Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 1, 2: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

I - Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVIII.

- Các khái niệm cơ bản trong bài “ Cách mạng tư sản”

- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

- Hs độc lập làm việc với SGK.

 3. Giáo dục:

- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Chủ nghĩa tư bản tiến bộ, song vẫn là một chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.

 

docx12 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 1, 2: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lập.
Hỏi
Cùng với sự phát triển của sản xuất, xã hội chuyển biến ra sao?
- Ngoài các giai cấp cũ của xã hội phong kiến, xuất hiện 2 giai cấp mới : Tư sản và vô sản.
Hỏi
Mâu thuẫn nào nảy sinh?
HS
- Tư sản > < nông dân.
- PK > < tư sản.
- Nông dân > < p.kiến.
 chiến tranh.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI (4’).
Hỏi
Trình bày guyên nhân, diễn biến của cách mạng Hà Lan?
HS
Đầu thế kỉ 16 vùng Nê -đéc-lan có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu. Thế kỉ 17 Tây Ban Nha đàn áp thống trị, nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dạy đấu tranh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh 8.1566. Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu.
Hỏi
Kết quả cuối cùng của cuộc cách mạng ra sao?
HS
1581 các tỉnh miền bắc Nê-đéc-lan thành lập nước cộng hòa tên: Các tỉnh liên hiệp (Hà Lan), cuộc đấu tranh kéo dài mãi đến năm 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận.
HS
Đọc sách giáo khoa.
SGK/4.
II/ Cách mạng anh giữa thế kỷ XVII.
1. Sự phát tiển của CNTB (10’).
Hỏi
Vì sao cuộc cách mạng nổ ra?
HS
Đánh đổ chế độ p.kiến, xây dựng một xã hội tiến bộ hơn.
Hỏi
Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó?
HS
Sự phát triển của CNTB:
- Nhiều công trường thủ công như luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạra đời phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu.
- Sự phát triển công trường thủ công, ngoại thương.
- Nhiểu trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành.
- Nhiểu trung tâm lớn ra đời
- Phát minh mới về kỹ thuật, các hình thức tổ chức hợp lý.
- Phát minh mới về kỹ thuật.
- Nhiều trung tâm + phát minh kỹ thuật + địa chủ kinh doanh tư bản đã dẫn tới quan hệ TBCN phát triển mạnh.
.- Địa chủ kinh doanh theo lối tư bản.
Hỏi
Vì sao nhân dân phải rời bỏ quê hương đi kiếm sống?
HS
Họ bị bóc lột cướp đoạt ruộng đất.
Hỏi
Việc làm này của tầng lớp địa chủ kinh doanh theo lối tư bản đã dẫn đến hệ quả như thế nào?
- Hệ quả: Hình thành tầng lớp Quý tộc mới có thế lực lớn về kinh tế. Người nông dân trở nên nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê hay di cư ra nước ngoài.
Hỏi
Thế nào là quý tộc mới?
HS
Quý tộc mới: Tầng lớp quý tộc phong 
kiến đã tư sả hóa, kinh doanh TBCN xuất hiện ở 
châu Âu ở thế kỉ 16 là lực lượng
quan trọng lãnh đạo CMTS Anh thế kỉ 17.
2. Tiến trình cách mạng (13’).
Hỏi
Cuộc cách mạng được chia làm mấy giai đoạn?
- Hai giai đoạn:
+ GĐ1:(1642-1648) Quân của quốc hội do Ôlivơ Crôm – oen chỉ huy đánh bại quân của vua.
Hỏi
Nêu nguyên nhân?
HS
Do chính sách cai trị độc đoán của vua.
GV
Dùng lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc nội chiến.
Năm 1640, Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới được triệu tập. Các đaị biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu: vua không đựơc tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra toà án xét xử.
Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác –lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
Tháng 8 – 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội Quốc hội do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) chỉ huy, đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.
+ GĐ2 (1649-1688):
Hỏi
Trước sức ép của quân đội và quần chúng nhân dân Crôm-oen đã làm gì?
- Sac lơ I bị sử tử.
HS
Quan sát H.2 Cảnh xử tử Sác-lơ I.
Hỏi
Cảnh vua Sac - lơ I bị sử tử chứng tỏ điều gì?
HS
Sự căm phẫn chế độ quân chủ chuyên chế của vua Sác-lơ I của quần chúng nhân dân đã lên đến cao độ.
GV
Ngày 30 – 1 – 1649, đông đảo quần chúng nhân dân tụ họp tại quảng trường trước lâu đài “Phòng trắng” ở Luân Đôn để dự buổi hành hình nhà vua.
Ở giữa quảng trường đặt một sàn gỗ cao xung quanh có lính gác, nhà vua bị dẫn lên sàn, có vệ binh đao phủ, linh mục đi theo. Một người đọc bản án kết tội vua là phản quốc. Nhà ua bị bắt quỳ, kê đầu lên một chiếc bục. Một nhát rìu giáng xuống cổ vua giữa tiếng reo hò của quần chúng, người đao phủ giơ cao chiế đầu lâu của tên vua chuyên chế.
Hỏi
Cuộc đảo chính năm 1688 dẫn đến kết quả gì?
- Anh trở thành nứơc cộng hoà.
Hỏi
Thế nào là nước cộng hoà?
HS
Đó là một chính thể không có vua, quyền lực tối cao thuộc về các cơ quan dân cử.
Hỏi
Mặc dù chế độ cộng hoà đựơc thiết lập ở Anh, song thành quả của cách mạng lúc này thuộc về ai?
HS
Mọi quyền hành thuộc về tư sản và quý tộc mơi. Nông dân và binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì.
GV
Trong cuộc cách mạng này nông dân và binh lính là lực lượng chính của cuộc cách mạng. Sau khi cuộc cách mạng thành công những thành quả mà đáng lẽ họ phải đựơc hưởng thế nhưng lại bị giai cấp tư sản và quý tộc mới chiếm hết vì thế mâu thuẫn giữa binh lính và nông dân với tư sản và quý tộc mới ngày càng trở nên gay gắt. một 
cuộc xung đột là điều khó tránh khỏi.
Hỏi
Để đối phó lại tình hình này Crôm-oen đã làm gì?
- Crôm oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.
GV
Mặc dù thiết lập chế độ độc tài quân sự, song sự bất mãn của quần chúng nhân dân lao động không hề suy giảm mà ngày càng tăng. Để đối phó lại tình hình đó giai cấp tư sản và quý tộc mới đã làm gì?
- Tháng 12 – 1688, Chế độ quân chủ lập hiến đựơc thành lập nhưng vẫn giữ thành quả của cách mạng.
Tháng 12 – 1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II (lên ngôi năm 1685) và đưa Vin-hem O-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan, con rể của vua Giêm II) lên làm vua
Hỏi
Thế nào là “Quân chủ lập hiến”?
HS
Chế độ “Quân chủ lập hiến” là chế độ quân chủ trong đó các quyền do hiến pháp quy định, được chia sẻ giữa vua và một nghị viện.
Hỏi
Vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến?
HS
Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm đẩy cách mạng đi xa hơn, bảo vệ quyền lợi của quý tộc mới và tư sản.
3. Ý nghĩa lịch sử của CM TS Anh giữa TK XVII (5’).
Hỏi
Cuộc cách mạng đem quyền lợi cho ai? Ai là người phải chịu thiệt thòi nhất?
- Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. 
Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không đựơc đáp ứng.
Hỏi
Trong cuộc cách mạng này giai cấp nào lãnh đạo cách mạng?
HS
Giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Hỏi
Cách mạng có triệt để không?
HS
Đây là cuộc cách mạng không triệt để.
HS
Đọc câu nói của Các Mác
GV
Chế độ quân chủ lập hiến ra đời phản ánh giai cấp tư sản Anh còn yếu chưa đủ mạnh để chiến thắng phong kiến, kết cục lại thỏa hiệp với phong kiến. Điều đó thể hiện tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
3. Củng cố, luyện tập (3’). 
- Lập bảng niên biểu CM TS Anh (Bảng phụ).
Niên đại
Sự kiện
1640.
8-1642
1648
30-1-1649
12-1688.
-Vua triệu tập Quốc hội, Q.hội tố cáo vua, nhân dân ủng hộ QH.
-Nội chiến bùng nổ.
-Quân đội nhà vua bị đánh bại. Nội chiến kết thúc.
-Xử tử vua Sac lơ I Anh trở thành nước cộng hòa.
-Phế truất vua Giêm II, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới (1’).
- Thuộc CM Hà Lan, CM Anh.
- Nêu ý nghĩa của cuộc CM.
- Đọc trước phần III.
Tiết 2. Bài 1.
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
- Khi thực dân Pháp xâm lược triều đình đầu hàng bạc nhược trong khi nhân dân chiến đấu anh dũng. 
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả , ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc mĩ 
2. Rèn luyên kĩ năng: 
- HS rèn kĩ năng nhận xét, khai thác kiến thức qua kênh hình. 
3. Giáo dục:
- HS thấy được vai trò và sức mạnh của nhân dân , tỏ lòng kính yêu những lãnh tụ của nhân dân.
II. Chuẩn bị. 
1.Thầy: 
- Soạn bài, tham khảo SGV , lịch sử thế giới cận đại , danh nhân văn hoá thế giới 
2.Trò: 
- Học kĩ mục 1, 2 vẽ lược đồ trong sách giáo khoa 
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ (4’): 
* Câu hỏi 1: 
Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến ?
* Đáp án : 
- 1648 cách mạng tư sản Anh giành được thắng lợi, xong mọi quyền hành thuộc về giai cấp tư sản và quý tộc mới, nhân dân không được hưởng một chút quyền lợi nào -> mâu thuẫn xã hội căng thẳng, nhân dân tiếp tục đấu tranh buộc giai cấp tư sản và quý tộc mới lập lại chế độ quân chủ. 
- 12- 1688 quốc hội đảo chính phế truất vua Giêm II đưa Vin ben ô ran giơ lên làm vua -> chế độ quân chủ lập hiến ra đời ( Vua không nắm thực quyền , mọi quyền hành 
nằm trong tay tư sản và quý tộc mới ) 
* Đặt vấn đề (3’):
Treo lược đồ giới thiệu vị trí, đặc điểm Bắc Mĩ, quá trình xâm lược Bắc Mĩ của các nước tư bản Châu âu, trước ảnh hưởng của cách mạng tư sản Anh ở chính quốc, đã tác động sâu sắc tới giai cấp tư sản thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ, họ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân Bắc Mĩ giành được thắng lợi như thế nào ?
	2. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
III/ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc dịa Anh ở Bắc Mĩ. 
1.Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh(10’):
* Tình hình các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
Hỏi
Kinh tế xã hội thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVI –XVII có gì nổi bật?
HS
Dựa vài SGK để trả lời.
GV
Nhận xét và chốt ý .
- Kinh tế: phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Xã hội: mâu thuẫn giữa tư sản thuộc địa với chình quốc nảy sinh và ngày càng gay gắt.
Hỏi
Vì sao có mâu thuẫn đó? Mâu thuẫn trên dẫn đến hậu quả gì? 
* Nguyên nhân:
- Thực dân anh kìm hãm sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ.
GV
Bổ sung hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bùng nổ (sâu xa , trực tiếp).
2. Diễn biến cuộc chiến tranh (15’):
Hỏi
Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã diễn ra quyết liệt như thế nào?
- Nhân dân cảng Bô- xtơn tấn công 3 tàu chè của Anh.
- Hội nghị lục địa Phi la đen phi a không hiệu quả khiến cho chiến tranh bùng nổ.
Hỏi
Hãy trình bày diễn biến chính cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc mĩ trên lược đồ?
HS
Trả lời theo SGK 
GV
Khái quát lại toàn bộ diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
- 4-1775 chiến tranh bùng nổ do Oa snh tơn chỉ huy.
- 4- 7-1776 công bố tuyên ngôn độc lập.
- 17-10 -1777 thắng trận xa ra tô ga.
- 19-11-1781 Anh đầu hàng, chi

File đính kèm:

  • docxBai 1 NHUNG CUOC CACH MANG TU SAN DAU TIEN.docx
Giáo án liên quan