Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 42 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức :
- Giúp học sinh nắm được một số loại hình đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX –phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây thường gọi là cuộc đấu tranh “tự động ” ,“tự phát”
- Những nội dung cần nắm là
+ Hoàn cảnh bùng nổ phong trào
+ Qui mô của phong trào nói chung ,diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế
+ Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
c / Kỹ năng
- Rèn luyện các kỹ năng :
+ miêu tả tường thuật một sự kiện lịch sử
+ nội dung bản đồ
+ đối chiếu ,so sánh ,phân tích ,đánh giá
b. Thái độ
Ngày soạn :17/ 2 /2011 Ngày dạy : / /2011 Dạy lớp 8A Ngày dạy : / /2011 Dạy lớp 8B tiết 42 Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được một số loại hình đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX –phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây thường gọi là cuộc đấu tranh “tự động ” ,“tự phát” - Những nội dung cần nắm là + Hoàn cảnh bùng nổ phong trào + Qui mô của phong trào nói chung ,diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế + Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử c / Kỹ năng - Rèn luyện các kỹ năng : + miêu tả tường thuật một sự kiện lịch sử + nội dung bản đồ + đối chiếu ,so sánh ,phân tích ,đánh giá b. Thái độ - Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam :cần cù chất phác ,yêu tự do ,căm thù quân xâm lược . - Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc . - Sự cần thiết phải có một giai cấp. Lãnh đạo tiên tiến trong các mạng Việt nam để dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi 2 / Chuẩn bị của GV và HS a/ GV + bản đồ khu vực Yên Thế và Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX + một số tranh ảnh về các thủ lĩnh và đồng bào dân tộc ít người chống Pháp b / HS +đọc trước bài trong Sgk +sưu tầm các mẩu chuyện về Hoàng Hoa Thám 3/ Tiến trình tiết dạy * Ổn định tổ chức (1’) kiểm tra sĩ số : 8a : 8B : a / kiểm tra bài cũ : ? Hãy trình bài diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ? * Đáp án : - Khởi nghĩa bùng nổ năm 1883 đến 1892 -nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích ,đánh vận động ,khống chế địch trên đường số 5, 1, 39 - giặc nhiều lần bao vây ,tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại . -tuy vậy lực lượng nghĩa quân hao mòn dần . -năm 1892 khởi nghĩa tan rã * Đặt vấn đề vào bài mới : trong phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX ,song song với phong trào Cần Vương còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đông bào miền núi cuối thế kỷ XIX đã gay cho TDP không ít khó khăn ,điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần 30 năm )và phong trào dân tộc của các dân tộc miền núi . Hôm nay chúng ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TK XIX. b. Dạy bài mới H T ? ? T ? H T ? H T ? H ? H T ? H ? H ? H T ? H T H T ? H ? H T ? H T ? ( đọc Sgk từ đầu mục đến “đúng lên đấu tranh”) (sử dụng bản đồ :khởi nghĩa Yên Thế ) -căn cứ Yên Thế ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang ,có diện tích khoảng 40-50km 2 gồm đất đồi là chủ yếu ,có cây cối rậm rạp ,gò bụi um tùm . Em hãy xác định vị trí và mô tả về căn cứ Yên thế ? Từ căn cứ Yên Thế có thể đi xuống Tam Đảo , Thái nguyên xuống Phúc Yên ,Vĩnh Yên . Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ ? Tình hình kinh tế nông nghiệp xa sút dưới thời nguyễn đã khiến cho nhiều người dân vùng đồng bằng bắc kỳ buộc phải rời quê hương giữa thế kỷ XIX . -khi thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng ,chúng lại cướp đất của dân ...đấu tranh. Qua chuẩn bị bài ở nhà em cho biết Kn Yên thế phát triển qua mấy giai đoạn ? Trải qua 3 giai đoạn ... Phong trào bùng nổ từ năm 1884 và kéo dài mãi đến năm 1913. Về thành phần lãnh đạo ,khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người ,hoặc một cá nhân phát đọng ,tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu ,những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương . Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn 1884-1892 là gì ? Sau khi đề nắm mất (4-1892) đề Thám (Hoàng Hoa Thám ) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào . (Cho H quan sát hình 97 : giới thiệu về đề Thám) Ông tên thực là Trương Văn Thám ,là nông dân nghèo ,người làng dị chế ,huyện tiên lữ ,tỉnh Hưng Yên .sau di cư lên Sơn Tây rồi lên Yên Thế. ,lớn lên ông tham gia toán nghĩa quân của Lương Văn Nắm (đề Nắm )khi đề Nắm mất (1892) ông được giao toàn quyền chỉ huy ,bên cạnh ông còn có nhiều thủ lĩnh nông dân tài ba như bà ba Vẩn (vợ ba đề Thám )cả trọng (con trai đề Thám ) cả Dinh ,cả huỳnh . -Thời kỳ này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở ,phương thức tác chiến của ông là đánh du kích ...(SGV) Do tương quan lực lượng quá chênh lệch ,nghĩa quân phải 2 lần giảng hoà với Pháp . Vì sao giặc Pháp phải giảng hoà với Đề Thám ? Sau khi phục kích bắt được tên điền chủ ...Pháp phải rút khỏi Yên Thế . Nghĩa quân đã thu được thắng lợi gì qua lần giảng hoà này ? Pháp phải rút khỏi Yên Thế ...Nhã Nam , Mục Sơn ,yên Lễ và Hữu Thượng . Thời gian giảng hoà không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt mở cuộc tấn công trở lại ,lực lượng của Đề Thám bị tổn thất ,suy yếu nhanh chóng ,để cứu vãn tình thế ,đề Thám chủ động xin giảng hoà lần thứ 2 ,thực dân pháp thấy đánh mãi cũng không tiêu diệt được nghĩa quân nên chấp nhận giáng hoà ,nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo ,buộc nghĩa quân phải thực hiện . Nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân trong thời gian đình chiến này là gì ? Từ năm 1897 đến năm 1908 tranh thủ thời gian hoà hoãn ,đề Thám cho khai khẩn đồn điền Phồn Xương ...sẵn sàng chiến đấu . Nhiều nhà yêu nước ,trong đó có Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã tìm lên Yên Thế để bắt liên lạc với đề Thám . trong giai đoạn này ,cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào ? Sau vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội ,Pháp phát hiện có sự dính líu của nghĩa quân Yên thế TDP tập chung lực lượng ...tan rã Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Yên thế? +thời gian tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương . + qui mô :trên một địa bàn rộng lớn ...lực lượng ...đông đảo nông dân . +tính chất : mang tính dân tộc ,yêu nước sâu sắc Khởi nghĩa Yên thế trước sau là một phong trào đấu đấu tranh tự phát của nông dân ,trong quá trình tồn tại ,phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ ,bước đầu giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân vì vậy cuộc kn đã tồn tại trong thời gian dài gần 30 năm . Vì sao cuộc kn Yên thế thất bại ? - do Pháp lúc này còn mạnh lại còn câu kết với Phong kiến . -lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu lại cô lập bó hẹp trong một địa phương . Sự thất bại của phong trào Yên thế càng chứng tỏ rằng sức mạnh to lớn của phong trào nông dân bị hạn chế vì chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến . (đọc Sgk mục 2) Các vùng trung du và miền núi là nơi TDP tiến hành bình định mạnh hơn ,phong trào đấu tranh chống TDP nơi đây bùng nố sau phong trào CV (vùng đồng bằng ) nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài hơn . em hãy nêu đặc điểm của những cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của đồng bào miền núi cuối TK XIX ? +nổ ra muộn hơn đồng bằng do TDP bình định muộn hơn +phong trào kéo dài hơn Em hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của đồng bào miền núi cuối TK XIX (dựa vào Sgk để trả lời ) Nhìn chung phong trào chống pháp của đồng bào miền núi bùng nổ khá kịp thời ,phát triển mạnh mẽ và dược duy trì tương đối dài vì vậy đã góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của TDP lên các vùng sâu ,vùng xa ,nhưng các phong trào cuối cùng đều bị thất bại Vậy theo em ,vì sao các phong trào đều bị thất bại ? -thủ đoạn thâm độc của TDP -nghĩa quân hoạt động riêng lẻ -thiếu liên kết Đặc điểm chung của các cuộc khởi nghĩa tự phát là không có mối liên hệ trực tiếp với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương ,không bị chi phối bởi tư tưởng trung quân ,nó thường xuất phát từ quyền lợi của một bộ phận dân cư và mang tính chất địa phương chủ nghĩa . Theo em phong trào của đòng bào miền núi có tác dụng như thế nào ? Làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp I / Khởi nghĩa Yên thế (1884-1913) 1 / Căn cứ -Ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang . -Là vùng cây cối rậm rạp ,khí hậu khắc nhiệt 2 / Hoàn cảnh bùng nổ phong trào . - dân cư :đa số là dân ngụ cư ,bị mất đất ,họ phải lên Yên Thế sinh sống . -TDP chiếm Yên Thế , để bảo vệ cuộc sống của mình nhân dân yên thế đã vùng lên đấu tranh . 3 / Diễn biến * / giai đoạn 1884-1892 -Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ,thủ lĩnh có uy tín nhất là đề Nắm * / Giai đoạn 1893-1908:Đề Thám lãnh đạo -Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở ,2 lần giảng hoà với Pháp + Lần 1: (10-1894) Pháp rút quân khỏi Yên Thế để nghĩa quân cai quản 4 tổng + Lần 2 : (12-1897 đến 1908): nghĩa quân khai khẩn đồn điền Phồn Xương để tích luỹ lương thực, vũ khí . * /( Giai đoạn 1909-1913) +Pháp tập chung lực lượng tấn công Yên Thế . +Ngày 10-2-1913 đề Thám bị sát hại ,phong trào tan rã . II / Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi . 1 / Đặc điểm -Phong trào nổ ra muộn hơn vùng đồng bằng ,nhưng kéo dài hơn . 2 / Những phong trào đấu tranh tiêu biểu -ở nam kỳ :nhân dân các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng người kinh đánh Pháp . -ở vùng tây bắc :có phong trào của nguyễn Quang Bích ,Nguyễn Văn Giáp ... -đồng bào thái Sơn La ,yên Bái do Đèo Chính Lục ,Đặng Phúc Thành đã phục kích quân Pháp ở nhiều nơi -vùng đông bắc có phong trào của người Dao ,người Hoa . *Các phong trào đã góp phần làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp . c/ Củng cố, Luyện tập Trong những năm cuối thế kỷ XIX ,song song với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương còn có các cuộc khởi nghĩa nghĩa tự phát của nhân dân nổ ra ở đồng bằng và miền núi ,các cuộc khởi nghĩa này bùng phát khi TDP đẩy mạnh công cuộc bình định bằng quân sự ,chuẩn bị điều kiện điều kiện để thực hiện chương trình khai thác qui mô đầu TK XX . -Tại vùng Yên Thế nổi lên cuộc khởi nghĩa Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ,cuộc khởi nghĩa tồn tại được khá lâu (30 năm ) ở nhiều nơi đồng bào các dân tộc thiểu số như thái mường ,ra rai ,ê đê ,mông dao ,hoa ... cũng anh dũng đúng dậy nhằm giữ đất giữ làng bảo vệ cuộc sống tự do . d / Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà . -Học thuộc bài - Lập bảng tóm tắt các giai đoạn hình thành và phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. -Đọc trước bài 28: trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế Kỉ XIX. - Ôn tập phần lịch sử Việt Nam đã học. =============o O o============
File đính kèm:
- Sử 8 tiết 43.doc