Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Nguyễn Thiện Hải

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.

 - XH loài người có lịch sử hình thnh v pht triển

 2. Tư tưởng, tình cảm: bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

 3. Kỹ năng: bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát, cĩ PP học tập v biết cch tính thời gian.

 II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, tranh ảnh và bản đồ treo tường.

- HS: Xem trước nội dung bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Nguyễn Thiện Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: 14/8/2011
Tiết: 01
MỞ ĐẦU:
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
 - Giúp HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.
 - XH loài người cĩ lịch sử hình thành và phát triển
 2. Tư tưởng, tình cảm: bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
 3. Kỹ năng: bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát, cĩ PP học tập và biết cách tính thời gian.
 II. CHUẨN BỊ: 
- GV: SGK, tranh ảnh và bản đồ treo tường.
- HS: Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trãi qua những thời kỳ: sinh ra, lớn lên, thay đổi  nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
(?): Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều có hình dạng như ngày nay ?
GV: sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi à quá khứ à lịch sử
(?) Lịch sử là gì ?
(?) Lịch sử loài người nghiên cứu những vấn đề gì ? 
(?) Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? 
(?) Lịch sử cĩ phải là một mơn khoa học khơng?
HS: Khơng vì con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. 
HS: trả lời
HS: Nghiên cứu toàn bộ hoạt động của con người.
HS:
- Con người: cá thể
- Loài người: tập thể, liên quan đến tập thể. 
HS: Phải vì nĩ cĩ nhiệm vụ, phương pháp và đối tượng nghiên cưu (con người, mọi vật,)
1. Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khư.ù 
- Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. 
- Lịch sử là một môn khoa học, cĩ nhiệm vụ tìm hiểu và khơi phục lại quá khứ của con người và xã hội lồi người..
(?) Nhìn vào tranh, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?
(?) Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
(?) Học lịch sử để làm gì? 
(?) Em phải làm gì trước những việc làm của cha ơng ta ngày xưa?
(?) Em hãy lấy vì dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải biết lịch sử?
HS: Thấy được sự khác biệt so với ngày nay như: lớp học, thầy trò, bàn ghế
HS: Cần, những thay đổi đó chủ yếu do con người tạo nên nhằm tạo nên XH ngày càng phát triển hơn
HS: Hiểu được cội nguồn dân tộc.
HS: Quý trọng những gì mình đang có.
- Biết ơn những người làm ra nó và trách nhiệm của mình đối với đất nước.
HS: lấy ví dụ: lịch sử ngơi trường, danh nhân,
2. Học lịch sử để làm gì?
- Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, dân tộc mình. Đồng thời hiểu được cuộc sống đấu tranh, lao động sáng tạo và tạo ra của cải trong quá khứ nhằm xây dựng xã văn minh ngày nay.
- Hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ơng cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
(?) Tại sao chúng ta lại biết rõ về cuộc sống của ông bà, cha mẹ?
(?) Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
(?) Hãy kể những tư liệu truyền miệng mà em biết?
(?) Thế nào gọi là tư liệu hiện vật, chữ viết?
(?) Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào?
(?) Bia đá thuộc loại gì?
(?) Đây là loại bia gì? 
(?) Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ ? Vậy đĩ là nguồn tư liệu gì?
HS: Dựa vào những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
HS: Các kho truyện dân gian:Truyền thuyết, Thần thoại, Cổ tích
HS: Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được.
HS:Những bản ghi, sách vở, in, khắc bằng chữ viết
-Tư liệu hiện vật
-Bia tiến sĩ
HS:Nhờ chữ khắc trên bia.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
-Tư liệu truyền miệng (những câu chuyện truyền từ đời này sang đời khác)
-Tư liệu hiện vật (di tích và di vật)
- Tư liệu chữ viết.
3. Củng cố:
Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì?
Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? 
Giải thích danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” – Xi-xê-rông 
 4. Dặn dò:
 Về nhà học bài, tìm hiểu một số SKLS gắn liền với thời gian.
 Xem trước bài: “ Cách tính thời gian trong lịch sử”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ký duyệt tuần: 01
15/8/2011
P.HT
Trần Minh Luận

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_6_bai_1_so_luoc_ve_mon_lich_su_nguyen_th.doc