Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 21 - Đặng Thị Hồng Anh

3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài- ghi tựa bài

 b.Phát triển bài :

*Hoạt động1: Làm việc cả lớp:

 -GV giới thiệu khái quát về nhà Lê:

 + Tháng 4-1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt .Nhà Lê trải qua một số đời vua .Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) .

- Lê Lợi lên ngôi vua vào ngày, tháng, năm nào? Đặt tên nước là gì?

- Nhà Hậu Lê đã trải qua một số đời vua & đạt tới đỉnh cao rực rỡ nhất ở đời vua nào?

- GV nhận xét kết luận:

 *Hoạt động 2 : Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua

 -GV phát phiếu học tập cho HS .

 -GV tổ chức cho các nhóm dựa vào SGK ,thảo luận theo câu hỏi sau :

 +Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào ?Ai là người thành lập ?Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu ?

 +Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê ?

 +Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ?

 

doc9 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 21 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc tiếp chỉ huy quân đội
- Cho vẽ bản đồ đất nước gọi là bản đồ Hồng Đức và bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta
-Đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, tôn trọng quyền lợi và địa vị người phụ nữ.
HS trả lời _ HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
TIẾT 21: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
.MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
 -Học xong bài này HS biết :Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái,đánh bắt & nuôi nhiều thủy, hải sản nhất cả nước.
 2.Kĩ năng:
- HS biết nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên & nguyên nhân của nó.
Biết dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo, nói về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
Biết khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
-Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở ĐB Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
10’
9’
10’
5’
1’
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ 
-Nhà cửa của người dân ở ĐB Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 -Người dân ở ĐB Nam Bộ thường tổ chức lễ hội trong dịp nào? Lễ hội có những hoạt động gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 GV cho HS quan sát bản đồ nông nghiệp, kể tên các cây trồng ở ĐB Nam Bộ và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
 1/.Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
 Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp: 
 GV cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, cho biết :
 -ĐB Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
 -Lúa gạo, trái cây ở ĐB Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
 GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm: 
 -GV cho HS dựa vào tranh, ảnh trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên các loại trái cây ở ĐB Nam Bộ .
 +Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở ĐB Nam Bộ .
 GV nhận xét và mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của ĐB Nam Bộ . 
 ĐB Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ ĐB này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới.
 2/.Nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước:
 GV giải thích từ thủy sản, hải sản .
 Hoạt động 3: Hoạt động nhóm: 
 GV cho HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 +Điều kiện nào làm cho ĐB Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy sản ?
 +Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây.
 +Thủy sản của ĐB được tiêu thụ ở đâu ?
 GV nhận xét và mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở ĐB này .
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài học trong khung. 
 -GV tổ chức cho HS điền mũi tên nối các ô của sơ đồ sau để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
Nhận xét tiết học.
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài tiết sau tiếp theo.
Hát 
HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát bản đồ .
-HS trả lời .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận và trả lời :
 +Xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, thanh long 
 +Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS lặp lại .
-HS thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
+Vùng biển có nhiều cá,tôm và các hải sản khác,mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Cá tra, cá ba sa, tôm
+Thủy sản của ĐB được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc bài .
-HS lên điền vào bảng.
Đồng bằng lớn nhất
Đất đai màu mỡ 
Vựa lúa,vựa trái cây lớn nhất cảnước
Khí hậu nóng ẩm,nguồn nước dồi dào.
Người dân cần cù lao động.
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC 
TIẾT 41: ÂM THANH 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
 1. Kiến thức – Kĩ năng: 
Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
Biết và thực hiện các cách khác để làm cho vật phát ra âm thanh.
Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh sự liên hệ giữa sự rung động và sự phát ra âm thanh.
 2. Thái độ: 
 - HS thích tìm hiểu các hiện tượng xung quanh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm:
	+Vỏ lon, thước, vài hòn sỏi.
	+Trống nhỏ, một ít giấy vụn.
	+Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược
	+Đài và băng cát-sét ghi âm thanh một số loại vật, sấm sét, máy móc(nếu có ).
-Chuẩn bị chung:đàn ghi-ta.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
5’
1’
5’
9’
9’
8’
2’
1’
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
- Em làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Gia đình và mọi người ở địa phương em đã bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào?
- GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới:
a) GV giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b/ Phát triển:
 Hoạt động 1:Tìm hiểu các âm thanh xung quanh 
Mục tiêu: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
Cách tiến hành: Làm việc cá nhân.
-Em biết những âm thanh nào?
-Trong những âm thanh các em vừa nêu, âm thanh nào do con người tạo ra? 
- Những âm thanh nào thường nghe vào buổi sáng sớm; buổi tối?
Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh 
Mục tiêu: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để cho vật phát ra âm thanh.
Cách tiến hành: Thực hành theo cặp. 
-Yêu cầu HS tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho ở hình 2 trang 82 SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận về cách phát ra âm thanh.
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3:Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh 
Mục tiêu: HS tìm hiểu nguyên nhân vật phát ra âm thanh.
Cách tiến hành: Thực hành theo nhóm.
- GV nêu: Ta thấy âm thanh phát ra rừ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm gõ trống theo hướng dẫn trang 83 SGK. 
-Vậy giữa âm thanh và sự rung của mặt trống có quan hệ thế nào?
-Yêu cầu HS quan sát vài VD khác về vật rung động tạo ra âm thanh như: dây thun, dây đàn
-Yêu cầu HS để tay vào yết hầu và nói. Khi nói tay cảm thấy gì?Tại sao?
-Vậy âm thanh do đâu mà có?
GV nhận xét – kết luận chung:
Hoạt động 4: Trò chơi “Tiếng gì,ở phía nào thế?”
Mục tiêu: Phát triển thính giác (khả năng phân biệt được các âm thanh khác nhau, định hướng nơi phát ra âm thanh)
Cách tiến hành:
 GV chia học sinh làm 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt gây ra 1 âm thanh và nhóm kia ghi lại xem do vật gì tạo ra, sau 3 phút nhóm nào ghi đúng nhiều hơn sẽ thắng.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu các nhóm phát hiện ra âm thanh truyền đến từ hướng nào
4. Củng cố:
- Âm thanh do đâu mà có?
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:Học bài, chuẩn bị bài : “Sự lan truyền âm thanh”
Hát 
 2HS lên bảng trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung
-Những âm thanh embiết:tiếng nhạc, tiếng nói, tiếng va chạm, gà gáy, còi xe, 
- HS nêu – HS khác bổ sung
Từng cặp HS thực hành và trình bày.
- Cho sỏi vào ống và lắc; gõ sỏi hay thước vào ống; cọ hai viên sỏi vào nhau, gõ thước vào sỏi, . . 
-Gõ trống và thảo luận HS sẽ nhận ra:khi gõ trống thì những mảnh giấy vụn văng lên chứng tỏ mặt trống có rung; khi gõ mạnh hơn thì mặt trống rung rung mạnh hơn và kêu to hơn; khi đặt tay lên trống rồi gõ thì trống ít rung nên kêu nhỏ hơn..
-Mặt trống rung thì phát ra âm thanh
-Dây đàn đang rung thì phát ra âm thanh khi ta lấy tay ngăn lại thì dây không rung nữa và âm thanh cũng tắt.
-Để tay yết hầu và nói cảm nhận sự rung động của yết hầu (do dây thanh rung động)
-Âm thanh do các vật rung động phát ra.
2HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 83 SGK
- HS các nhóm thực hành theo sự hướng dẫn của GV và trình trước lớp.
HS cùng GV nhận xét.
HS nêu – HS khác nhận xét
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
TIẾT 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
1. Kiến thức – Kĩ năng: 
Nhận biết được tai ta nghe được những khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) tới tai.
Nêu ví dụ hay làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng. 
 2. Thái độ: 
 - HS thích tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 80, 81 SGK.
 -Chuẩn bị nhóm: 2 vỏ lon; vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây thun; một sợi dây mềm (gai, đồng); trống; đồng hồ; túi ni lông; chậu nước
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
3’ 
1’
7’
8’
7’
7’
5’
1’ 
Khởi động
Bài cũ: Âm thanh
Khi nào vật phát ra âm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_21_dang_thi_h.doc
Giáo án liên quan