Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết: 48 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam (tiếp theo)

 1 . Mục tiêu bài học

a . Kiến thức :H cần thấy rõ :

+ Dưới tác động của chính sách khai thác lần thứ nhất ,xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi . * / Giai cấp phong kiến ,nông dân ,công nhân đều biến đổi

* / Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới ra đời

+ Xã hội Việt Nam thay đổi sẽ dẫn đến nội dung ,tính chất cách mạng thay đổi

+ Xu hướng cách mạng mới –xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

c. Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh , rút ra nhận xét

b . Thái độ

-Giáo dục cho học sinh hiểu rõ :

+Thái độ chính trị của từng giai cấp ,tầng lớp trong nhân dân

+ Trân trọng lòng yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỷ XX ,quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam đi theo xu hướng mới (xu hướng cách mạng thế giới đang tiến hành )

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 5222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết: 48 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 01/4/2011
Tiết : 48 Bài : 29 
Ngày dạy :04/4/2011dạy lớp 8A
Ngày dạy : 07/4/2011dạy lớp 8B 
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP 
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
(tiếp theo )
II . Những chuyển biến của xã hội Việt Nam
 1 . Mục tiêu bài học 
a . Kiến thức :H cần thấy rõ :
+ Dưới tác động của chính sách khai thác lần thứ nhất ,xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi . * / Giai cấp phong kiến ,nông dân ,công nhân đều biến đổi 
* / Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới ra đời 
+ Xã hội Việt Nam thay đổi sẽ dẫn đến nội dung ,tính chất cách mạng thay đổi 
+ Xu hướng cách mạng mới –xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
c. Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh , rút ra nhận xét 
b . Thái độ
-Giáo dục cho học sinh hiểu rõ :
+Thái độ chính trị của từng giai cấp ,tầng lớp trong nhân dân 
+ Trân trọng lòng yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỷ XX ,quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam đi theo xu hướng mới (xu hướng cách mạng thế giới đang tiến hành )
 2 chuẩn bị của GV và HS 
a . thầy 
+Tranh ảnh lịch sử và đời sống của các tầng lớp giai cấp trong xã hội ,bộ mặt nông thôn và thành thị 
+ Những tài liệu lịch sử cần thiết phục vụ cho bài giảng .
b . Trò 
 - Đọc trước bài trong sách giáo khoa 
 3. Tiến trình tiết dạy 
 * / Ổn định tổ chức :KT sĩ số :8a 8b 
 a. Kiểm tra bài cũ ? chính sách văn hoá ,giáo dục Pháp áp dụng ở Việt Nam từ cuộc khai thác lần thứ nhất nhằm mục đích gì ?
*Đáp án :
 -Thông qua giáo dục phong kiến (duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến ,trong ccs kỳ thi hương thi hội thi đình có thêm môn tiếng pháp ) và bắt đầu mở một số trường học mới cùng với một số cơ sở văn hoá ,y tế . thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng .
-Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị .
* / Đặt vấn đề vào bài mới : Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ,xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi ,bên cạnh những giai cấp cũ không ngừng biến động là các giai tầng mới gia đời ,nội dung và tính chát của cách mạng Việt Nam có những thay đổi nhất định .Một xu hướng cách mạng mới ,xu hwngs cách mạng tư sản đã xuất hiện ở Việt Nam ,hôm nay chúng ta tìm hiểu phần II những chuyển biến của xã hội Việt Nam .
 b . Dạy bài mới 
H
?
H
T
?
H
T
?
H
T
H
?
H
T
?
H
?
H
?
T
?
?
H
?
H
?
h
?
H
?
H
?
H
T
?
H
T
?
H
T
(Đọc mục 1 sách giáo khoa )
Dưới tác động của chường trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ,giai cấp phong kiến Việt Nam phát triển như thế nào ?
+ Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng đông 
+Đa phần đã đầu hàng làm tay sai cho Pháp 
+Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước 
Bên cạnh địa chủ người Việt còn có địa chủ người Pháp và địa chủ nhà chung (nhà thờ ) 
Giai cấp địa chủ phong kiến dựa vào đế quốc ra sức tước đoạt ruộng đất của nông dân ,ngày càng giàu có ,do chính sách cai trị của thực dân pháp giai cấp này trở thành chỗ dựa của thực dân 
pháp ,được Pháp trọng dụng nâng đỡ và nắm các chức dịch làng xã 
Tình hình giai cấp nông dân như thế nào ?
+ Nông dân rất cực khổ 
+ Họ bị tước đoạt ruộng đất 
+Đóng nhiều loại thuế và các khoản phụ thu cho chức dịch trong làng .
+Nông dân bị phá sản ,một số làm tá điền cho địa chủ một số đi làm phu đồn điền
+Một số ra thành thị làm phu xe kéo ,bồi bếp .
một số ít làm công trong nhà máy ,hầm mỏ cuộc sống của họ rất khốn khổ .
( Cho học sinh quan sát hình 99 :cuộc sống khốn khổ của người nông dân :gầy guộc ,đói khổ ,phải kéo cày thay trâu )
Thái độ chính trị của nông dân như thế nào ?
+ Họ rất căm ghét thực dan pháp 
+ Ý thức dân tộc sâu sắc 
+ Họ sẵn sàng đứng lên giành tự do no ấm .
( cho H quan sát hình 100 :công nhân thời pháp thuộc )
Cuộc sống của họ cùng cực không kém gì nông dân
Với chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất nông thôn Việt Nam có nhiều biến đổi ,đô thị Việt Nam cũng phát triển và một số giai cấp tầng lớp mới ra đời 
( Đọc sách giáo khoa mục 2 )
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc dịa lần thứ nhất ,đô thị Việt Nam phát triển như thế nào ?
Cuối thế kỷ XIX -đầu thế kỷ XX ...Mỹ Tho 
Cùng với sự phát triển của đô thị ,một số giai 
cấp ,tầng lớp mới ra đời 
Tầng lớp tư sản dân tộc Việt Nam ra đời như thế nào ?
Với chương trình khai thác lần thứ nhất ,một số người là thầu khoán ,đại lý ,chủ xí nghiệp ,chủ hãng buôn ,họ đứng ra làm ăn kinh doanh .
Trong công cuộc kinh doanh họ bị thực dân Pháp chèn ép ,kìm hãm ,thế lực kinh tế yếu ớt 
Tại sao tư sản Việt Nam vừa mới ra đời lại bị thực dân Pháp chèn ép ,kìm hãm ?
Pháp sợ kinh tế thuộc địa phát triển sẽ cạnh tranh với kinh tế chính quốc ,thuộc địa càng yếu ớt thì chúng càng dễ bề cai trị 
Thái độ chính trị của tư sản Việt Nam như thế nào ?
Tư sản dân tộc Việt nam phải dựa vào tư bản Pháp làm ăn ,nhưng trên con đường phát triển, họ bị chèn ép ,họ không dám làm cách mạng (xã hội đảo lộn )sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh ,họ chỉ yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện một số cải cách ,thái độ của họ là thai độ cải lương 2 mặt
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời và phát triển như thế nào ? 
Đời sống của tiểu tư sản ra sao ?
Đời sống của họ dễ chịu hơn công nông nhưng bấp bênh 
Thái độ chính trị của tiểu tư sản ra sao ?
Họ là những người có ý thức dân tộc ...đầu thế kỷ XX 
Tại sao tiểu tư sản trí thức sẵn sàng tham gia các cuộc vận động cứu nước ?
+ Họ có trình độ 
+ Có lòng yêu nước 
+Nhạy bén với thời cuộc cho nên tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc 
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời như thế
 nào ?
+ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho công thương nghiệp nước ta phát triển (ngoài ý muốn của Pháp )
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời đầu thế kỷ XX 
+ Số lượng khoảng 10 vạn người 
- Phần lớn họ là nông dân bị địa chủ cướp đoạt ruộng đất ,cho nên họ phải ra thành thị kiếm
 ăn ,xin việc làm ở các nhà máy ,xí nghiệp ,đồn điền .
- Họ bị bóc lột nặng nề ,đời sống khốn khổ .
Thái độ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào ?
Họ có tinh thần cách mạng triệt để ,sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống bọn chủ ,cải thiện đời sống .
Vì sao công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để ?
+ Họ là giai cấp vô sản “bán công nuôi miệng ”
+Họ bị áp bức bóc lột nặng nề 
+ Không có tài sản gì để mất 
(chuyển ý ) Xã hội Việt nam đầu thế kỷ XX có nhiều biến đổi ,làm cho nội dung tính chất cách mạng Việt Nam cũng biến đổi ,một xu hướng cách mạng mới đã ra đời ở Việt Nam ,đó là xu hướng cách mạng dân chủ tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc .
Qua chuẩn bị bài ở nhà ,em hãy cho biết xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở việt nam đầu thế kỷ XX xuất hiện trên những cơ sở nào ?
+ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho kinh tế ,xã hội việt nam biến đổi 
+ Luồng tư tưởng dân chủ tư sản châu âu được truyền bá vào Việt Nam qua các sách báo của trung quốc 
+ Nhật bản đi lên con đường tư bản chủ 
nghĩa ,giàu mạnh lên ,thoát khỏi ách thống trị của người da trắng " các nhà yêu nước nước ta muốn theo gương Nhật Bản .
Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào cần vương là do những hạn chế của ý thức hệ ,mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần Vương là quay trở lại chế độ phong kiến không còn phù hợp với hoàn cảnh có nhiều đổi thay"vào đầu thế kỷ XX ,trong cuộc vận động giải phóng dân tộc xuất hiện xu hướng mới ,đó là xu hướng theo con đường dân chủ tư sản .
Tại sao luồng tư tưởng dân chủ tư sản lại được các sĩ phu tiến bộ tiếp thu ,không phải là tầng lớp tư sản dân tộc ? 
+ Các sĩ phu rất yêu nước ,có tri thức ,thức thời 
+ Họ muốn vận động cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới vì trước cách mạng tháng 10 Nga thành công ,trên thế giới ,TBCN là xã hội tiến bộ 
( Sơ kết bài ) 
+ Từ một nước phong kiến ,Việt Nam trở thành thuộc địa nửa phong kiến ,Hai mau thuẫn cơ bản của xã hội việt Nam : nông dân với phong kiến, dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc .+Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc . 
II . Những chuyển biến của xã hội Việt Nam 
1 . Các vùng nông thôn 
a / giai cấp địa chủ ,phong kiến
- Số lượng ngày càng đông thêm 
+ Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức ,bóc lột nhân dân 
+ Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước 
b / giai cấp nông dân 
- Bị bần cùng không lối thoát 
- Họ bị mất đất
+ Một bộ phận nhỏ thành tá điền 
+ Một bộ phận phải “tha phương cầu thực ”
+ Số ít thành công nhân
 Họ rất căm ghét thực dân pháp và phong kiến ,sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành tự do no ấm 
2 . Đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp ,tầng lớp mới 
a / Đô thị phát triển
b/ Tầng lớp tư sản ra đời 
+ Họ là thầu khoán ,đại lý ,chủ xí nghiệp ,chủ hãng buôn 
+ Trong làm ăn ,họ luôn bị kìm hãm .
+ Thái độ chính trị là cải lương 2 mặt 
c / tầng lớp tiểu tư sản thành thị 
+ Thành phần : tiểu thương , tiểu chủ , trí thức , học sinh ,sinh viên, nhà giáo ,thông ngôn .
+ Cuộc sống bấp bênh
- Tiểu tư sản trí thức là bộ phận quan trọng nhất ,họ sẵn sàng tham gia cách mạng .
d /Giai cấp công nhân
+ Giai cấp công nhân việt nam ra đời đầu thế kỷ XX
+ Số lượng :khoảng 10 vạn người 
+ Đời sống công nhân rất khốn khổ 
- Họ có tinh thần cách mạng triệt 
để ,sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống bọn chủ đòi cải thiện đời sống .
3 . Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
- Xã hội Việt nam có sự phân hoá sâu sắc "xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới có cách suy nghĩ mới về con đường giải phóng dân tộc .
- Do các tư tưởng dân chủ tư sản của châu âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo của trung quốc .
- Tấm gương tự cường của Nhật Bản .
" Xu hướng cách mạng theo con đường dân chủ tư sản đã xuất hiện ở Việt Nam 
 c / Củng cố, luyện tập (thảo luận ) Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với kinh tế ,xã hội Việt Nam như thế nào ?
 d .Hướng dẫn học ở nhà 
Học thuộc bài 
Đọc trước bài 30 :Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918
& & &.

File đính kèm:

  • docTiết 47.doc