Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 10 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỷ XX (2 tiết)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức :.
-HS hiểu và biết được các nước TB lớn chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc, những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc.
b kĩ năng:Bồi dưỡng kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc.
c. Thái độ:
-Nâng cao nhận thức về bản chất của CNTB, đề cao ý thức cảnh giác CM, đấu tranh chống lại các thế lực gây chiến bảo vệ hoà bình.
2. Chuẩn bị:
aGiáo viên: - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX.
– Tư liệu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước tư bản lớn trong giai đoạn này(lịch sử thế giới cận đại.)
b.học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi cuối mỗi mục.
. Chuẩn bị: aGiáo viên: - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX. Tư liệu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước tư bản lớn trong giai đoạn này(lịch sử thế giới cận đại.) b.học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi cuối mỗi mục. 3.Tiến trình bài dạy . *Ổn định lớp:1’ 8a: 8b: a: Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học của công xã Pa-ri. Đáp án: +Ý nghĩa: Công xã Pa-ri tuy tồn tại 72 ngày nhưng công xã là hình ảnh của một chế độ mới cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới. +Bài học: CMVS muốn thắng lợi phải có Đảng CM chân chính, thực hiện liên minh công-nông, kiên quyết chấn áp kẻ thù xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. *Giới thiệu bài: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX CNTB chuyển mạnh sang CNDQ ở một số nước lớn, để hiểu quá trình của các nước TB-> CNDQ như thế nào? hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu... b.Bài mới. Hs . Đọc từ đầu đến trong nước. T . Giữa thế kỉ XIX nền công nghiệp của Anh phát triển nhất thế giới. ?TB . Cuối thế kỉ XIX tình hình công nghiệp ở Anh như thế nào? H . (Công nghiệp phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ 3 thế giới.) ?TB . Nguyên nhân nào mà kinh té Anh phát triển chậm? H . (Do công nghiệp ở anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu, GCTS Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước. ?Tb . Vì sao GCTS Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? H . (Vì xuất khẩu sang thuộc địa phải bỏ vốn ít nhưng lại lợi hơn nhiều). T . Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX nhiều công ty độc quyền về công nghiệp( than, dệt, thuốc lá, luyện kim) và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có 12 ngân hàng lớn nhất ở Anh mà nòng cốt là 5 ngân hàng ở khu Xi-ti. Luân Đôn nắm trong tay 70% số tư bản Toàn quốc chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh. Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến, điểm nổi bật của chế độ chính trị là chế độ 2 Đảng ở Anh. Đảng tự do và Đảng bảo thủ thay nhau cầm quyền. Đảng tự do đại diện cho lợi ích của TS công thương nghiệp Đảng bảo thủ đại diện cho quyền lợi của bọn trùm công nghiệp, quí tộc, đại địa chủ, tư sản ngân hàng. ?kh . Em hãy cho biết tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của nước Anh.? T. Tuy có 2 Đảng khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau nhưng đường lối 2 Đảng này về cơ bản giống nhau đều phục vụ cho lợi ích của GCTS và địa chủ GCTS Anh đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh đến năm 1914 khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người bằng ¼ diện tích và ¼ dân số thế giới, chính sách đối ngoại là xâm lược thống trị bóc lột nhân dân thuộc địa. ?tb . Nêu đặc điểm của CNĐQ Anh? H . (CNĐQ Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân) Gọi CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân vì hệ thống thuộc địa rộng lớn được gọi là “đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn” trải dài từ Niu-di-lân, ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở Châu Á, Châu Phi, và các đảo trên đại dương). Vậy nước Pháp về tình hình kinh tế, chính trị như thế nào? Chúng ta chuyển tiếp sang phần 2. T . Do hậu quả của chiến tranh Pháp-Phổ( 1870-1871) nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới (sau Anh) đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4( sau Mĩ, Đức, Anh). ?tb . Tại sao sau năm 1871 nền kinh tế Pháp lại phát triển chậm lại? H . (Là nước thua trận bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức, phong trào CMVS diễn ra mạnh, Pháp nghèo tài nguyên hơn các nước TB khác Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng TB hơn là XD phát triển công nghiệp trong nước). ?G . Để giải quyết khó khăn trên GCTS Pháp đã làm gì? Chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Pháp? T . Pháp ra một số biện pháp phục hồi kinh tế và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển phát triển chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Pháp phát triển một số ngành vào đầu thế kỉ XX đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại, một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng nhanh: Điện khí, hoá chất , chế tạo ô tô. Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, gặp khó khăn trong việc sử dụng, máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Trong bối cảnh đó, các cong ty độc quyền ra đời và dần dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong kĩnh vực ngân hàng, 2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914 Pháp xuất khẩu 60 tỉ Phơ-răng, trong đó hơn một nửa cho nước Nga vay còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, trung Âu và Mĩ La Tinh vay chỉ có 2, 3 tỷ đưa vào thuộc địa Lê-nin nhận xét: CNĐQ Pháp là “CNĐQ cho vay lãi”. ?tb . Tại sao CNĐQ Pháp được mệnh danh là “CNĐQ cho vay lãi” H . (CNĐQ Pháp tồn tại trên cơ sở lợi nhuận thu được từ chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi, thống trị bóc lột thuộc địa) Về chính trị, từ sau CM 4/9/1870 nền cộng hoà thứ 3 của Pháp được thành lập(nền cộng hoà thứ I ra đời trong thời kì CM 1879, nền cộng hoà thứii ra đời trong CM 1848-1849 ở Pháp) chính phủ cộng hoà thi hành nhiều chính sách đối nội, đối ngoại. ?Kh Em hãy nêu chính sách đối nội, đối ngoại. H . -Đối nội: thi hành các chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang. -Đối ngoại: Tăng cường xâm lược thuộc địa. Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ 2 thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh, đó là các thuộc địa ở Châu Phi( An-giê-ri, tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xca) ở Châu Á( Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và một số đảo trên Thái Bình Dương).(bản đồ thế giới) Từ khi đất nước được thống nhất(18/1/1871_ nền kinh tế Đức phát triển nhanh trên con đường TBCN, sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh. Trở thành nước đứng đầu Châu Âu, thứ 2 thế giới,(sau Mĩ) về sản xuất cong nghiệp. Năm 1913 sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. ?kh. hãy cho biết các công ty độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào? H . (sau khi nước Đức thống nhất kinh tế phát triển mạnh đứng đầu Châu Âu và công nghiệp. Cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dãn đến việc hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hoá chất...chi phối nền kinh tế Đức điển hnhf là công ty than đá vùng Rai-nô-vexpalen thành lập năm 1893 đến năm 1910 đã kiểm soát hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rua( vùng CN lớn nhất của Đức) ?tB . Nguyên nhân nào mà nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng? H . (do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp-Phổ và ứng dụng nhiều thành tựu mới nhất của KH-KT vào sản xuất. H . Đọc từ đầu “ Về chính trị ” đến hết. ?Tb . Em hãy nêu nét nổi bật về tình hình chính trị của Đức. H . Đức theo thể chế liên bang (gồm 22 bang và 3 thành phố theo thể chế quân chủ lập hiến trong nhà nước liên bang Hoàng đế đứng đầu có quyền hạn tối cao như tổng chỉ huy quân đội. Bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập giải tán, hoãn các phiên họp quốc hội và hội đồng liên bang, kí các hiệp ước, giải quyết các công việc ngoại giao, thủ tướng chịu trách nhiệm trước Hoàng Đế. Mặc dù có hiến pháp, có quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quí tộc địa chủ và tư sản độc quyền.Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động. ?Tb . Tại sao nói CNĐQ Đức là “ CNĐQ quân phiệt hiếu chiến”( đế quốc Đức đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào chủ nghĩa truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức tiến sang giai đoạn CN khi phàn lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như con hổ đói đến bàn tiệc muộn giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới. CBĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến” *Sơ kết bài: do sự phát triển của sản xuất các nước TB lần lượt chuyển sang giai đoạn đế quốc với sự ra đời của các công ti độc quyền chi phối đời sống kinh tế xã hội các nước này. Do mỗi nước chuyển sang CNĐQ có những hoàn cảnh và đặc thù riêng à do đó mỗi nước có đặc điểm khác nhau. I. tình hình các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức. 1. Anh. *Kinh tế: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh mất dần vị trí độc quyền , xuống hàng thứ 3 thế giới. - Tuy vậy Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. -Đầu thế kỉ XX nhiều công ty độc quyền về thương nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. *Chính tri: -anh vẫn là nước quân chủ lập hiến, 2 Đảng - Đảng tự do và Đảng bảo thủ thay nhau cầm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản. - Chính sách đối ngoại : xâm lược , thống trị và bóc lột thuộc địa -> Lê nin gọi là : “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân ” 2.Pháp: *Kinh tế: -Cuối thế kỉ XIX CN Pháp tụt xuống hàng thứ 4 sau Mĩ , Đức, Anh -Đầu thế kỉ XX một số ngành được phát triển: Đường sắt , khai mỏ , luyện kim , thương mại - Một số ngành công nghiệp mới ra đời , tăng trưởng rất nhanh : Điện khí , hoá chất , chế tạo ô tô. - Nông nghiệp : Vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ -Các công ty độc quyền ra đời dần chi phối nền kinh tế Pháp. Tăng cường xuất khẩu dưới hình thức cho vay lãi -> Lê nin gọi là “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi ” -CNĐQ Pháp là: “CNĐQ cho vay lãi”*chính trị: -sau ngày 4/9/1870 nền cộng hoà thứ 3 của Pháp được thành lập +Đối nội: Đàn áp nhân dân chạy đua vũ trang. +Đối ngoại: Tăng cường xâm lược thuộc địa. 3.Đức. +kinh tế: Sau khi nước Đức thống nhất (1871) phát triển nhanh trên con đường TBCN, đứng đầu Châu Âu, đứng thư 2 thế giớià năm 1913 sản lượng gang, thép gấp đôi Anh. -Cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung sản xuất và tập trung TB à sự hình thành các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế Đức. *Chính trị: -Đức theo thể chế liên bang, có hiến pháp có quốc hội nhưng vẫn là nhà nước chuyên chế. -Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động. -CNĐQ Đức là
File đính kèm:
- Sử 8 tiết10.doc