Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 19 - Đặng Thị Hồng Anh

3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Nhưng đáng tiếc, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng, đời sống nông dân cực khổ. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay

 b.Phát triển bài:

 * Hoạt động1: Thảo luận nhóm

 GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung của phiếu:

 Vào giữa thế kỉ XIV :

+Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?

+Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?

 +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?

 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?

 +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?

 -GV nhận xét,kết luận .

 -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.

 *Hoạt động 2: Làm việc cả lớp :

 -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi

 +Hồ Quý Ly là người như thế nào ?

 +Ông đã làm gì ?

+Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?

 -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 19 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø Trần để gánh vác giang sơn.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-3 HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi.
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 19: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
 -Học xong bài này HS biết :Chỉ vị trí ĐB Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
 2.Kĩ năng:
 -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ .
 3. Thái độ: 
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Bản đồ :Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
 -Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
10’
9’
10’
4’
2’
1.Khởi động:
2/ Bài cũ: Kiểm tra định cuối HKI
 - GV nhận xét chung về bài kiểm tra.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Trong những bài học trước các em đã tìm hiểu và khám phávề đồng bằng Bắc Bộ. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu và khám phá về đồng bằng Nam Bộ 
b.Phát triển bài : 
 1/.Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 *Hoạt động1: Làm việc cả lớp: 
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 +Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
 +Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
 +Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch .
 GV nhận xét, kết luận.
 2/.Mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt:
 *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân:
 GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
+Tìm và kể tên một số sông lớn,kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
 +Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 -GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Kông, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ .
 * Hoạt động3: Làm việc cá nhân 
 -Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi :
 +Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
 +Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì ?
 -GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ .
4.Củng cố : 
 -GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu , sông ngòi, đất đai .
 -Cho HS đọc phần bài học trong khung.
 - Nhận xét tiết học .
5.Dặn dò: 
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở đồng bằng Nam Bộ”.
Hát 
HS chú ý nghe
- Nằm ở phía nam nước ta, do sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp nên 
+Diện tích gấp khoảng 3 lần diện tích đồng bằng Bắc Bộ
+ Địa hình:nhiều kênh rạch,có một số vùng trũng ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+Đất đai : ngoài đất phù sa mỡ, còn có đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
+ 2HS lên bảng chỉ bản đồ
HS quan sát tranh , đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. 
- Sông Mê Kông, Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế , kênh Phụng Hiệp.
- Hệ thống sông ngòi chằng chịt
HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh để trả lời câu hỏi :
+ Nhờ có biển hồ ở Căm-pu-chia chứa nước vào mùa hè nên nước sông Mê- kông lên xuống điều hòa, nước lũ dâng cao từ từ, ít gây thiết hại về nhà cửa, cuộc sống của người dân.
+Qua mùa lũ bồi thêm một lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng , có tác dụng thau chua rửa mặn.
-HS so sánh - HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc bài .
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC 
TIẾT 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ? 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
 1. Kiến thức – Kĩ năng: 
-Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
-Giải thích tại sao có gió ?
-Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
 2. Thái độ: 
 - HS thích tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 74,75 SGK.
-Chong chóng (hs làm).
-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
	+Hộp đối lưu như mô tả trang 74 SGK.
	+Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
5’
1’
10’
9’
9’
4’
1’
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Không khí cần cho sự sống
- Gọi 2HS lên bảng TLCH
 - Không khí cần cho sự thở của con người, ĐV, TV như thế nào?
- Thành phần nào trong khong khí quan trọng nhất đối vối sự thở
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a) giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b/ Phát triển:
*/ Hoạt động 1:Chơi chong chóng
* Mục tiêu: Làm TN chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió
* Cách tiến hành
-Kiểm tra số chong chóng của HS .
-Cho HS ra sân chơi, các nhóm trưởng điều khiển các bạn. Vừa chơi vừa tìm hiểu xem:
+Khi nào chong chóng không quay?
+Khi nào chong chóng quay nhanh?
+Khi nào chong chóng quay chậm?
+Mỗi nhóm đứng thành 2 hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và đưa chong chóng ra trước mặt. Nhận xét xem chong chóng có quay không? Tại sao? (tuỳ vào thời tiết lúc đó)
+Nếu chong chóng không quay cả nhóm bàn xem làm thế nào để chong chóng quay?()
+Nhóm trưởng cử ra 2 bạn cầm chong chóng chạy: một chạy nhanh, một chạy chậm. Cả nhóm quan sát chong chóng nào quay nhanh hơn?
+Tìm hiểu xem nguyên nhân quay nhanh:
*Giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh chong chóng quay nhanh.
-Đại diện các nhóm báo cáo, chong chóng nào quay nhanh , chậmvà giải thích:
GV kết luận
Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió 
* Mục tiêu: HS giải thích được tại sao có gió
*Cách tiến hành:
-Chia nhóm, các nhóm báo cáo về đồ dùng thí nghệm.
-Yêu cầu HS đọc các mục Thực hành trang 74 SGK để biết cách làm.
+ Phần nào của hộp có không khí nóng? Phần nào của hộp có không khí lạnh ? tại sao?
+Yêu cầu quan sát hướng khói trả lời: Khói bay qua ống nào?
 GV nhận xét kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tựï nhiên 
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát và đọc mục “Bạn cần biết”trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
GV kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.
4.Củng cố:
- Trong cuộc sống người ta ứng dụng gió vào việc gì?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:Học bài, chuẩn bị bài : Gió nhẹ gió mạnh phòng chống bão.
Cả lớp hát 
- HS trả lời
-Mang số chong chóng đã được hướng dẫn làm ở nhà.
-HS ra sân chơi:
- Khi không có gió
- Khi gió thổi mạnh
- Khi gió thổi nhẹ
-HS làm theo nhóm
-Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn - Đại diện các nhóm trình bày.
*Do chong chóng tốt.
*Do bạn đó chạy nhanh?
+ Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay
HS các nhóm đọc mục Thực hành trang 74 SGK để biết cách làm và tiến hành làm thí nghiệm – Đại diện nhóm báo cáo
+Phần A của hộp có không khí nóng vì có ngọn nến cháy. Phần không khí ở ống B của hộp có không khí lạnh vì không có ngọn nến cháy.
+ Khói bay qua ống A.
HS nhận xét phần trình bày của bạn.
-Làm việc cá nhân và trao đổi theo cặp.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.
 + Ban ngày phần đất liền nóng hơn biển-> gió thổi từ biển vào. Ban đêm phần đất liền lạnh hơn biển -> gió thổi từ đất liền ra biển.
2HS đọc mục bạn cần biết trang 75 SGK
HS nêu
HS nhận xét tiết học
KHOA HỌC
TIẾT 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
1. Kiến thức – Kĩ năng: 
 -Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
 -Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão. 
 2. Thái độ: 
 - HS thích tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 76,77 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
Cấp gió
Tác động của cấp gió
Cấp 5, gió khá mạnh
Khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
Cấp 9, gió dữ( bão to)
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.
Cấp 0 không có gió
Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im.
Cấp 7, gió to ( bão )
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cay lớn đu đưa, người đi bộ ngoài đường sẽ khó khăn vì phải chống lại sức gió.
Cấp 2, gió nhẹ
Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấây có gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.
 - Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_19_dang_thi_h.doc