Giáo án môn Kĩ thuật, Thể dục, Đạo đức Lớp 4 - Tuần 14 - Đặng Thị Hồng Anh

3. Bài mới:

 Giới thiệu bài – ghi tựa bài.

Hoạt động1:Xử lí tình huống

GV chia nhóm- yêu cầu các nhóm đọc tình huống và thảo luận

- GV nêu tình huống

+ Tại sao em chọn cách đó?

+ Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?

+ Tại sao em phải biết ơn, kính trọng thầy giáo, cô giáo?

- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1)

- GV yêu cầu từng nhóm thảo luận theo các bức tranh bài tập 1.

- GV nhận xét & đưa ra phương án đúng

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kĩ thuật, Thể dục, Đạo đức Lớp 4 - Tuần 14 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu ghi nhớ.
GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
Hoạt động1:Xử lí tình huống 
GV chia nhóm- yêu cầu các nhóm đọc tình huống và thảo luận
GV nêu tình huống
+ Tại sao em chọn cách đó?
+ Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
+ Tại sao em phải biết ơn, kính trọng thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1)
GV yêu cầu từng nhóm thảo luận theo các bức tranh bài tập 1.
GV nhận xét & đưa ra phương án đúng 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo & tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố 
Em hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm theo chủ đề bài học (bài tập 4)
Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (bài tập 5)
HS nêu
HS nhận xét
- HS các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày – HS các nhóm nhận xét
- HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử & trình bày lí do lựa chọn
+ Vì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo đã dạy bảo mình.
+ Vì thầy, cô đã không quản khó khăn, tận tình dạy dỗ chỉ bảo em nên người.
Các nhóm HS thảo luận
HS lên chữa bài tập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tranh 1, 2, 4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Tranh 3: thể hiện thái độ chưa kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
Mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 & làm theo yêu cầu của GV
Từng nhóm HS thảo luận & ghi những việc nên làm vào tờ giấy nhỏ
Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng & các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận
Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
HS kể
HS nhận xét tiết học
KĨ THUẬT 
TIẾT 14 : THÊU MÓC XÍCH( tiết 2)
A. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức: 
 - HS biết cách thêu móc xích , và ứng dụng của thêu móc xích
 2.Kĩ năng:
 - HS thêu được các mũi thêu móc xích . 
 3. Thái độ:
 - HS hứng thú học thêu .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 * Giáo viên : 
 - Tranh quy trình thêu móc xích ; Mẫu thêu và một số sản phẩm có kích thước đủ lớn được thêu và trang trí bằng mũi thêu móc xích .
 - Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng có kích thước 20 cm x 30 cm.
 - Chỉ; Kim , kéo, thước , phấn vạch . 
 * Học sinh : 
 - 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
20’
5’
5’ 
3’
Khởi động:
Bài cũ:
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nêu quy trình thêu móc xích.
GV nhận xét bài cũ
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Thêu móc xích “tiết 2”.
2.Phát triển:
Hoạt động 1:HS thực hành thêu móc xích
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
-GV nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích theo các bước :vạch dấu đường thêu;thêu móc xích theo đường vạch dấu.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
-GV quan sát, chĩ dẫn và uốn nắn những HS thao tác chưa đúng kĩ thuật.
Hoạt động 2: GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
Thêu đúng kĩ thuật; 
Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
Đường thêu phẳng, không bị dúm.
Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
-Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của mình và bạn.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập củaHS.
4. Củng cố:
-GV nhận xét sản phẩm của HS – tuyên dương.
5 .Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
Hát 
2 HS nêu – HS khác nhận xét
-HS thực hành theo yêu cầu của GV .
HS trưng bày sản phẩm thực hành của mình vào góc trưng bày.
-HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
HS nhận xét tiết học
THỂ DỤC
TIẾT 27: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I-MỤC TIÊU:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. 
 - Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự động tác.
 -Trò chơi “Đua ngựa”. 
 - Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
ĐL
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Khởi động các khớp.
Trò chơi: GV tự chọn. 
2. Phần cơ bản: 
a. Trò chơi vận động: Đua ngựa.
GV nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. 
Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. 
GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.
b. Bài thể dục phát triển chung. 
Ôn tập toàn bài: GV cho cả lớp tập cả bài 2-3 lần, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. 
GV hô 1 lần, sau đó cán sự lớp vừa hô nhịp vừa tập cùng động tác.
Kiểm tra thử: GV gọi lần lượt từng nhóm (mỗi nhóm 3 HS ) lên tập bài TD phát triển chung. 
Cán sự hoặc 1 trong 3 em đó hô nhịp.
Sau khi kiểm tra thử xong. 
GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng HS trong lớp. 
Cuối cùng GV hô nhịp cho cả lớp tập bài TD phát triển chung.
3. Phần kết thúc: 
Đứng tại chỗ vỗ tay hát. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 –10’
1- 2’ 
1- 2’ 
1- 2’ 
18 -22’
5 - 7’
13 – 15’
4 – 6’
1- 2’ 
1- 2’ 
1- 2’ 
HS tập hợp thành 2 hàng.
 
€ € € € € € €
€ € € € € € €
HS chơi trò chơi “ Chim về tổ” 
HS chơi trò chơi theo đội hình hàng dọc
Nhóm trưởng điều khiển.
 
€  
€ € €
€ € €
€ € €
€ € €
 € €
€ € € € € €
HS thực hành theo sự chỉ đạo của GV
HS tập hợp đội hình hàng ngang.
 
 € € € € € € €
€ € € € € € €
THỂ DỤC
TIẾT 29:ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
 TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
 I-MỤC TIÊU:
-Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. 
 - Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng.
-Trò chơi “Thỏ nhảy”. 
 - Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐL
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập. 
Trò chơi: GV tự chọn. 
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung.
Ôn bài thể dục phát triển chung : 2-3 lần, mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp. 
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. 
GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
b. Trò chơi: Thỏ nhảy. 
GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. 
Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi.
GV quan sát, nhận xét biểu dương HS.
3. Phần kết thúc: 
Đứng tại chỗ vỗ tay hát. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
Dặn dò: Ôn tập ở nhà để chuẩn bị kiểm tra.
6 –10’
1- 2’ 
1- 2’ 
1- 2’ 
18 -22’
13 – 15’
5 - 7’
4 – 6’
1- 2’ 
1- 2’ 
1- 2’ 
HS tập hợp thành 4 hàng ngang.

€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
HS chơi trò chơi mà mình thích
HS thực hành - Nhóm trưởng điều khiển.
 
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
HS chơi theo đội hình hàng dọc
HS tập hợp theo đội hình hàng ngang

€ € € € €
€ € € € €
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ TUẦN 14
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 14, đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 15
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước chấn chỉnh lại nề nếp lớp, tác phong học tập
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT:
 1/ Điểm lại tình hình tuần 14
 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần
 * GV nhận xét chung
Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.
Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.
Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
Tham gia đầy đủ phong trào “ Nghĩa tình biên giới” và câu lạc bộ “ Ông kể cháu nghe”
 Chấp hành tốt an toàn giao thông
 * Một số tồn tại:
Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập môn Kĩ thuật (Thu, Dét, Hằng)
Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học (D. Khang, Tuấn, Công, Trang)
Về vệ sinh cá nhân , một số em chưagọn gàng,sạch sẽ.
 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau
 2/ Kế hoạch tuần 15
Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập,nề nếp truy bài đầu giờ 
Nhắc HS rèn chữ viết , giữ sách vở, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ki_thuat_the_duc_dao_duc_lop_4_tuan_14_dang_thi.doc
Giáo án liên quan