Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 24 - Đặng Thị Hồng Anh

3. Bài mới:

 Giới thiệu:

Hoạt động1: Hoạt động cả lớp

- GV gắn lên bảng băng thời gian vàyêu cầu HS ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian

- GV phát phiếu học tập cho HS

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

- GV chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành bảng thống kê “ Các triều đại Việt Nam

- GV nhận xét, treo bảng thống kê đúng – yêu cầu 2HS đọc lại

Bài tập 2:

- Yêu cầu HS các nhóm dựa vào bảng thống kê kể những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong mỗi giai đoạn.

GV cùng HS theo dõi nhận xét.

Bài tập 3:

GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai nội dung

 GV cùng HS nhận xét – tuyên dương

4. Củng cố - Dặn dò:

- Tổng kết bài

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 24 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý dời đô ra Thăng Long. 
Năm 1075 - 1077: Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
Năm 1226: Nhà Trần thành lập.
Năm 1258 – 1288: kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
Năm 1400: Nhà Hồ thành lập.
Năm 1428: Chiến thắng Chi Lăng.
HS đọc câu hỏi nhớ lại kiến thức tiếp nối nhau kể trong nhóm 
Đại diện HS lên trình bày – HS cả lớp theo dõi – nhận xét
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 24: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết thành phố Cần Thơ:
Là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ.
Là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học.
2.Kĩ năng:
HS biết chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
Biết vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ
3.Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu về thành phố Cần Thơ.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ hành chính, công nghiệp, giao thông Việt Nam.
Bản đồ Cần Thơ.
Tranh ảnh về Cần Thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
2’
12’
13’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ trên bản đồ vị trí, giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh?
Nêu các đặc điểm về diện tích, dân số, kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh?
Kể tên các khu vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh?
GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Các em đã nghe nói đến Cần Thơ bao giờ chưa? Đây là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, đã từng được gọi là Tây Đô. Cần Thơ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo lược đồ đồng bằng Nam Bộ, bản đồ hành chính Việt Nam.
Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí và nêu tên các tỉnh tiếp giáp với thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có điều kiện thuận lợi gì trong việc giao lưu với các nước khác
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Thành phố Cần Thơ được thành lập từ năm nào?
GV treo bản đồ công nghiệp
Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
+ Dịch vụ, du lịch
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ?
GV mô tả thêm về sự trù phú của Cần Thơ & các hoạt động văn hoá của Cần Thơ.
GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4. Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập (ôn các bài từ bài 10 đến bài 18)
Hát 
3 HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
Cần Thơ gạo trắng nước trong
HS quan sát bản đồ, lược đồ và trả lời câu hỏi mục 1.
HS lên chỉ vị trí & nói về vị trí của - Thành phố Cần Thơ: bên sông Hậu, trung tâm đồng bằng Nam Bộ.
Thành phố Cần Thơ: Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Thành phố Cần Thơ ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ nhờ có vị trí thuận lợi nên dễ dàng giao lưu với trong nước và thế giới. 
HS xem bản đồ công nghiệp Việt Nam
Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 + Vị trí ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng Nam Bộ & với các tỉnh trong cả nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng Nam Bộ.
+ Trường ĐH Cần Thơ và các trường cao đẳng, các trung tâm dạy nghề đã góp phần đào tạo cho đồng bằng nhiều cán bộ khoa học giỏi, nhiều lao động có tay nghề cao.
+ Thành phố Cần Thơ có các khu vườn có nhiều loại cây trái của vùng nhiệt đới như nhãn, xoài, măng cụt, sầu riêng, vườn cò Bằng Lăng; chợ nổi trên sông. Phục vụ cho du lịch. 
+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bónphục vụ cho nông nghiệp.
2HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài.
HS trả lời – HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học
KHOA HỌC 
TIẾT 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 1) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Nêu ví cụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt
2. Thái độ 
HS ham tìm hiểu khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 94, 95
Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
10’
5’
Khởi động
Bài cũ: Bóng tối 
Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Mục tiêu: HS biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95
GV đi đến nhóm kiểm tra và giúp đỡ
GV có thể gợi ý câu 3: ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như hút nước, thoát hơi nước, hô hấp
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 95 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật 
Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt 
Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề: cây xanh không thể thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loại cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
GV nêu câu hỏi cho nhóm thảo luận:
Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồngđược chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động?
Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng
Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt
Kết luận của GV:
Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loại cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao
Củng cố – Dặn dò:
Cho biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật?
Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ánh sáng cần cho sự sống (tt)
HS trả lời
HS nhận xét 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, thảo luận các câu hỏi
Các nhóm làm việc, thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (mỗi nhóm chỉ trình bày một câu)
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 95 SGK 
HS lắng nghe
HS thảo luận các câu hỏi
Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau. Vì vậy có những loài cây chỉ sống ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, đó là những cây ưa sáng. Một số loài cây khác ưa sống ở nơi ít ánh sáng nên có thể sống được trong hang động. Một số loài cây không thích hợp với ánh sáng mạnh nên cần được che bớt nhờ bóng của cây khác
Những cây cho quả và hạt cần được chiếu ánh sáng nhiều. Khi trồng những loại cây đó, người ta phải chú ý đến những khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che khuất ánh sáng của cây kia.
Để tận dụng đất trồng và giúp cho các cây phát triển tốt, người ta thường trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng 
.
KHOA HỌC 
TIẾT 48: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 2) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể: nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật
2. Thái độ: 
- HS ham tìm hiểu các sự vật xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 96, 97
Một khăn tay sạch có thể bịt mắt
Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4
Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
2’
12’
14’
5’
Khởi độäng
Bài cũ : Aùnh sáng cần cho sự sống
Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Nhu cầu về ánh sáng của thực vật như thế nào? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Khởi động: Trước khi vào tiết học, GV cho HS chơi trò bịt mắt đoán số. Sau khi kết thúc trò chơi, GV hỏi:
Những bạn đóng vai người bị bịt mắt cảm thấy thế nào?
Các bạn bị bịt mắt có dễ dàng đoán được số không?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời so

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_24_dang_thi_h.doc
Giáo án liên quan