Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 25 đến tiết 31

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ).

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm "Cách mạng tư sản".

2. Tư tưởng: Thông qua các sự kiệ bồi dưỡng cho học sinh:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thức thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.

3. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết câu hỏi sgk.

B.CHUẨN BỊ:

GV:Bản đồ thế giới,vẽ phóng to các lược đồ trong sgk

HS: Tìm hiểu các thuật ngữ khái niệm trong bài

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 

doc114 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 25 đến tiết 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giành chính quyền đã khó nhưng việc giữ chính quyền còn khó hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau cáhc mạng tháng Mười khó khăn chồng chất. Vậy nước Nga đã làm gì để giữ vững và bảo vệ thành quả cách mạng? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
3. 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
GV: Sau khi lật đổ chính quyền cũ việc làm đầu tiên là xây dựng bộ máy chính quyền mới. H: Vậy chính quyền mới của cách mạng tháng Mười là gì?
HS: Thiết lập bộ máy chính quyền của giai cấp công nông binh
GV: Khẳng định Việc xây dựng bộ máy chính quyền do công nông binh làm chủ là nét đặc sắc nhất của cách mạng tháng Mười, giúp nước Nga đứng vững trước những khó khăn.
H: Việc làm đầu tiên của chính quyền mới?
HS: Thông qua sắc lệnh Hoà bình và sắc lệnh Ruộng đất
GV: Sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất đã đem lại gì cho nhân dân lao động?
HS: Đáp ứng nguyện vọng hoà bình và ruộng đất
H: Vì sao nước Nga xô viết rút ra khỏi chiến tranh?
HS: Có điều kiện chuẩn bị lực lượng để chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù.
H: Tại sao các nước đế quốc và bọn phản động trong nước lại muốn bóp chết cách mạng?
HS: Không muốn để cho cách mạng tháng Mười trở thành tấm gương sáng cho các nước khác trên thế giới noi theo
GV: Sử dụng bản đồ h57 nêu rõ tình hình nước Nga
H: Trước tình hình đó nhà nước và nhân dân đã làm gì?
HS: Kiên quyết bảo vệ thành quả cáh mạng
GV: Vì sao nhân dân xô viết bảo vệ được thành quả cách mạng?
HS: Sức mạnh của nhân dân, chính sách cộng sản thời chiến, quân đội chiến đấu dũng cảm
H: Cách mạng có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và thế giới?
HS: Dựa vào sgk trả lời
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
1. Xây dựng chính quyền xô viết
- Không sử dụng bộ máy chính quyền cũ mà thiết lập bộ máy chính quyền mới của giai cấp công nông binh
- 25-10-1917 tại điện Xmô-nui chính quyền xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.
-Thông qua sắc lệnh hoà bình và ruộng đất 
-Thực hiện các biện pháp để ổn định chính trị và phát triển nền kinh tế đất nước
+Chính trị: Xoá bỏ đẳng cấp
+Kinh tế: Nhà nước nắm các nghành then chốt
2. Chống thù trong giặc ngoài
- Từ cuối 1918 nước Nga bị các nươc đế quốc và bọn phản động trong nước bao vây chống phá
- Đảng và nhân dân kiên quyết đấu tranh đánh tan ngoại xâm, nội phản,bảo vệ chính quyền cách mạng
3.Ý nghĩa lịch sử của cánh mạng tháng Mười 
-Trong nước: Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới
-Thế giới: Biến cố trọng đại nhất ở thế kỷ XX
4. Củng cố:
1.Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng?
2.Lập bảng thống kê các sự kiện chính của cách mạng tháng mười?
3.Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền mới diễn ra như thế nào?
4.Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng thảng Mười năm 1917?
5. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk, xem trước bài 16 tìm hiểu nội dung chính sách kinh tế mới và những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 13 Ngày soạn://
 Ngày dạy://
Tiết 26 Bài 16 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được những kiến thức cơ bản sau
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941) những thành tựu ( trong một thời gian ngắn đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc về công nghiệp, nông nghiệp, quân sự), một số sai lầm, thiếu sót.
- Vì sao nước Nga phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung của chính sách này và tác động với nước Nga?
2. Tư tưởng: 
- Nhận thức được sức mạnh ưu việt của chế độ XHCN. Có cái nhìn đúng đắn về những thiếu sót sai lầm của các nhà lãnh đạo Liên xô trong công cuộc xây dựng XHCN
- Tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại của Liên Xô
3. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử
- Tập hợp tư liệu lịch sử
- Đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng
II. CHUẨN BỊ:
 	GV: Bản đồ Liên xô, tranh ảnh về công cuộc xây dựng CHXH ở Liên xô, tư liệu về xây dựng CNXH ở Liên xô
HS: Xem trước bài học, suy nghĩ trả lời câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các chính sách biện pháp mà chính quyền xô viết đã thực hiện sau khi cách mạng thắng lợi?
3. Bài mới:
1. Giới thiệu: Sau khi ổn định được tình hình bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Vậy công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2.Triển khai bài:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
GV: Treo H58 phóng to
HS: Quan sát và nhận xét: Kinh tế bị tàn phá, đói rét, bệnh tật, bạo loạn. Quyết tâm của chính phủ và nhân dân tuyên chiến với hậu quả chiến tranh
H: Trước tình hình đó chính quyền xô viết đã làm gì?
HS: Thực hiện chính sách kinh tế mới
H: : Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới là gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời
H: Tác động của chính sách kinh tế mới với công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga?
HS: Giải quyết khó khăn, thúc đấy kinh tế phát triển
H: Tình trạng của nước Nga khi bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH?
HS: Còn là nước nông nghiệp lạc hậu
H: Để xây dựng CNXH nhân dân Liên xô phải thực hiện nhiệm vụ gì?
HS: Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa XHCN, cải tạo nền nông nghiệp
H: Công cuộc xây dựng được tiến hành như thế nào?
HS: Thông qua thực hiện các kế hoạnh 5 năm
GV: Đưa thêm tư liệu vào minh họa
H: Thành tựu của Liên xô?
HS: Nêu theo sgk
GV: Phân tích và nêu vài nét về kế hoạch 5 năm lần thứ 3, những hạn chế trong công cuộc xây dựng XHCN ở Liên xô
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế(1921-1925)
1.Chính sách kinh tế mới
- Tình hình nước Nga: Kinh tế suy sụp, bạo loạn nhiều nơi
- 3 – 1921 nước Nga thực hiện chính sách kinh tế mới
+ Thu thuế lương thực
+ Tự do buôn bán
+ Khuyến kích đầu tư
2. Công cuộc khôi phục kinh tế
- Kinh tế phục hồi và phát triển, sản xuất công nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh
- 12-1922 Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên xô) thành lập
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô(1925-1941)
- Nhiệm vụ: Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp
- Các kế hoạnh 5 năm (1928-1932),(1933-1937) hoàn thành trước thời hạn
- Thành tựu: 
+ Kinh tế: Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới
+ Văn hóa xã hội: Xóa mù chử
+ Xã hội: Còn 2 giai cấp cơ bản
- Hạn chế: Nóng vội chủ quan trong xây dựng XHCN, thiếu dân chủ
 4. Củng cố
	 1. Tình hình nước Nga sau chiến tranh?	
	 2. Nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới?
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Tình hình châu Au có gì thay đổi
 - Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng.
 - Các phong trào tiêu biểu.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Chương II 	CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
Tiết 15 bài 17 CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH 
THẾ GIỚI (1918-1929)
Ngày soạn: 20/11
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
-Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918-1939
-Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở Châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản.
-Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với Châu Âu
-Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức và thất bại ở Pháp?
2.Tư tưởng: Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.
3.Kĩ năng:
-Rèn luyện tư duy lôgic, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong các hệ quả của các sự kiện đó.
-Sử dụng bản đồi, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đến các quốc gia như thế nào.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Bản đồ Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tranh ảnh sgk, biểu đồ
HS: Xem bài, trả lời câu hỏi 
C TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:Trình bày những biến đổi mọi mặt của Liên xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1925-1941
III.Bài mới 
1.Giới thiệu: Nêu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình Châu Âu có nhiều biến động. Chúng ta tìm những nét khái quát về tình hình Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 
2.Triển khai bài:
GV:Do hậu quả của chiến tranh thế giới, bản đồ chính trị Châu Âu có thay đổi
GV:Treo bản đồ 
HS:Chỉ các quốc gia mới xuất hiện
GV:Kinh tế các nước sau chiến tranh như thế nào?
HS:Suy sụp về kinh tế
GV:Đưa ví dụ về Pháp, Đức
GV:Nhận xét bảng thống kê về tình hình sản xuất công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức
GV:Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng?
HS:Hậu quả chiến tranh thế giới, tác động của cách mạng tháng Mười Nga
GV:Nêu về cách mạng Đức
GV:Kết quả của cách mạng?
HS:Lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản 
GV:Sự kiện nào nổi bật qua cao trào cách mạng 1918-1923?
HS:Các đảng cộng sản thành lập
GV:Yêu cầu của tình hình cách mạng thế giới là gì?
HS:Có tổ chức quốc tế 
GV:Nêu bối cảnh lịch sử thành lập quốc tế
HS:Nêu được bối cảnh và đại hội lần II liên quan đén cách mạng Việt nam
GV:Vì sao năm 1943 quốc tế giải tán?
HS:Sự chỉ đạo chung toàn thế giới của quốc tế cộng sản không còn phù hợp 
I.Châu Âu trong những năm 1918-1929
1.Những nét chung
-Hậu quả của chiến tranh thế giới
+1 số quốc gia mới xuất hiện
+Các nước Châu Âu bị suy sụp về kinh tế
+Cao trào cách mạng bùng nổ
-1924-1929: Phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị
2.Cao trào cách mạng 1918- 1923.
Quốc tế cộng sản thành lập
-Cao trào cách mạng:
+Đức:11-1918 cách mạng lật đổ chế độ quân chủ,lập chế độ cộng hòa
+Đảng cộng sản thành lập nhiều nước:Hung, Pháp, Anh, I-ta-li-a...
-Quốc tế cộng sản
+Thành lập 2-3-1919
+Hoạt động: tiến hành đại hội
+1943 giải tán
 IV.Củng cố:
1.hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản Châu âu trong những năm 1918-1929?
2.Quốc tế cộng sản có đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới?
V.Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk, xem phần II của bài tìm xem tại sao thế giới lâm vào khủng hoảng, hậu quả khủng hoảng
Tiết 26 bài 17.CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI...
Ngày soạn: 25/11
A.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức
-Cuộc đại kh

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 8(3).doc
Giáo án liên quan