có đặc điểm gì về trang phục & sinh hoạt?
Nhà rông được dùng để làm gì?
GV nhận xét- ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
 GV chia nhóm yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ hình 1,quan sát bảng số liệu vàđọc mục 1, SGK
N1 :Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu năm nào?
N2:Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây?
N3 : Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS các nhómquan sát lược đồ đọc thông tin và thảo luận theo câu hỏi – Đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét.
+ Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu nămnhư: cà phê,cao su, tiêu, chè,
+ Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đâylà cà phê.
+ Vì ở đây được phủ đất đỏ ba dan tơi xốp,màu mỡ rất tốt cho cây trồng.
8’
8’
3’
1’
 GV cùng HS nhận xét- tuyên dương
GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. Dưới tác dụng của nắng mưa kéo dài hàng triệu năm, các lớp đá trên bề mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba-dan.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1, đọc thầm bảng số liệu vàđọc mục 2 SGK để trả lời câu hỏi
Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên?
Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
Củng cố 
 Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên là gì?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2)
HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
+ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
+ Để khắc phục tình trạng khó khăn này người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
HS quan sát lược đồ hình 1, đọc thầm bảng số liệu ,đọc mục 2 SGKvà trả lời câu hỏi
+ Tên các vật nuôi ở Tây Nguyên: trâu, bò, voi.
+ Con vật được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên là con bò.
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để kéo gỗ, phục vụ du lịch.
2 HS đọc ghi nhớ 
+ Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, voi.
HS nhận xét tiết học
KỂ CHUYỆN
TIẾT 8 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viển vông, phi lí. 
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ:
Luôn có những ước mơ cao đẹp, tránh những ước mơ viển vông, phi lí. 
II.CHUẨN BỊ:
Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ. 
Bảng lớp viết đề bài
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_dao_duc_chinh_ta_dia_li_lop_4_tuan_8_dan.doc
Giáo án liên quan