Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức. Hiểu được nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghã lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản Hà Lan giữa thế kỉ XVI. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mĩ

2.Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử

Chủ độcg học tập giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài.

3.Thái độ: Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản

Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản có tiến bộ (là xã hội phát triển cao hơn xã hội phong kiến) và hạn chế của nó (vẫn là chế độ bóc lột, thay chế độ phong kiến

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/10
Ngày giảng: 8c:18/8/10
Lịch sử thế giới
lịch sử thế giới cận đại
( từ giữa thế kỉ XVI – 1917)
Chương I
Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản
(từ giữa thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX)
Bài 1
Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
Tiết 1.Mục I.II
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức. Hiểu được nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghã lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản Hà Lan giữa thế kỉ XVI. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mĩ
2.Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử
Chủ độcg học tập giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài.
3.Thái độ: Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản
Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản có tiến bộ (là xã hội phát triển cao hơn xã hội phong kiến) và hạn chế của nó (vẫn là chế độ bóc lột, thay chế độ phong kiến)
II: Chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
bản đồ thế giới.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III: Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
IV. Tổ chức dạy học: 
1.ổn định: 8c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (2’)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài (1’)
Mục tiêu: Qua những cuộc cách mạng tư sản đầu tiếnh có hứng thú cho học bài mới
Các em đã tìm hiểu về xã hội phong kiến trong chương trình lịch sử lớp 7. Những mâu thuẫn gay gáet giữa tầng lớp mới (tư sản và các tầng lớp nhân dân) với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài học ngày hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Sự biến đổi trong kinh tế-xã hội tây âu thế kỉ XVI-XVII. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
Mục tiêu: Hiểu được Sự biến đổi trong kinh tế-xã hội tây âu thế kỉ XVI-XVII. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
Thời gian: 16’
Gv sử dụng lược đồ thế giới yêu cầu hs quan sát xá định vị trí các nước Nê-đéc-lan( Hà Lan), Anh trên lược đồ.
Hs quan sát xá định.
? Vị trí các nước này có tác động gì tới sợ ra đời của nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ?
H: các nước Nê-đéc-Lan, Anh đều nằm ven bờ biển Bắc (Đại Tây Dương) có điều kiện giao lưu buôn bán và phát triển nền sản suất công thương nghiệp-> một trong những điều kiệncho sự ra đời của nền sản suất chủ nghĩa tư bản.
Gv khẳng định: các nước Nê-đéc-Lan, Anh đều nằm ven bờ biển Bắc (Đại Tây Dương) có điều kiện giao lưu buôn bán và phát triển nền sản suất công thương nghiệp-> một trong những điều kiệncho sự ra đời của nền sản suất chủ nghĩa tư bản. Ngoài điều kiện về tự nhiên, nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa còn ra đời trong điều kiện nào? Những biểu hiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở châu âu.
H: Ra đời trong lòng chế độ phong kiến thống trị Tây Ban Nha đã mục nát, cản trở sợ phát triển của nền sản suất mới.
Sản suất phát triển: Các xưởng thuê mướn nhân công, các trung tâm sản xuất buôn bán, ngân hàng...
Xã hội xuất hiện những tầng lớp mới: Tư sản và Vô sản.
? Tầng lớp tư sản ra đời -> xã hội Tây Âu tồn tại những mâu thuẫn nào? Tại sao tư sản và nhân dân mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến? 
H: hai mâu thuẫn: Các tầng lớp nhân dân Nê-đéc-lan mâu thuẫn với phong kiến Tây Ban Nha. Tư sản mâu thuẫn với vô sản.
Chế độ phong kiến Tây Ban Nha thống trị, bóc lột, cản trở sự phát triển của Nê-đéc lan.
Gv dẫn dắt: Mâu thuẫn đó tất yếu -> kết quả gì?
Hs đọc mục 2 sgk.
? Nêu những sự kiện chính về diễn biến kết quả cách mạng tư sản Nê-đéc-lan?
H: Cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến -> mở đầu thời cận đại.
Hoạt động 3. Tìm hiểu Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
Mục tiêu: Hiểu được Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
Thời gian: (18’)
Hs theo dõi đoạn chữ in nhỏ sgk.
Chú ý các con số và cho biết các con số chứng tỏ điều gì? 
H: những con số ( khai thác than tăng 14 lần. 800 lò nấu sắt, xưởng dệt len hàng ngàn công nhân, các công ti thương mại các ngân hàng ...) chứng tỏ chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
? Những biểu hiện sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh có gì khác với Tây Âu? 
Hs trả lời 
Gv nhận xét kết luận.
? Vì sao chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mà nông dân vẫn phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? 
H: Sự bần cùng hoá của nông dân ( bị tước đoạt ruộng đất, đời sống khốn khổ -> phải rời bỏ quê hương ...)
Sự giàu sang của tầng lớp quý tộc mới.
? nận xét gì về vị trí, tính chất của tầng lớp quý tộc mới trong xã hội Anh trước cách mạng? 
H: Quý tộc mới là tầng lớp quý tộc đã tư sản hoá, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị, ủng hộ và cùng với tư sản lãnh đạo cách mạng Anh.
? Xã hội Anh thế kỉ XVII tồn tại những mâu thuẫn nào? 
Hs trình bày 
Gv nhận xét kết luận.
Hs theo dõi mục 2 sgk.
Lên bảng chỉ trên lược đồ tiến trình cuộc nội chiến ở Anh.
Quyết tâm của quốc hội ( do Crôm-oen lãnh đạo) chống lại nhà vua đẩy mạnh phát triển lên đỉnh cao, vua Sác lơ I bị đem ra sử chém
? Hãy tường thuật sự kiện sử chém vua Sác lơ I ngày 30-1-1649. Sự kiện đó đem lại kết quả gì? 
Hs tường thuật.
Kừt quả: Chế độ phong kiến bị lật đổ -> chế độ cộng hoà được thiết lập
? Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại chuyển sang chế độ quân chủ? 
H: chế độ cộng hoà được thiết lập có sự tham gia của quý tộc mới, liên minh với tư sản muốn khôi phục chế độ quân chủ, chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân đẩy cách mạng đi xã hơn -> tiến hành đảo chính 12-1688 thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
? thực chất chế độ quân chủ lập hiến là gì? 
H: Chế độ chính trị mà quyền lực của vua bị hạn chế bằng một hiến pháp do quốc hội ( tư sản) đặt ra.
? Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh? 
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
Hs đọc câu nói của Mác
Gv: Cùng với cách mạng Nê-đéc-lan, cách mạng tư sản Anh tiếp tục khẳng định chủ nghĩa tư bản đã từng bước chiến thắng chế độ phong kiến.
I.Sự biến đổi trong kinh tế-xã hội tây âu thế kỉ XVI-XVII. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
1.Một nền sản suất mới ra đời.
Các nước Nê-đéc-Lan, Anh đều nằm ven bờ biển Bắc (Đại Tây Dương) có điều kiện giao lưu buôn bán và phát triển nền sản suất công thương nghiệp-> một trong những điều kiệncho sự ra đời của nền sản suất chủ nghĩa tư bản.
Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa tiến bộ ra đời trong lòng xã hội phong kiến -> biến đổi nền kinh tế-xã hội Tây Âu: Phát triển xã hội xuất hiện các tầng lớp mới Tư sản và Vô sản.
2.Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
8 – 1556 nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy.
1648 nước cộng hoà Hà Lan được thành lập -> mở đầu thời kì lịch sử cận đại.
II.Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
1.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh.
Sự phát triển của các công trường thủ công và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa -> chứng tỏ chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Anh.
Xã hội Anh tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hoà :giữa vua và quốc hội ( đại diện là tư sản và quý tộc mới)giữa phong kiến và nông dân -> phải tiến hành cách mạng tư sản mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
2.Tiến trình cách mạng.
a. giai đoạn 1.1642-1648
8-1962 cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ -> 30-1-1649 vua Sác lơ I bị sử tử, cách mạng thắng lợi, nước Anh thuết lập chế độ cộng hoà.
b. Giai đoạn 2 1649-1688
Quý tộc mới liên minh với tư sản tiếp tục cuộc cách mạng. 12- 1688 đảo chính thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, cách mạng kết thúc.
3.tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
Cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để, chỉ đem lại quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới, quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển chiến thắng chế độ phong kiến.
4.Củng cố: (3’)
Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
Về nhà học bài, nắm vững kiến thức.
5.Hướng dẫn học bài (1’)
Chuẩn bị tiếp Mục III: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

File đính kèm:

  • docsu 8 t 1.doc